SỰ GIÁC NGỘ VĨ ĐẠI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 05 Tháng Hai 2015 01:51
- Viết bởi Super User
NS.TN Như Dung
Mắt Thế Tôn nhìn xa ngoài muôn dặm,
Lòng Thế Tôn như bể thẳm xanh màu,
Tay hiền từ đốt đuốc giữa đêm thâu,
Với pháp vũ đầy vàng châu cảm mến.
Cũng là một con người – nhưng là con người xuất cách vĩ đại, thường được tôn xưng là bậc Thế gian giải,… Phật, Thế Tôn.
Trong niềm tin bất tận vô ngôn, bình minh ngưỡng vọng vô biên, một vì sao sáng – tịch lặng – không lời.
Con mắt không thể tự thấy
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 15 Tháng một 2015 01:46
- Viết bởi Super User
Chân hiền tâm
Nói lược có ba duyên
Khi mắt thấy cảnh vật, theo Duy thức học, ngay đó có ba thứ đang hiện hành: Căn, trần và thức. Với nghiệp thức của con người, phải hội đủ ba thứ này thì mắt mới thấy được cảnh vật.
Mắt là căn.
Cảnh vật là sắc trần.
Thấy là thức.
Thức, nói trong các kinh thuộc hệ A-hàm, là nhãn thức.
Nhân quả trong việc tin phong thủy
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 05 Tháng một 2015 13:37
- Viết bởi Super User
Chân Chánh
Những gì tôi viết lên đây là những kinh nghiệm nhỏ trên bước đường tu hành. Kinh nghiệm trong tập thể, trong đời thường… Những kinh nghiệm ấn tượng giúp chúng tôi thấy mọi thứ không ra ngoài “ nhân quả”.
Bản thân tôi, gốc không phải là thiền sinh của Đạo tràng Chánh Phúc Đức mà là một Đạo tràng khác, cũng tu thiền theo Hòa Thượng Trúc Lâm Phượng Hoàng. Đạo tràng đó cũng có tên tuổi, nhưng do bất đồng cách lãnh đạo của chị huynh trưởng nên chúng tôi bỏ đi.
Khoa nghi sáu thời sám hối & Nghi thức sám hối và tụng giới
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 10 Tháng mười hai 2014 09:30
- Viết bởi Super User
Chân hiền Tâm
Thấy được lợi ích của việc sám hối: “Tẩy sạch bụi nhơ nơi thân tâm là do sám hối. Muốn tẩy sạch thân tâm mà không dùng sám hối, khác nào muốn tiện lợi qua lại mà chẳng dùng xe thuyền”. Cũng nhận ra nghiệp tạo là từ sáu căn mà vào: “Ngày thì căn va chạm, lưới nghiệp kéo lôi. Đêm thì mê ngủ che đậy, dây lười trói buộc. Ngày đêm dính mắc đâu không phải là chuốc lỗi gây thù…”. Vì lẽ đó, vua Trần Thái Tông, nhân lúc việc triều rảnh rỗi, xem qua kinh luận cùng các văn nghi lễ mà làm thành cuốn “Khoa nghi sáu thời lễ Phật sám hối”. Vì biết “văn rườm rà thì người lười không sám hối.Lời xa xôi thì dễ sinh nghi hoặc”[1] nên Sáu thời sám hối được soạn, văn thì ngắn gọn, ý lại gần gũi dễ nhận[2].
ĐỪNG MÊ THẦN THÔNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 17 Tháng mười một 2014 07:50
- Viết bởi Super User
Hư Vân – Hạnh Đoan dịch
Quý vị nên buông bỏ tất cả, thúc liễm thân tâm. Thân là gốc khổ. Tâm là nguồn tội. Bây giờ không nổ lực tu, thì đợi đến bao giờ? Phải biết thân người khó được. Xả bỏ vọng tưởng thì tâm như như. Nếu tinh tấn tu thì lo gì không có ngày cắt đứt sinh tử.
Nho gia nói : “ Từ thiên tử đến thế dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc”.
