headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 20/11/2024 - Ngày 20 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

NGHI THỨC SÁM HỐI 6 CĂN - Thiền Thất Thường Lạc


THIỀN TÔNG VIỆT NAM

BOUDDHISME THIEN VIETNAMIEN

 

NGHI THỨC SÁM HỐI 6 CĂN

VÊPRES DU REPENTIR



KỆ NGUYỆN HƯƠNG

(Quỳ nguyện hương)
Trầm thủy, rừng thiền hương sực nức,
Chiên đàn vườn tuệ đã vun trồng.
Ðao giới vót thành hình non thẳm,
Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng.
Nam Mô Bồ Tát Hương cúng dường.
                       (Niệm 3 lần rồi đứng lên)

 

 

VÊPRES DU REPENTIR
OFFRANDE D’ENCENS

(Le chef de cérémonie se prosterne devant l’autel du Buddha et psalmodie l’offrande d’encens)
 
La forêt de la Méditation répand son parfum suave d’aquilaria.
Le parc de la Sagesse embaumé de bois de santal a été boisé depuis longtemps.
Le sabre de l’Ethique est affûté en forme de pic des montagnes.
Nous faisons vœu d’attiser sans cesse la flamme de notre cœur en signe d’offrande. 
Hommage respectueux aux Bodhisattva voués à l’offrande d’encens.   (Il récite trois fois l’hommage avant de se redresser)

 

luanhoi


KỆ HÔ TRỐNG

Ngày nay đã  qua,

Mạng sống giảm dần,

Như cá cạn nước,

Có gì là vui.

Đại chúng !

Phải siêng tinh tấn,

Cứu lửa cháy đầu,

Chỉ nhớ vô thường,

Chớ có buông lung.

Cung kính Bồ tát Thường Tinh Tấn. [3 lần]

 

APPEL AUX VÊPRES DU REPENTIR au roulement de tambour

La journée vient de passer,

La vie s’écourte progressivement,

Comme celle du poisson sombrant dans l’eau asséchée,

Il n’y a rien de réjouissant.

La Saṅgha doit s’appliquer avec persévérance,

Exactement comme pour éteindre le feu enflammé sur la tête.

Elle ne médite qu’à l’impermanence,

Et ne doit pas se laisser aller.

Hommage respectueux au Bodhisttva ‘Qui Est Assidûment Persévérant’.  [Réciter 3 fois]

* * *

KỆ HÔ CHUÔNG VÀ THÂU CHUÔNG

APPEL AUX VÊPRES DU REPENTIR aux sons de cloche

 

HÔ CHUÔNG

Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ,

Trí tuệ lớn, Bồ đề sanh.

Lìa địa ngục, thoát vô minh,

Nguyện thành Phật, độ chúng sanh.

Nam mô Giáo chủ cõi U Minh Bồ tát Địa Tạng Vương. [3 lần]


 L’APPEL DE CLOCHE

Aux sons de cloche,  les afflictions s’apaisent,

La sagesse grandit, le Bodhi s’éveille.

En quittant l’enfer et se délivrant de l’ignorance,

Tout pratiquant fait vœu de devenir Bouddha et d’aider ses semblables dans la quête de l’éveil.

Hommage solennel au Pontife de l’enfer, le Bodhisattva Ksitigarbha. [Réciter 3 fois]

luanhoi 

THÂU CHUÔNG

Hồi chuông đã mãn,

Nguyện cho chúng sanh,

Ra khỏi biển mê,

Lần lên bờ giác.

Nam mô Bồ tát Địa Tạng Vương hằng cứu khổ chúng sanh. [3 lần]

 

A LA FIN DE L’APPEL DE CLOCHE

Les tintements de cloche se terminent,

Tout pratiquant dédicace ses mérites  aux êtres sensibles,

De pouvoir se dégager de la mer de l’ignorance,

Et d’atteindre le rivage de l’éveil.

Hommage solennel au Bodhisattva Ksitigarbha qui ne cesse de secourir les êtres souffrants. [Réciter 3 fois].

