headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 04/12/2024 - Ngày 4 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Hoài niệm về THẦY CHƠN KHÔNG VÀ THIỀN VIỆN BÁT NHÃ

hoainiemchonkhongNT. Thích Nữ Như Lý

Tin Thầy sẽ xuống núi. Con thoáng buồn và xót xa. Con vẫn biết Thầy về Thường Chiếu là chúng con được gần Thầy hơn, nhưng con mãi hồi tưởng về núi cũ. Từ bao giờ cho đến bây giờ, những lao nhọc về tâm trí và sức lực của Thầy đã gầy dựng nên, từ những viên đá tảng cho đến những mảnh gạch vụn là cả một sự góp nhặt lâu dài. Thầy đã vì đàn hậu sinh nên Thầy không nề lao nhọc trong ngót mười bảy năm vừa qua. Thầy là một bậc từ phụ, nuôi nấng dạy dỗ đàn con thơ dại trên bước đường tu tập. Thầy thường suy xét để tạo phương tiện cho chúng con yên ổn tu học. Thầy đã thành lập Tổ hợp tương tại Tu viện, đã vun xới cho vườn cây thêm xanh tốt, mỗi lần nhớ đến, con không khỏi xúc động, ân đức này không bút mực nào tả hết được. Núi cao biển rộng cũng không thể sánh bằng.

Xem tiếp...

Thầy VÀ CHƠN KHÔNG

nitruongthuannhatNT. Thích Nữ Thuần Nhất

Thầy! Vị Ân sư khả kính, một bậc chân tu, cuộc đời Người trải mình cho đạo pháp, cho chúng sinh không nề lao nhọc. Chơn Không! với núi rừng đầy đạo vị, bao hình ảnh thân thương của thời khai sơn nhọc nhằn mà đậm tình thầy trò huynh đệ. Với duyên sâu dày nên cuộc đời tôi luôn gắn bó với Thầy từ những ngày đầu dựng Pháp Lạc Thất, hình ảnh Thầy đã thấm sâu trong từng tế bào và hơi thở của tôi.

Xem tiếp...

Ngày Tháng VỌNG CẦU

nisutuedangNT. Thích Nữ Tuệ Đăng

Mấy dãy hành lang dài quá quen thuộc tôi đã đi qua biết bao nhiêu lần, cùng đi với người bạn rất thân khi hai đứa còn học chung với nhau, hoặc một mình trong buổi trưa vắng lặng, lúc cả phòng học đều đóng kín, chỉ còn rải rác trên nền gạch hoa mấy tờ giấy học trò. Dưới sân trường lơ thơ một vài bóng người vội vả phóng xe; những tà áo dài quấn quít, hai ba nếp áo nhật bình cũng vội vàng bay trong nắng và bụi cay của thành phố. Sao mọi người đều vội vàng, đều chạy đua hăm hở sau những giờ phút buông mình trong đám trí thức mênh mông của nhà trường, sao ai ai cũng bị cái sống bên ngoài chi phối cùng cực ?

Xem tiếp...

CHƠN KHÔNG Mãi Trong Tôi

chonkhongnhomaiNT. Thích Nữ Thuần Trí

Có những khung cảnh, những sự việc, những khuôn mặt nào đó đến trong cuộc đời, dù trải qua tháng năm dài vẫn để lại trong ta một nỗi hoài cảm sâu xa tận đáy lòng.

Tôi làm sao quên được khung trời Chơn Không, Bát Nhã khoảng năm 1975.

Xem tiếp...

NGUYỆN ĐỀN Ơn Tái Sanh

nisuthuantinNT. Thích Nữ Thuần Tín

1. Thầy hiện thân Bồ Tát
    Quên mình vì nhân sanh
    Cuối hai mươi thế kỷ
    Thầy khôi phục Thiền tông
            Chơn Không bặt dấu vết
            Thường Chiếu nở tâm hoa
            Nguồn Tào khai thông mạch
            Nhuần thắm khắp gần xa

Xem tiếp...

Hoài Niệm CHƠN KHÔNG

nisuthuangiacNT. Thích Nữ Thuần Giác

Nhớ lại năm ấy, vào niên học thứ 3 ở Vạn Hạnh, Thầy Giác Thanh bỏ học nữa chừng để ra Vũng Tàu theo Thượng toạ Thanh Từ tu thiền. Thỉnh thoảng Thầy giới thiệu với bạn bè về khóa tu thiền này. Thầy nhắn Thuần Hạnh rủ tôi ra Tu viện Chơn Không, vì Thầy biết tôi đang “tìm kiếm cái gì đó”, hiện tại không thích hợp với cách học để trở thành học giả tại đây. Tôi do dự nghĩ: bấy giờ có nhiều phong trào, không biết ngoài đó có phải là phong trào không, nên không sốt sắng đi. Tuy nhiên, tết năm ấy tôi cũng có dịp đi Vũng Tàu.

