Phương Pháp Tọa Thiền
- Chi tiết
- Được đăng ngày 14 Tháng bẩy 2007
- Viết bởi nguyen
PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN
H.T THÍCH THANH TỪ
Hằng ngày khi chúng ta đối duyên xúc cảnh tâm ý dao động, từ sự dao động đó nên tâm không được khinh an. Cho nên tâm là đầu mối của sanh tử phiền não; và cũng là cội nguồn của Niết bàn.
Do đó Phật phương tiện chỉ dạy thiền định để nhiếp tâm chánh niệm.
Trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, chúng ta phải tập sống trong trạng thái tỉnh thức,hằng thắp sáng hiện hửu của mình trong mọi hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên đối với người sơ cơ, tọa thiền vẫn là một phương pháp thù thắng hơn các oai nghi kia.
Dụng Cụ Tọa Thiền
- Một bồ đoàn tròn, đường kính 2 tấc (20 cm), bề cao 2 tấc (20 cm), dồn gòn, khi ngồi xuống còn một tấc (10cm) là vừa.
- Một tọa cụ vuông 8 tấc để trải dưới, bồ đoàn để lên trên.
- Một khăn lông hoặc gối nhỏ dùng để chêm bên lòng bàn chân trũng.
Phương Pháp Tọa Thiền
Tọa thiền có ba giai đoạn: Nhập, Trụ, Xuất.
A. Nhập
Ðến giờ tọa thiền, trải tọa cụ ra, đặt bồ đoàn lên trên tọa cụ.
Ngồi lên bồ đoàn, xương cùng đúng giữa bồ đoàn, nghiêng qua nghiêng lại cho an ổn mới kéo chân ngồi.
Nếu ngồi bán già, kéo chân trái để lên chân phải hoặc ngược lại.
Nếu ngồi kiết già, chân trái kéo để lên đùi phải, chân phải để lên đùi trái, kéo sát vào thân.
|
Nới rộng dây lưng, cổ áo, sửa thân ngay thẳng.
Lấy bàn tay phải để lên bàn tay trái. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân,
Những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái vừa chạm nhau, nằm ngay chiều rún.
Nếu lòng bàn chân bên nào trũng.
Nên dùng khăn chêm vào cho bằng.
Cùi chỏ vừa ôm hông là được.
Chuyển động thân 3 lần, ban đầu mạnh, sau yếu dần.
Ngồi lưng thẳng vừa phải, đừng quá ưỡn cũng đừng để cong hoặc ẹo, đầu hơi cúi (lưng còng và đầu cúi dễ sanh hôn trầm) chiều chóp mũi ngay đầu ngón tay cái, hai trái tai đối xứng với bả vai, mắt mở 1/3, tầm nhìn không quá 6 tấc từ giao điểm giữa hai chân, gương mặt bình thản ngồi yên.
Dùng mũi hít vô cũng đừng mạnh, cũng đừng gấp, phải đều đều nhẹ nhẹ, tưởng như "Không khí trong sạch vô khắp châu thân làm cho những chỗ không thông theo hơi thở lưu thông", rồi há miệng thở ra sạch tưởng như "Phiền não, bệnh hoạn, cấu uế đều theo hơi thở ra ngoài." Thở như thế đến 3 lần cũng từ thô đến tế (từ mạnh rồi nhẹ dần). Thở xong ngậm miệng lại, môi và răng vừa khít lại, lưỡi để lên trên. Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều nhẹ nhẹ.
B. Trụ
Có ba phương pháp dành cho người sơ cơ:
1. Sổ tức quán
Sổ là đếm, tức là hơi thở, sổ tức quán là quán sát hơi thở ra vô, đếm từ một đến mười.
Có hai cách Quán Sổ Tức: Nhặt và Khoan.
* Nhặt: Hít hơi vô đếm một, thở hơi ra đếm hai... Lần lượt đến mười, rồi trở lại bắt đầu từ một.
* Khoan: Hít hơi vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai, lần lượt đến mười, rồi bắt đầu trở lại từ một. Cứ đếm như thế suốt thời gian tọa thiền.
Nếu trong lúc đếm từ một đến mười nữa chừng quên hoặc bị lộn số, ta bắt đầu trở lại từ một...
Sau một thời gian tu tập, hành giả đếm thuần thục không còn bị lộn số nữa thì ta bước qua giai đoạn tùy tức.
2. Tùy tức
"Tùy" là theo, "tức" là hơi thở. "Tùy tức" là theo dõi hơi thở. Hít hơi vô tới đâu là ta biết tới đó. Hơi thở ra đến đâu, ta cũng đều biết rõ.
Trong khi theo dõi hơi thở, nên dùng trí quán mạng sống trong hơi thở, thở ra mà không hít vào thì mạng sống không còn tồn tại. Hơi thở đã vô thường thì mạng sống của ta cũng mỏng manh giả tạm.
Khi theo hơi thở thuần thục rồi, hành giả bước sang giai đoạn tri vọng.
3. Tri vọng
Ðầu tiên, chúng ta theo dõi hơi thở ra vào an ổn đôi ba phút, buông hơi thở để tâm an tịnh, vừa có vọng khởi liền biết vọng không theo, vọng lặng thì tâm thanh tịnh. Vọng dấy liền biết có vọng, cứ thế cho đến vọng thưa dần và im bặt. Nếu mơ màng ngủ gục thì mở mắt sáng ra chấn chỉnh thân trang nghiêm lại.