 

luanhoi

 

TÁN PHẬT

Ðại từ, đại bi thương chúng sanh,
Ðại hỷ, đại xả cứu hàm thức.
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

● Chí tâm đảnh lễ : Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới.  (1 lạy) 
● Chí tâm đảnh lễ : Tất cả chánh pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới.  (1 lạy)
● Chí tâm đảnh lễ : Tất cả Tăng, bậc Hiền thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lạy)


 ELOGE AU BOUDDHA 

Namo Votre Honoré qui répand bonté aimante et compassion à tous les êtres vivants.
Namo Votre Honoré qui sauve avec joie et équanimité toutes les âmes.
Devant la splendeur et la solennité de votre Grâce, nous nous prosternons respectueusement devant Vous.

● Hommage solennel à tous les Buddha des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma.  (Une prosternation) 
● Hommage solennel à tous les vrais Dharma des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma. (Une prosternation) 
● Hommage solennel à tous les Sages de la Saṅgha des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma. (Une prosternation)

TÁN PHÁP

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chơn đức Thế Tôn. 
Quy kính Phật, Bồ Tát trên hội Bát Nhã. 

(Niệm 3 lần) 

ELOGE AU DHARMA 

Qu’il est inégalable, l’enseignement de l’Honoré profond et sublime,
Qu’il nous est difficile de le rencontrer durant les myriades des ères cosmiques.
Maintenant ayant pris connaissance de son importance, nous nous promettons d’en prendre soin,
et nous nous engageons, O l’Honoré, de bien comprendre la vraie signification du Dharma. 
Hommage respectueux aux Buddha et Bodhisattva siégeant à l’assemblée de la Grande Perfection de Sagesse.  (A réciter trois fois)

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN


Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba la mật đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.  (1 chuông)

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.  (1 chuông)

Này Xá Lợi Phất! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, cũng không có chứng đắc.  (1 chuông)

Vì không có chỗ được, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba la mật đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: "Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha". 

(Niệm 3 lần)

 
PRAJÑĀPĀRAMITĀ  HṚDAYA SŪTRA

 


Soutra du Cœur de la Perfection de la Sagesse transcendante


Lorsque le Bodhisattva Avalokiteśvara se fut engagé profondément dans la pratique du Prajñāpāramitā, il réalisa que la véritable nature des cinq agrégats/Skandha est la vacuité et parvint à se libérer de toutes les souffrances.

 O Sāriputra! La forme n’est pas différente de la vacuité, la vacuité n’est pas différente de la forme ; la forme n’est que vacuité, la vacuité n’est que forme. Il en est de même pour les sensations, perceptions, formations mentales et la conscience.

O Sāriputra! Puisque tous les Dharma sont la vacuité, ils sont ainsi non nés non morts, ni souillés ni purs, ni croissants ni décroissants. Aussi, dans la vacuité, n’apparaissent ni forme ni sensations ni perceptions ni formations mentales ni conscience, ni yeux ni oreilles ni nez ni langue ni corps physique ni psychisme, ni forme ni son ni odeur ni goût ni toucher ni objet mental, ni perception visuelle ni conscience, ni ignorance ni cessation de l’ignorance, pas de vieillesse et de mort ni extinction de la vieillesse et de la mort, ni souffrance ni origine de la souffrance, ni cessation de la souffrance ni noble sentier octuple, ni sagesse ni réalisation ultime.

Ainsi délivré de toute attache, le Bodhisattva demeure dans la sagesse du Prajñāpāramitā et son esprit se libère de tous les obstacles. Sans peur, il est détaché de toutes les perceptions erronées et atteint le Nirvāṇa. Tous les Buddha du passé, du présent et du futur qui s’appuient sur le Prajñāpāramitā, accèdent également à l’Eveil le plus élevé, le plus complet et le plus parfait.

