headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 25/11/2024 - Ngày 25 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TẮC 98: THIÊN BÌNH HÀNH CƯỚC

LỜI DẪN: “Một hạ lăng xăng tạo sắn bìm, tợ hồ cột được Ngũ Hồ tăng. Kim Cang kiếm báu ngay đầu chặt, mới hiểu từ lâu trăm bất năng.” Hãy nói thế nào là kiếm báu Kim Cang ? Nhìn lên lông mày, mời thử bày mũi nhọn xem ?

CÔNG ÁN: Hòa thượng Thiên Bình khi đi hành cước, đến tham vấn Tây Viện, tự thường nói: “Chớ nói hội Phật pháp, tìm người nói thoại cũng không có.” Một hôm, Tây Viện xa! Thiên Bình ra đi.

Tây Viện nói: Hãy ở lại đây qua hạ, sẽ cùng Thượng thấy gọi: Tùng Ỷ ! Thiên Bình ngưỡng đầu. Tây Viện nói: Lầm ! Thiên Bình đi hai ba bước. Tây Viện bảo: Lầm ! Thiên Bình lại gần. Tây Viện bảo: Vừa rồi hai cái lầm, là Tây Viện lầm, là Thượng tọa lầm ? Thiên Bình thưa: Tùng Ỷ lầm ! Tây Viện nói: Lầm! Thiên Bình ra đi. Tây Viện nói : Hãy ở lại đây qua hạ, sẽ cùng Thượng tọa thương lượng hai cái lầm này. Khi ấy Thiên Bình liền đi. Sau Thiên Bình trụ viện bảo chúng: Ta khi ban đầu đi hành cước bị gió nghiệp thổi đến chỗ Trưởng lão Tư Minh, liên tiếp hạ hai cái lầm, lại cầm ta qua hạ sẽ cùng ta thương lượng, ta chẳng nói khi ấy là lầm, cất bước đi phương Nam, ta sớm biết lầm rồi.

GIẢI THÍCH: Tư Minh trước tham vấn Đại Giác, sau kế thừa tiền Bảo Thọ. Một hôm hỏi: Khi đạp nát hóa thành đến thì thế nào ? Thọ đáp: Kiếm bén chẳng chém kẻ chết. Minh nói: Chém. Thọ liền đánh. Tư Minh mười lần nói chém. Bảo Thọ mười lần đánh, nói: Kẻ này chết gấp, đem cái thây chết chống lại đòn đau, bèn nạt đuổi ra. Khi ấy có vị Tăng thưa Bảo Thọ: Vị Tăng hỏi thoại vừa rồi rất có đạo lý, Hòa thượng nên phương tiện tiếp y. Bảo Thọ cũng đánh đuổi vị Tăng này ra. Hãy nói Bảo Thọ cũng đánh đuổi vị Tăng này là vì nói phải nói quấy, hay riêng có đạo lý, ý thế nào ? Về sau hai vị đều kế thừa Bảo Thọ. Một hôm Tư Minh ra yết kiến Nam Viện. Nam Viện hỏi: Ở đâu đến ? Tư Minh thưa: Hứa Châu đến. Nam Viện hỏi: Đem được gì đến ? Tư Minh thưa: Đem được con dao cạo tóc ở Giang Tây đến dâng Hòa thượng. Nam Viện hỏi: Đã từ Hứa Châu lại, tại sao có con dao cạo tóc ở Giang Tây ? Tư Minh nắm tay Nam Viện bấm một cái. Nam Viện bảo: Thị giả nhận lấy. Tư Minh lấy y phất một cái rồi đi. Nam Viện nói: A thích thích ! A thích thích ! Thiên Bình từng tham vấn Tiến Sơn chủ đến. Vì Sư đến các nơi tham được cái Thiền rau cải để trong bụng, đến nơi nào cũng khai đại khẩu nói ta hội thiền hội đạo, thường nói: “Chớ nói hội Phật pháp, tìm người nói thoại cũng không.” Phân hôi thúi huân người, chỉ quản tuôn cái khinh bạc. Vả như chư Phật chưa ra đời, Tổ sư chưa từ Ấn sang, trước khi chưa có vấn đáp, chưa có công án, lại có thiền đạo chăng ? Cổ nhân sự bất đắc dĩ đối cơ dạy bảo, người sau gọi là công án. Nhân Thế Tôn đưa cành hoa, ngài Ca-diếp cười chúm chím. Sau đến A-nan hỏi Ca-diếp: Thế Tôn ngoài truyền y Kim Lan, còn truyền pháp gì riêng chăng ? Ca-diếp gọi: A-nan ! A-nan ứng: Dạ ! Ca-diếp nói: Cây phướn trước cửa ngả. Nếu như trước khi chưa đưa cành hoa, A-nan chưa hỏi, chỗ nào được công án ? Chỉ quản bị các nơi dùng ấn bí đao ấn định, rồi nói ta hội Phật pháp kỳ đặc chớ bảo người biết. Thiên Bình chính như thế, bị Tây Viện kêu liên tiếp hai chữ lầm khiến phải sợ hãi kinh hoàng bối rối, trước chẳng đến thôn sau chẳng tới quán. Có người nói: Nói ý Tây sang sớm đã lầm rồi. Đâu chẳng biết chỗ rơi hai chữ lầm của Tây Viện. Các ông hãy nói rơi tại chỗ nào ? Vì thế nói: Kia tham câu sống chẳng tham câu chết. Thiên Bình ngưỡng đầu đã rơi hai rơi ba rồi. Tây Viện nói lầm, Sư lại không tiến được chỗ dùng hiện tại, chỉ nói ta trong bụng có thiền, chẳng cần người, lại đi hai ba bước. Tây Viện nói lầm, vẫn như xưa tối mù mịt. Thiên Bình đến gần, Tây Viện nói vừa rồi hai chữ lầm, là Tây Viện lầm hay Thượng tọa lầm ? Thiên Bình nói Tùng Ỷ lầm. Đáng tức cười không dính dáng. Đã là đầu thứ bảy thứ tám rồi vậy. Tây Viện bảo: Hãy ở lại đây qua hạ, cùng Thượng tọa thương lượng hai chữ lầm. Khi ấy Thiên Bình liền đi. Giống thì cũng giống, phải thì chưa phải, cũng chẳng nói Sư không phải, chỉ là tiến chẳng lên. Tuy nhiên như thế, cũng có chút ít hơi hám của Thiền tăng. Thiên Bình sau trụ viện bảo chúng: Ta buổi đầu đi hành cước bị gió nghiệp thổi đến chỗ Hòa Thượng Tư Minh bị liên tiếp hạ hai chữ lầm, lại lưu qua hạ cùng ta thương lượng, ta chẳng nói khi ấy là lầm. Ta cất bước phương Nam, sớm biết lầm rồi vậy. Gã này dầu nói tột, chỉ là rơi vào đầu thứ bảy thứ tám, trước sau không liên hệ. Như hiện nay có người nghe Sư nói, khi cất bước sang phương Nam, sớm biết  lầm rồi, liền suy nghĩ nói: Khi chưa đi hành cước không có nhiều Phật pháp thiền đạo, đến khi đi hành cước bị các nơi quở gạt. Chẳng bằng khi chưa đi hành cước, gọi đất là trời, gọi núi là nước, may thay không một việc. Nếu khởi kiến giải lưu tục thế ấy, sao chẳng mua một chiếc mũ đội cho tất cả để qua thời, có dùng được chỗ gì ? Phật pháp chẳng phải đạo lý này. Nếu luận việc này há có nhiều thứ sắn bìm. Nếu ông nói tôi hội, kia chẳng hội, là gánh một gánh thiền chạy quanh khắp thiên hạ, bị người mắt sáng khám phá, một điểm sử dụng cũng không được, Tuyết Đậu chính như thế tụng ra:

