headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/11/2024 - Ngày 29 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

NGHI THỨC TỌA THIỀN - Thiền Thất Thường Lạc

HÔ THIỀN – APPEL A LA MEDITATION

luanhoi

ĐẦU HÔM 

Canh một nghiêm trang ngồi tịnh tu,

Tinh thần tịch chiếu đồng thái hư,

Muôn kiếp đến nay chẳng sanh diệt,

Đâu cần sanh diệt diệt gì ư ?

Gẫm xem các pháp đều như huyễn,

Bổn tánh tự không đâu dụng trừ,

Nếu biết tâm tánh không tướng mạo,

Lặng yên chẳng động tự như như.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

*   *   *

APPEL A LA MEDITATION à la tombée de la nuit

A la tombée de la nuit, l'on s'assoit solennellement en posture de méditation.

L'esprit silencieux et clair rayonne uniformément dans tout l'univers.

Depuis une multitude de kappa jusqu'à ce jour, il n'y a ni naissance ni mort.

De quelle destruction s'agit-il si l'on ne dépend pas du processus de formation et de destruction ?

Méditons sur la nature des dharma qui sont tous illusoires,

La nature profonde de l'esprit étant vacuité, où sont donc leur usage ou leur élimination ?

Si l'on saisit que l'esprit et sa nature n'ont pas de forme,

Silencieux et immobile, c'est ainsi que l'on demeure.

Mamo Śākyamuni Buddha.

*   *   *

BUỔI KHUYA 

Canh năm Bát Nhã chiếu vô biên,

Chẳng khởi một niệm khắp tam thiên,

Muốn thấy chân như tánh bình đẳng,

Dè dặt sanh tâm, trước mắt liền.

Lý diệu ảo huyền khôn lường được,

Dụng công đuổi bắt càng nhọc mình,

Nếu không một niệm mới thật tìm,

Có cố tâm tìm toàn chẳng biết.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

*  *  * 

APPEL A LA MEDITATION au lever du jour

Aux premières lueurs de l'aube, la sagesse de Prajῆā pāramitā  rayonne partout,
Sans aucune pensée émise, elle traverse les trois mondes célestes.
Pour reconnaitre que la nature de l'Ainsité est équanimité,
Il suffit de pacifier scrupuleusement le mental, elle transparait aussitôt devant soi.
Cette entité est si merveilleuse qu'elle parait insondable,
Si l'on s'efforce de la poursuivre, on en est pour sa peine.
Si l'on n'émet aucune pensée, c'est une véritable quête,
Alors que si nous la recherchons, nous sommes sûrs de ne jamais la reconnaitre.

Mamo Śākyamuni Buddha.

luanhoi

 

NGHI THỨC TỌA THIỀN

 

THIỀN TÔNG VIỆT NAM

BOUDDHISME THIỀN VIETNAMIEN
 

TÁN PHẬT
Ðại từ, đại bi thương chúng sanh,
Ðại hỷ, đại xả cứu hàm thức.
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

● Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)
● Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chánh pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)
● Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng, bậc Hiền thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)

ELOGE AU BOUDDHA

Namo Votre Honoré qui répand bonté aimante et compassion à tous les êtres vivants.
Namo Votre Honoré qui sauve avec joie et équanimité toutes les âmes.
Devant la splendeur et la solennité de votre Grâce, nous nous prosternons respectueusement devant Vous.
● Hommage solennel à tous les Buddha des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma.  (Une prosternation)
● Hommage solennel à tous les vrais Dharma des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma. (Une prosternation)
● Hommage solennel à tous les Sages de la Saṅgha des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma. (Une prosternation)

PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN
TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN

Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba la mật đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách. (1 chuông)

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. (1 chuông)

Này Xá Lợi Phất! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, cũng không có chứng đắc. (1 chuông)

Vì không có chỗ được, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba la mật đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: "Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha". (Niệm 3 lần)

PRATIQUE  DE LA MEDITATION ASSISE
PRAJÑĀPĀRAMITĀ HṚDAYA SŪTRA Soutra du Cœur de la Perfection de la Sagesse transcendante

Lorsque le Bodhisattva Avalokiteśvara excella dans la pratique profonde du Prajñāpāramitā, il reconnut la vacuité des cinq skandha et se libéra de toutes les souffrances.