Sachez donc que le Prajñāpāramitā est le grand dhāranī, le dhāranī rayonnant de sagesse, le dhāranī suprême, le dhāranī inégalable capable de soulager toutes les souffrances. Ceci est la vérité authentique et non illusoire. C’est pourquoi nous devons aussitôt proclamer le mantra de Prajñāpāramitā :  

« Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi Svāhā ».           (A réciter trois fois)

 


LỄ PHẬT VÀ TỔ

● Chí tâm đảnh lễ: Quá khứ Phật Tỳ Bà Thi.           
● Chí tâm đảnh lễ: Hiện tại Phật Thích Ca Mâu Ni.
● Chí tâm đảnh lễ: Vị lai Phật Di Lặc Tôn.              
  ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Đại Ca Diếp.                    
 ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư A Nan.                            
● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma.               
● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Khả.                        
● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Năng.                      
● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Trúc Lâm Ðại Ðầu Ðà.   
● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Pháp Loa.                     
● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huyền Quang.              
                               ● Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư vị Tổ sư Ấn Ðộ, Trung Hoa, Việt Nam.

 HOMMAGE AUX BUDDHA ET AUX PATRIARCHES

● Hommage respectueux au Buddha du passé Vipassi.              
● Hommage respectueux au Buddha du présent Śākyamuni.     
● Hommage respectueux au Buddha du futur Maitreya.            
● Hommage respectueux au Patriarche Mahā Kaśyapa.            
● Hommage respectueux au Patriarche Ānanda.                       
● Hommage respectueux au Patriarche Bodhi Dharma.             
● Hommage respectueux au Patriarche Hui K’o.                        
● Hommage respectueux au Patriarche Hui Neng.                     
● Hommage respectueux au Patriarche Trúc Lâm Đại Đầu Đà.  
● Hommage respectueux au Patriarche Pháp Loa.                     
● Hommage respectueux au Patriarche Huyền Quang.              
                                     ● Hommage respectueux à tous les Patriarches de l’Inde, de la Chine et du Vietnam.  

BÀI SÁM HỐI SÁU CĂN

(Quỳ tụng)
Chí tâm sám hối
Chúng con từ vô thủy kiếp đến nay,
Bỏ mất bản tâm không biết chánh đạo.
Rơi ba đường khổ, bởi sáu căn lầm;
Không sám lỗi trước, khó tránh lỗi sau.

VÊPRES DU REPENTIR
DES SIX SENS
 Avec toute notre sincérité, nous sommes mis au repentir.
Depuis la nuit de temps jusqu’à ce jour,
nous avons oublié notre propre nature et méconnu la Voie authentique.
Nous sommes entraînés dans les trois voies de la souffrance, et ceci est dû à l’égarement de nos six sens.
Sans repentir sur les erreurs du passé, il est difficile d’éviter celles du futur.

1.- Nghiệp căn Mắt là

Nhân ác xem kỹ, nghiệp thiện coi khinh,
Lầm nhận hoa giả, quên ngắm trăng thật.
Yêu ghét nổi dậy, đẹp xấu tranh dành,
Chợp mắt dối sanh, mờ đường chánh kiến.
Trắng qua xanh lại, tía phải vàng sai,
Nhìn lệch các thứ, nào khác kẻ mù.
Gặp người sắc đẹp, liếc trộm nhìn ngang,
Lòa mắt chưa sanh, bản lai diện mục.
Thấy ai giàu có, giương mắt mãi nhìn,
Gặp kẻ bần cùng, lờ đi chẳng đoái.
Người dưng chết chóc, nước mắt ráo khô,
Thân quyến qua đời, đầm đìa lệ máu.
 Hoặc đến Tam bảo, hoặc vào chùa chiền,
Gần tượng, thấy kinh mắt không thèm ngó.
Phòng Tăng, điện Phật gặp gỡ gái trai,
Mắt liếc mày đưa, đam mê sắc dục.
Không ngại Hộ pháp, chẳng sợ Long thần,
Trố mắt ham vui, đầu chưa từng cúi.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ðều từ mắt sanh, phải sa địa ngục.
Trải hằng sa kiếp, mới được làm người,
Dù được làm người, lại bị mù chột.

KARMA DES YEUX

En prenant en considération les viles actions et à la légère les actions justes, 
en prenant les scintillements du firmament pour de vraies fleurs et en oubliant de contempler la vraie lune,
amour et aversion se dressent, beauté et laideur se confondent.
En un clin d’œil, l’erreur naît de l’éloignement de la vue juste.
Blanc et bleu s’entremêlent, violet et jaune se mélangent.
La vision des choses deviennent erronée exactement comme si l’on était aveugle.