TỤNG:      Thiền gia lưu, ái khinh bạc

                Mãn đổ tham lai dụng bất trước

                Kham bi kham tiếu Thiên Bình lão

                Khước vị đương sơ hối hành cước.

               Thố ! Thố !

               Tây Viện thanh phong đốn tiêu thước.

DỊCH:      Dòng thiền gia, thích đơn sơ

               Đầy bụng tham rồi dùng chẳng được

               Đáng thương, đáng cười lão Thiên Bình

               Lại bảo ban sơ hối hành cước.

               Lầm ! Lầm !

               Tây Viện gió lành thổi tiêu sạch.

Lại nói: Chợt có Thiền tăng ra nói lầm. Tuyết Đậu lầm đâu giống Thiên Bình lầm.

GIẢI TỤNG: Hai câu “dòng thiền gia, thích đơn sơ, đầy bụng tham rồi dùng chẳng được”, gã này hiểu thì hiểu chỉ là dùng chẳng được. Bình thường mắt nhìn trời mây nói kia hội nhiều ít thiền, đến khi gặp lò lửa vừa đốt thì một điểm sử dụng cũng không được. Ngũ Tổ tiên sư nói: “Có một nhóm người tham thiền giống như giả bánh dầy trong bình lưu-ly, xoay lăn không được, trút ra chẳng ra, chạm đến thì bể. Nếu cần chỗ linh động, chỉ tham được cái thiền vỏ rách, đi thẳng lên núi cao vạch ra cũng không bể không hư.” Cổ nhân nói: “Giả sử trước lời nói tiến được, vẫn là kẹt vỏ dính niêm, dù cho dưới câu tinh thông, chưa khỏi chạm đường thấy loạn.” Hai câu “đáng thương đáng cười lão Thiên Bình, lại bảo ban sơ hối hành cước”, Tuyết Đậu nói đáng thương Sư đối người nói chẳng ra, đáng cười Sư hiểu một thứ thiền da bụng, lại dùng chút ít chẳng được. “Lầm ! Lầm !” Hai cái lầm này, có người nói Thiên Bình chẳng hội là lầm. Lại có người nói: Không lời nói ấy là lầm. Có dính dáng gì ? Đâu chẳng biết hai cái lầm này như chọi đá nháng lửa, tợ làn điện chớp, là chỗ hành lý của người hướng thượng. Như cầm kiếm chém người, phải chặt ngay cổ người thì mạng căn mới chết. Nếu nhằm trên kiếm bén này đi được, liền bảy dọc tám ngang. Nếu hiểu hai cái lầm, có thể thấy “Tây Viện gió lành thổi tiêu sạch”. Tuyết Đậu thượng đường cử thoại đầu này rồi, ý nói lầm. Tôi hỏi ông cái lầm của Tuyết Đậu có giống cái lầm của Thiên Bình chăng ? Hãy tham ba mươi năm.

[ Quay lại ]