● Sāriputra! La forme n’est pas différente de la vacuité, la vacuité n’est pas différente de la forme, la forme n’est que vacuité, la vacuité n’est que forme. Il en est de même pour les sensations, perceptions, formations mentales et la conscience.

● Sāriputra! Puisque tous les phénomènes sont la vacuité, ils sont ainsi non nés non morts, ni souillés ni purs, ni croissants ni décroissants. Aussi, dans la vacuité, n’apparaissent ni forme ni sensations ni perceptions ni formations mentales ni conscience, ni yeux ni oreilles ni nez ni langue ni corps ni mental, ni forme ni son ni odeur ni goût ni toucher ni objet mental, ni perception visuelle ni conscience, ni ignorance ni cessation de l’ignorance, pas de vieillesse et de mort ni extinction de la vieillesse et de la mort, ni souffrance ni origine de la souffrance, ni cessation de la souffrance ni noble sentier octuple, ni sagesse ni réalisation ultime.

Ainsi délivré de toute attache, le Bodhisattva demeure dans la sagesse du Prajñāpāramitā et son esprit se libère de tous les obstacles. Sans peur, il est détaché de toutes les perceptions erronées et atteint le Nirvāṇa. Tous les Buddha du passé, du présent et du futur qui s’appuient sur le Prajñāpāramitā, accèdent également à l’Eveil le plus élevé, le plus complet et le plus parfait. Sachez donc que le Prajñāpāramitā est le grand mantra, le mantra rayonnant de sagesse, le mantra suprême, le mantra inégalable capable de soulager toutes les souffrances. Ceci est la vérité authentique et non illusoire.

C’est pourquoi nous devons aussitôt proclamer le mantra de Prajñāpāramitā :
« Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi Svāhā ».
(A réciter trois fois)

TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,
Ân cần đầu cúi lễ Từ tôn.
Thềm thang Thập Địa nguyện sớm lên,
Chơn tâm Bồ đề không thối chuyển.

BA TỰ QUY Y

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sanh, hiểu thấu đại đạo, phát tâm vô thượng. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sanh, thâm nhập ba tạng, trí huệ như biển. (1 lạy)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sanh, quản lý đại chúng, tất cả không ngại. (1 lạy)

QUATRE VŒUX DE RÉALISATION SUPRÊME

Nous faisons vœu de venir en aide à tous les êtres.
Nous faisons vœu de contribuer à la cessation de toutes les souffrances.
Nous faisons vœu d’approfondir le sens ultime de tous les dharma.
Nous faisons vœu de réaliser la Voie suprême enseignée par Buddha.

DÉDICACE DES MÉRITES

Nous dédions nos mérites à la Saṅgha.
Nous nous prosternons tête baissée devant l’Honoré-du-monde.
Nous nous promettons de gravir toutes les marches des Dix Terres,
et de réaliser sans faille l’Esprit-Bouddhéité.

TROIS PRISES D’AUTO-REFUGE À SOI

●  En prenant auto-refuge dans la bouddhéité, nous prions pour que tous les êtres sensibles puissent comprendre la Voie et développer leur esprit suprême. (Une prosternation)
●  En prenant auto-refuge dans le Dharma, nous prions pour que tous les êtres sensibles puissent comprendre les trois corbeilles d’enseignement de Buddha et acquérir la sagesse aussi immense que la mer. (Une prosternation)
● En prenant auto-refuge dans la Saṅgha, nous prions pour que tous les êtres sensibles puissent servir les communautés sans avoir à craindre les obstacles encourus. (Une prosternation)
 

[ Quay lại ]