On ne quitte pas du regard une beauté physique ;
étant fasciné par elle, on ne reconnaît plus le vrai visage originel.
On observe les gens riches avec des regards envieux ;
on fait semblant de ne pas voir les pauvres.
On ne verse aucune larme à la mort d’autrui,
tandis que pour ses proches, on pleure à chaudes larmes.
Devant les Trois Joyaux ou à la pagode,
on ne daigne même pas contempler les statues ni lire les sūtra.
Filles et garçons se rencontrent dans le pagodon des moines ou devant l’autel de Buddha,
ils échangent des regards emplis de désirs sensuels.
Sans craindre les Protecteurs du Dharma ni les Dragons des pagodes,
ils s’adonnent aux plaisirs des yeux et n’inclinent jamais la tête en signe de respect.
De telles fautes innombrables et incommensurables,
provenant de la vue les entraîneront en enfer.
Après y être resté pendant des myriades de kalpa,
ils renaîtront au monde des humains avec le karma des yeux : la cécité.

2.- Nghiệp căn Tai là

Ghét nghe chánh pháp, thích lắng lời tà,
Mê mất gốc chơn, đuổi theo ngoại vọng.
Sáo đàn inh ỏi, Bảo khúc Long ngâm,
Văng vẳng mõ chuông,coi như ếch nhái.
Câu ví bài vè, bỗng nhiên để dạ,
Lời kinh câu kệ, không chút lắng tai.
Thoảng nghe khen hảo, khấp khởi mong cầu,
Biết rõ lời lành, đâu từng ưng nhận.
Vài ba bạn rượu, dăm bảy khách chơi,
Tán ngắn bàn dài, châu đầu nghe thích.
Hoặc gặp thầy bạn, dạy bảo đinh ninh,
Những điều hiếu trung, che tai bỏ mặc.
Hoặc nghe tiếng xuyến, bỗng nảy lòng dâm,
Nghe nửa câu kinh, liền như tai ngựa.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ðầy ắp bụi trần, kể sao cho xiết.
Sau khi mạng chung, rơi ba đường ác
Hết nghiệp thọ sanh, lại làm người điếc. 
 
KARMA DES OREILLES

On déteste écouter le Dharma authentique et on lui préfère les paroles viles.
On égare la vraie nature de son esprit et poursuit les sons illusoires.
Les sons tumultueux des instruments à corde et de flûte sont appréciés comme le chant du dragon,
les sons lointains de cloche et de crécelle sont déconsidérés comme les coassements des grenouilles.
Les chansons et poèmes sont spontanément mémorisés ;
tandis qu’on n’accorde aucune attention à la lecture des sūtra et des stances.
A peine entendu de prétendus compliments, on tressaille de joie.
Avec quelques amis buveurs ou avec des invités obligeants,
on se raconte des histoires dans lesquelles on se complait mutuellement.
En présence de maîtres ou de bons amis prodiguant de judicieux conseils sur la piété ou la fidélité, on se bouche les oreilles.
A peine a t-on entendu le tintement des bracelets, les désirs sensuels se réveillent,
mais on devient aussitôt sourd à l’écoute d’une demi phrase sacrée tout comme le cheval devenu insensible au sifflement du vent.
De telles fautes sont innombrables et incommensurables,
comparables aux grains de poussière que l’on ne peut pas compter.
Après la mort, on sera entraîné dans les trois voies inférieures ;
Après y avoir purgé son karma, on renaîtra en tant que sourd.