Bát Nhã Tâm Kinh diễn giải
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 05 Tháng mười một 2014 13:04
- Viết bởi Super User
Chân Hiền Tâm
Là Phật tử, thì gần như ai cũng biết qua Bát-nhã tâm kinh. Vì nó là bài kinh mà ai mới bước vào đạo đều có tụng qua nó. Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với kẻ tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
LÝ DUYÊN KHỞI và tính nhất quán trong giáo lý nhà Phật (tt)
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 19 Tháng mười 2014 11:04
- Viết bởi Super User
Chánh Tấn Tuệ
LÝ TÁNH KHÔNG - DUYÊN KHỞI TRONG GIÁO LÝ ĐẠI THỪA
Có người tìm đến Phật pháp không chỉ mong cầu lợi ích cho chính mình, mà còn mong cầu mang lại lợi ích cho những người khác, không chỉ mong cầu giác ngộ giải thoát cho chính mình mà còn mong cầu mang lại giác ngộ giải thoát cho tất cả chúng sinh. Vì những người này, đức Phật thuyết giảng giáo lý Đại thừa.
Đến đây, chúng ta cần làm quen các khái niệm sau:
Pháp, được dùng để chỉ cho mọi sự, mọi vật. Thánh, phàm, chân, vọng, tâm (tư tưởng, tình cảm), vật (từ các vật cực lớn như thiên hà vũ trụ, các vật trung bình như sông, núi… đến các vật cực bé như nguyên tử, hạt hạ nguyên tử…) v.v… mỗi mỗi đều là pháp.
100 PHÁP
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 08 Tháng mười 2014 01:24
- Viết bởi Super User
Chánh tấn Tuệ
Luận Đại thừa 100 pháp là phần Duy Thức học của Đại Thừa. Duy Thức của Tiểu Thừa chỉ có 75 pháp. Vì Tiểu thừa chỉ học có 6 thức, thành khai triển hết mức cũng chỉ ra 75 pháp. Còn Đại Thừa học đủ 8 thức, thành phần khai triển có đến 100 pháp.
Vì sao trong nhà Phật dùng 100 pháp? Vì đối với nhà Phật, số viên mãn là số 10. Các tôn giáo khác thường dùng số 7 và cho đó là viên mãn. Đối với nhà Phật là số 10.
NGHĨ VỀ HOẰNG PHÁP QUA PHƯƠNG TIỆN PHẬT GIÁO TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 26 Tháng chín 2014 23:55
- Viết bởi Super User
Thích Hạnh Chơn
LTS: Việc truyền bá Phật giáo luôn là một sứ mệnh thiêng liêng nhưng cũng đầy cam go đối với người đệ tử Phật. Lịch sử truyền bá Phật giáo cho thấy, sự du nhập của Phật giáo vào mỗi xứ sở đều luôn chịu sự tác động của nền văn hóa bản địa. Việc dung hòa một số tập quán-tín ngưỡng của mỗi xứ sở vào trong Phật giáo, để từ đó giáo pháp Phật giáo dễ dàng được tiếp nhận hơn là điều những người truyền đạo xưa nay từng làm. Để Phật giáo được phổ truyền sâu rộng, người hoằng đạo đã biết khéo léo sử dụng những phương tiện khác nhau nhằm cho quần chúng có thể tiếp cận được với giáo lý Phật giáo theo một cách tốt nhất.
LÝ DUYÊN KHỞI và tính nhất quán trong giáo lý nhà Phật
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 15 Tháng chín 2014 08:25
- Viết bởi Super User
Chánh Tấn Tuệ
Người học Phật thường phải đối mặt với một khó khăn chung. Đó là giáo lý nhà Phật với hơn 5000 bộ kinh, là một hệ thống giáo lý đồ sộ, vừa đa dạng lại vừa thâm sâu phức tạp. Điều này đã làm cho nhiều người thấy choáng ngợp. Không biết phải bắt đầu từ đâu, theo trình tự nào để hiểu được kinh luận. Chính những khó khăn này đã khiến một số người cho rằng: Giáo lý nhà Phật thiếu tính nhất quán. Thậm chí, còn chứa nhiều mâu thuẫn.
TRÚC NAN ĐỀ - VỊ CƯ SĨ DỊCH KINH VÀ HỘ GIỚI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 09 Tháng chín 2014 10:55
- Viết bởi Super User
CHÚC PHÚ
Trúc Nan Đề (Nandi) vốn người Ấn Độ, là chủ tàu buôn thường qua lại giữa Tích Lan và Trung Hoa. Niên đại ông đến Trung Hoa được ghi nhận vào năm Nguyên Gia thứ sáu (429). Ông là một Phật tử có tâm đạo thuần thành, tinh thông Hán ngữ. Đóng góp của ông tuy không nhiều, nhưng những tác phẩm do ông phiên dịch và những Phật sự mà ông đã làm, là những cơ sở quan trọng, minh chứng cho sự giao lưu giữa Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo Tích Lan trong thế kỷ thứ V Tây lịch.