Trong lúc tọa thiền nghe ngực nặng, tim hơi nhói là do ngồi thẳng quá nên rùn xuống một chút. Nghe nhức xương sống gần lưng quần, biết ngồi cong rồi, phải thẳng lên. Nếu nhức một bên vai, coi chừng hai vai không ngang nhau, một bên bị lệch xuống. Nếu nhức cả hai vai là do gồng hai tay, phải nới lỏng ra, toàn thân ở trong tư thế thư giản...
Toàn thân trong tư thế thư giản...
C. Xả thiền
Khi xả thiền, trước đọc bài nguyện hồi hướng:
"Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Ðệ tử và chúng sanh
Ðều trọn thành Phật đạo".
Kế đến, dùng mũi hít vào, dùng miệng thở ra ba hơi (từ nhẹ đến mạnh).
Hít vô tưởng như máu huyết theo hơi thở lưu thông khắp cơ thể. Thở ra tưởng như phiền não, bệnh hoạn, cấu uế theo hơi thở ra ngoài.
Ðộng hai bả vai mỗi bên lên xuống 5 lần.
Ðộng cái đầu cúi xuống ngước lên 5 lần.
Xoay đầu sang phải.
Xoay đầu sang trái mỗi bên 5 lần, rồi trở lại cúi ngước lên xuống 1 lần nữa cho quân bình.
Ðộng hai bàn tay co duỗi 5 lần.
Ðộng thân 7 lần, lần chót dời hai bàn tay úp lên 2 đầu gối, nhấn mạnh xuống.
Xoa mặt 20 - 30 lần.
Xoa hai lỗ tai 20 - 30 lần.
Xoa đầu 20 -30 lần.
Xoa sau gáy 20 -30 lần.
Xoa cổ 20 -30 lần.
Dùng bàn tay phải xoa từ vai xuống cánh tay.
Bàn tay trái xoa từ nách xuống bên hông, hai bên kết hợp xoa một lượt mổi bên 10 lần.
Lòng bàn tay phải đặt lên ngực, lưng bàn tay xoa lên lưng, hai tay kết hợp xoa một lượt (xoa ngang). Xoa ba điểm thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu 5 lần (ngực, bụng, bụng dưới).
Dùng hai bàn tay xoa thắt lưng.
Xoa mông.
Xoa đùi (xoa đùi tùy theo sự đau nhiều hay đau ít không có số lượng).
Xoa hai ngón tay giữa cho nóng
Áp vào mắt mổi bên 5 lần.
Một tay nắm đầu các ngón chân, một tay giơ cổ chân từ từ để nhẹ xuống.
Hai bàn tay cùng xoa mạnh lên xuống từ đùi đến bàn chân và xoa nóng 2 lòng bàn chân. Xoa bàn chân này xong rồi xoa bàn chân kia, xoa tùy thích không có số lượng.
Duỗi hai chân ra
Thân rướn về phía trước, các ngón tay vừa chạm đầu các ngón chân 5 lần.
Dời thân khỏi bồ đoàn, ngồi yên khoảng vài phút mới đứng dậy lạy Phật.
* Chú ý: Khi xả thiền mọi động tác xoa bóp đều phải ấn mạnh vào da, nhưng đừng thô ồn. Các động tác và hơi thở bắt đầu từ tế đến thô (nhẹ đến mạnh).
Thống nhất Phương Pháp Toạ Thiền do Hoà Thượng dạy tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt ngày 8.2.Kỹ Mão ( 25.03.1999)
Nghiệp Duyên
- Chi tiết
- Được đăng ngày 13 Tháng ba 2008
- Viết bởi nguyen
Ðề tài chúng tôi nói hôm nay là Nghiệp duyên, qua đó cho thấy người Việt Nam đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo đến tận xương tủy, chớ không phải hời hợt ngoài da.
Trước tiên, tôi giải nghĩa chữ "nghiệp". Như trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu:
Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
DỪNG TÂM SANH DIỆT
- Chi tiết
- Được đăng ngày 12 Tháng một 2008
- Viết bởi nguyen
Buổi sinh hoạt hôm nay, chúng tôi chọn đề tài dừng tâm sanh diệt. Nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
Tìm Chân Lý
- Chi tiết
- Được đăng ngày 12 Tháng mười một 2007
- Viết bởi nguyen
Hôm nay có một buổi nói chuyện bất thường. Nhân trong lúc ngồi tu tôi thấy thích thú, tôi muốn nói lại để tất cả ý thức việc tu hành của mình.
Buổi nói chuyện này đề tài là: Tìm chân lý.
Phật là tánh giác
- Chi tiết
- Được đăng ngày 06 Tháng một 2008
- Viết bởi nguyen
Hôm nay là ngày kỷ niệm Phật đản sinh lần thứ 2544, nhằm năm Canh Thìn, dương lịch là 2000. Như vậy đức Phật ra đời đến nay cách chúng ta 2544 năm, tại thành Ca-tỳ-la-vệ. Đức Phật thị hiện là một con người như mọi người, điều này khẳng định cho chúng ta biết ngài không phải là thần linh, thị hiện ở núi non kỳ dị. Ngài là một con người lịch sử, có cha có mẹ như chúng ta.