3.- Nghiệp căn Mũi là

Thường tham mùi lạ, trăm thứ ngạt ngào,
Chẳng thích chơn hương, năm phần thanh tịnh.
Lan xông xạ ướp, chỉ thích tìm tòi,
Giới định huân hương, chưa từng để mũi.
Trầm đàn thiêu đốt, đặt trước Phật đài,
Nghểnh cổ hít hơi, trộm hương phẩy khói.
Theo dõi hương trần, Long thần chẳng nể,
Chỉ thích mùi xằng, trọn không chán mỏi.
Mặt đào má hạnh, lôi kéo chẳng lìa,
Cây giác hoa tâm, xoay đi không đoái.
Hoặc ra phố chợ, hoặc vào bếp sau,
Thấy bẩn thèm ăn, ưa nhơ kiếm nuốt.  
   Chẳng ngại tanh hôi, không kiên hành tỏi,
Mê mãi không thôi, như lợn nằm ổ.
Hoặc chảy nước mũi, hoặc hỉ đàm vàng,
Bôi cột quẹt thềm, làm nhơ đất sạch.
Hoặc say nằm ngủ, điện Phật phòng Tăng,
Hai mũi thở hơi, xông kinh nhơ tượng.
Ngửi sen thành trộm, nghe mùi thành dâm,
Không biết không hay, đều do nghiệp mũi,
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Sau khi mạng chung, đọa ba đường khổ.
Trải ngàn muôn kiếp, mới được làm người,
Dù được làm người, quả báo bệnh mũi.
 
KARMA DU NEZ

Les gens ayant de karma du nez sont fréquemment attirés par le parfum pénétrant,
et négligent la vraie senteur des cinq encens d’offrande au Buddha.
Ils ne cherchent que des parfums extraits de l’orchidée ou du musc,
et n’ont jamais consenti à respirer les senteurs du bouquet de l’Ethique et de la Concentration du calme mental.
De l’encens brûlé sur l’autel de Buddha,
ils essayent d’inhaler le parfum et de rejeter la fumée.
Ils pourchassent le parfum de l’encens sans manifester le moindre égard envers les Dragons protecteurs.
Ils ne poursuivent qu’inlassablement des odeurs corrompues.
La beauté de visage et la fraîcheur du parfum les envoûtent,
Alors que devant l’arbre Bodhi et la fleur de l’Esprit, ils tournent résolument le dos.
Au marché ou à la cuisine,
Ils ne sont pas répugnés par les plats à l’aspect repoussant.
Ils ont un comportement olfactif semblable à celui des cochons reniflant les détritus.
Par les sécrétions aqueuses ou purulentes du nez,
ils salissent colonne et terrasse et polluent le sol.
Retrouvés endormis devant l’autel de Buddha et dans le pagodon des moines,
ils dégagent un souffle impur polluant sūtra et statues.
Ils ont un comportement de larron dans la façon de subtiliser le parfum du lotus. Une simple stimulation olfactive peut réveiller en eux le désir sexuel.
Par manque de discernement ou de méconnaissance, ils commettent des karma du nez.
De telles fautes sont innombrables et incommensurables ;
Après la mort, ils seront entraînés dans les trois voies de souffrance.
Des milliers de kalpa passeront avant de renaître dans le monde des humains.
Même étant né humain, on contracte le karma des affections nasales.

 
4.- Nghiệp căn Lưỡi là

Tham đủ mọi mùi, thích xét ngon dở,
Nếm hết các thứ, rõ biết béo gầy.
Sát sanh hại vật, nuôi dưỡng thân mình,
Quay rán cá chim, nấu hầm cầm thú.
Thịt tanh béo miệng, hành tỏi ruột xông.
Ăn rồi đòi nữa, nào thấy no lâu.
Hoặc đến đàn chay, cầu thần lễ Phật,
Cố cam bụng đói, đợi lúc tiệc xong.
Sáng sớm ăn chay, cơm ít nước nhiều,
Giống hệt người đau, gắng nuốt thuốc cháo.   
 Mắt đầy mỡ thịt, cười nói hân hoan,
Rượu chuốc cơm mời, nóng thay nguội đổi.
Bày tiệc đãi khách, cưới gả cho con,
Giết hại chúng sanh, vì ba tấc lưỡi.
Nói dối bày điều, thêu dệt bịa thêm,
Hai lưỡi bỗng sanh, ác khẩu dấy khởi.
Chửi mắng Tam bảo, nguyền rủa mẹ cha,
Khinh khi Hiền thánh, lừa dối mọi người.
Chê bai người khác, che dấu lỗi mình,
Bàn luận cổ kim, khen chê này nọ.
Khoe khoang giàu có, lăng nhục người nghèo,
Xua đuổi Tăng Ni, chửi mắng tôi tớ.
Lời dèm thuốc độc, nói khéo tiếng đàn,
Tô vẽ điều sai, nói không thành có.
Oán hờn nóng lạnh, phỉ nhổ non sông,
Tán dóc Tăng phòng, ba hoa điện Phật.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ví như cát bụi, đếm không thể cùng.    
Sau khi mạng chung, vào ngục Bạt thiệt
Cày sắt kéo dài, nước đồng rót mãi.
Quả báo hết rồi, muôn kiếp mới sanh,
Dù được làm người, lại bị câm bặt.