Xem tiếp...

Nhớ về Chơn Không

thoithienbatnha74Ni Sư Thích Nữ Như Đức

Đối với tôi Chơn Không là một nơi chốn có nhiều kỷ niệm khó quên, nhất là lúc tuổi trẻ nhìn đâu cũng thấy tươi mới lạ kỳ.

Năm 1968, lần đầu tiên leo núi để viếng thăm Thầy ở Pháp Lạc Thất, đúng là rừng rậm tre gai hoang sơ. Bò theo một con dốc đất đỏ, một bên là ngôi nhà tráng lệ của ông Ba Hạc, và một bên là lùm bụi mịt mù. Lúc ấy chưa có tên Chơn Không, nhưng trong lòng cảm khái giống như một chàng niên thiếu vạch cỏ đường rừng đi học đạo với bậc ẩn sĩ. Bậc ẩn sĩ đây là bậc thầy uy nghiêm một thời của các Phật học viện, phong cách mô phạm cao vòi vọi, tôi chỉ dám cung kính đứng xa. Nói đi học đạo để cho có vẻ “hợp thời trang”, lúc đó tôi còn chưa xuất gia.

Xem tiếp...

ÂN THẦY

anthayNT. Thích Nữ Như Tịnh

Nhớ lại lúc Thầy gởi chúng tôi vào Ni trường Dược Sư tu học, khi ấy Thầy đang đảm trách hai lớp Trung cấp, một ở Phật học viện Huệ Nghiêm và một ở Ni trường Dược Sư. Về mặt giáo dục Tăng ni, có thể nói Thầy đã góp sức rất  nhiều cho Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này. Mặc dù bận lo việc giáo dục và đào tạo Tăng ni không nhỏ, nhưng trong tâm Thầy vẫn luôn ôm ấp hoài bão được có thời gian chuyên tu thiền định, như chư Phật chư Tổ đã dạy. Vì thế, sau khi hai lớp Trung cấp mãn khóa, Thầy quyết tâm thực hiện hoài bão của mình.

Xem tiếp...

ANH TÚ VƯỜN THIỀN

htphuochaoTT. Thích Thông Thiền 

Vườn thượng uyển với những nét thiên nhiên hoang sơ, có những loài hoa được mọi người trân quý như: Hoa mai, hoa sen … Cũng thế, trong vườn thiền cũng có nhiều bậc anh tài được tượng trưng bởi các loài hoa trên.

Tính chịu đựng sương gió lạnh lẽo xong rồi mới trổ hoa của cội mai già, chính là tượng trưng cho tinh thần và khí tiết của người tu. Bậc tu hành chân chính là người nhẫn chịu được bao gian nan, khốn khổ của cuộc đời mới có thể viên thành đạo nghiệp. Hoa mai được thi nhân khen tặng là đứng đầu trăm hoa. Câu thơ vịnh hoa mai nổi tiếng của Lâm Hòa Tĩnh:

Xem tiếp...

Chuyện đuối nước

tvvienchieuHạnh Đoan

Tháng Năm- 1975 đoàn nữ tu sĩ chúng tôi rời núi Tương Kỳ dời xuống Long Thành, vào “đóng đô” trong khu rừng khỉ ho cò gáy mang tên “Thiền viện Viên Chiếu”...

Công việc bắt đầu vất vả hơn. Ngoài việc phá rừng khai hoang chúng tôi còn đối mặt với đặc sản nơi đây: Muỗi sốt rét hoành hành! Chúng tôi luân phiên ngã bệnh, luôn phải uống ký ninh ngừa sốt rét, người nào cũng xanh dờn, không khỏe.

Xem tiếp...

Nhà bếp Chơn Không có lý mầu !

nhabepchonkhongT.T Thích Thông Phương

Chơn Không thuở ấy, cuộc sống thật bình dị mà đầy đạo lý và ấm cúng tình Thầy trò. Nhà bếp nối liền với trai đường, cách một khoảng nhỏ làm kho phòng.

Buổi sáng chúng tôi ăn điểm tâm ngay tại nhà bếp luôn, nơi dãy bàn gỗ bên cạnh bếp nấu ăn. Buổi trưa mới dùng cơm ở trai đường phía trên.

Xem tiếp...