KARMA DE LA LANGUE

S’attacher à toutes les saveurs en les jugeant bonne ou mauvaise,
goûter tous les mets en les qualifiant de gras ou maigres,
tuer tous les animaux dans le seul but de nourrir sa propre personne ;
faire rôtir tout oiseau, frire tout poisson ou mijoter tout animal.
Les haleines fétides exhalent les odeurs d’oignon et de l’ail ;
On réclame toujours à manger et ne se sent jamais rassasié.
Lorsqu’on assiste à des repas offerts lors des fêtes religieuses,  
on s’abstient de déjeuner en supportant la faim jusqu’au bout.
Lors d’un repas végétarien, on boit plus qu’on ne mange,
exactement comme lorsqu’on est malade, on s’efforce d’avaler des bouillons ou des médicaments.
En revanche devant les plats carnés avec sauce, on devient jovial
en offrant du riz et en buvant du vin, tout en délaissant plat refroidi pour plat bien réchauffé.
On organise des festins pour le mariage de ses enfants,
en faisant tuer des animaux pour satisfaire sa gourmandise.
Paroles mensongères et tendancieuses, falsifiées et fallacieuses,
Double langage, violence verbale se faufilent.
On insulte les Trois Trésors, on injurie les parents,
on méprise les Sages, on trompe les gens,
on dédaigne les autres, on dissimule ses propres erreurs,
on critique sans fin les histoires anciennes ou contemporaines,
on vante ses richesses, on insulte les pauvres,
on congédie les moines, on réprimande les serviteurs.
Mauvaises langues contenant du poison ou des flatteries captieuses,
manipulation, fabrication de mensonges,
complainte même devant les phénomènes météorologiques, reniement de sa patrie,
bavardage dans le pagodon des moines, vantardise devant l’autel de Buddha.
De telles fautes innombrables et incommensurables,
semblables aux grains de poussière, sont incalculables.
A la mort on entrera en enfer, langue tiraillée et laminée par le fer, condamné à avaler du cuivre fondu.
Des milliers de kalpa passeront pour purger ses peines avant de renaître.
Même réincarné dans le monde des humains, on devient muet.

5.- Nghiệp căn Thân là

Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình,
Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp.
Chấp cho là thật, quên mất pháp thân,
Sanh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp:
a.- Nghiệp Sát Sanh là:
Luôn làm bạo ngược, chẳng khởi nhân từ,
Giết hại bốn loài, đâu biết một thể.
Lầm hại cố giết, tự làm dạy người,
Hoặc tìm thầy bùa, đem về ếm đối.
Hoặc làm thuốc độc, để hại sanh linh,
Chỉ cốt hại người, không hề thương vật.
Hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối,
Buông chài bủa lưới, huýt chó thả chim,
Thấy nghe tùy hỷ, niệm dấy tưởng làm,
Cử động vận hành, đều là tội lỗi.
b.- Nghiệp Trộm Cắp là:
Thấy tài bảo người, thầm khởi tâm tà,
Phá khóa cạy then, sờ bao mò túi.
Thấy của thường trụ, lòng dấy khởi tham,
Trộm của nhà chùa, không sợ Thần giận.
Không những vàng ngọc, mới mắc tội to,
Ngọn cỏ cây kim, đều thành nghiệp trộm.
c.- Nghiệp Tà Dâm là:
Lòng mê nhan sắc, mắt đắm phấn son,
Chẳng đoái liêm trinh, riêng sanh lòng dục.
Hoặc nơi đất Phật, chánh điện phòng Tăng,
Cư sĩ gái trai, đụng chạm đùa giỡn.
Tung hoa ném quả, đạp cẳng kề vai,
Khoét ngạch trèo tường, đều là dâm nghiệp.
Những tội như thế, vô lượng vô biên,
Ðến lúc mạng chung, đều vào địa ngục.
Gái nằm giường sắt, trai ôm cột đồng,
Muôn kiếp tái sanh, lại chịu tội báo.

KARMA DU CORPS

Spermatozoïde du père et ovule de la mère s’unissent pour donner naissance à un être.
Les cinq organes et les cent éléments se façonnent en une forme.
En considérant que ce corps est réel, on oublie son Corps-du-Dharma ;
Et on commet tuerie, vol, viol engendrant ainsi les trois karma. 

a.- KARMA DES ACTES DE TUER
Mener des actions cruelles et ne manifester aucune bonté,
tuer les quatre sortes d’êtres vivants en ignorant que tous ont la même nature profonde.
Commettre de meurtre avec ou sans préméditation, direct ou par personne interposée,
ou trouver un sorcier fabriquant des talismans exerçant des maléfices,
ou bien encore fabriquer des poisons pour nuire aux autres.
Le tout est de faire du mal aux êtres et de ne faire preuve d’aucune compassion envers les animaux.
Incendier les forêts, combler les ruisseaux,
capturer au filet les poissons, chasser les gibiers avec chiens et oiseaux de proie.
Voir, écouter et agir dès la première intention sans aucune prise de conscience ;
Les actions ainsi engendrées sont toutes des fautes commises. 
b.- KARMA DU VOL
A la vue des biens d’autrui surgissent les mauvaises intentions de voler,
de devenir des casseurs de serrures et portes ou des pickpockets.
A la vue des biens de communautés religieuses s’éveille
l’avidité de dérober les avoirs des pagodes sans craindre les génies protecteurs.
Non seulement le vol de l’or et des perles constitue une faute grave,
 mais le simple fait de subtiliser une aiguille ou une fleur engendrera aussi le karma du vol.
c.- KARMA DES INCONDUITES SEXUELLES
Le cœur happé par la beauté physique et les yeux charmés par un joli maquillage,
l
’irrévérence devant l’ordre moral (fidélité, chasteté,…) nous conduisent à des inconduites sexuelles.
Sur les lieux sacrés, au sanctuaire principal ou dans le pagodon des moines,
les laïcs et laïques flirtent avec folâtrerie,
et se lancent fleurs et fruits en finissant par se toucher mutuellement.
 Tout cela constitue les karma des inconduites sexuelles.
De telles fautes sont innombrables et incommensurables ;
A la mort, on sera entraîné en enfer.
Femmes ligotées au lit en fer rouge, hommes liés à la colonne de cuivre chauffé à blanc.
Des milliers de kalpa passeront avant de renaître dans le monde des humains avec les karma engendrés.

6.- Nghiệp căn Ý là

Nghĩ vơ, nghĩ vẩn, không lúc nào dừng,
Mắc mưu tình trần, kẹt tâm chấp tướng.
Như tầm kéo kén, càng buộc càng bền,
Như bướm lao đèn, tự thiêu tự đốt.
Hôn mê chẳng tỉnh, điên đảo dối sinh
Não loạn tâm thần, đều do ba độc.
a.- Tội keo tham là:
Âm mưu ghen ghét, keo cú vét vơ,
Mười vốn ngàn lời, còn cho chưa đủ.
Của chứa tợ sông, lòng như hũ chảy,
Rót vào lại hết, nên nói chưa đầy.
Tiền mục lúa hư, không cứu đói rét,
Lụa là chất đống, nào có giúp ai, 
 Ðược người mấy trăm, chưa cho là nhiều,
Mất mình một đồng, tưởng như hao lớn.
Trên từ châu báu, dưới đến tơ gai,
Kho đụn chất đầy, chưa từng bố thí.
Bao nhiêu sự việc, ngày tính đêm lo,
Khổ tứ lao thần, đều từ tham nghiệp.  
b.- Tội nóng giận là:
Do tham làm gốc, lửa giận tự thiêu,
Quắc mắt quát to, tiêu tan hòa khí.
Không riêng người tục, cả đến thầy tu,
Kinh luận tranh dành, cùng nhau công kích.
Chê cả sư trưởng, nhiếc đến mẹ cha,
Cỏ nhẫn héo vàng, lửa độc rực cháy.
Buông lời hại vật, cất tiếng hại người,
Không nhớ từ bi, chẳng theo luật cấm.
Bàn thiền tợ Thánh, trước cảnh như ngu,
Dù ở cửa Không, chưa thành vô ngã.
Như cây sanh lửa, lửa cháy đốt cây,
Những tội trên đây, đều do nghiệp giận. 
c.- Tội ngu si là:
Căn tánh đần độn, ý thức tối tăm,
Chẳng hiểu tôn ty, không phân thiện ác.
Chặt cây hại mạng, giết gấu gãy tay,
Mắng Phật chuốc ương, phun Trời ướt mặt.
Quên ơn quên đức, bội nghĩa bội nhân,
Không tỉnh không xét, đều do si nghiệp.
Những tội như thế, rất nặng rất sâu,
Ðến lúc mạng chung, rơi vào địa ngục.
Trải trăm ngàn kiếp, mới được thọ sanh,
Dù được thọ sanh, lại mắc ngu báo.
Nếu không sám hối, đâu được tiêu trừ,
Nay trước Phật đài, thành tâm sám hối .
  
KARMA DU MENTAL

Les pensées futiles foisonnent sans arrêt,
Le cœur est aveuglé par l’affect humain, l’esprit est lié aux phénomènes extérieurs,
tout comme le ver à soie, plus il tisse, plus le cocon devient épais, 
ou comme les noctuelles qui se grillent en se précipitant sur les lampes brûlantes.
D’illusion en illusion, on perd la lucidité,
le mental devient agité et le psychisme perturbé. Tout cela provient de trois poisons : 
a.- L’AVARICE ET LA CUPIDITÉ
Complot, jalousie, avarice, cupidité.
Dix au prix d’achat, mille de bénéfice : la cupidité demeure insatiable.
Le lit du fleuve est comblé de richesses tandis que le coeur ressemble à une jarre percée.
L’eau étant versée à l’intérieur fuit complètement ; il en résulte le sentiment d’être toujours vidé.
Les billets abandonnés se détériorent, les blés moisissent, sans qu’aucun secours ne soit porté à ceux qui ont faim et froid.
Les tissus de soie sont entassés en monticules sans jamais être offerts à personne.
Le gain des centaines de piastres est perçu comme insuffisant,
tandis que la perte d’une piastre est considérée comme un grand dommage.
Les objets de valeur comme les joyaux jusqu’aux choses banales comme le lin, sont entassés à profusion.
A aucun moment, nul geste de générosité ni de don ne se manifeste.
On est pris jour et nuit par une multitude de préoccupations.
Fatigue psychique et épuisement mental engendrés, tout cela provient de karma de l’avidité. 

b.- LA COLÈRE
Ayant pour origine l’avidité, le feu de colère immole celui qui y cède.
Regard irascible et vocifération dissipent toute ambiance de convivialité.
Non seulement les profanes mais aussi les moines
se querellent lors de partage du Dharma.
On dénigre son maître, on injurie ses  parents.
Toute végétation verdoyante devient flétrie et brûlée par le feu de la colère.
Toute parole vociférée l’est pour maudire les êtres et les choses.
La compassion est omise, les préceptes non suivis.
On discourt comme un sage et on se retrouve démuni devant l’événement.
Devant la porte de la vacuité, on ne parvient pas à réaliser le non-attachement à soi.
Exactement comme le bois produisant du feu, les flammes à leur tour vont brûler le bois.
De telles fautes commises engendrent des karma de la colère.

 c.- L’IGNORANCE
De nature stupide et d’esprit borné,
on ne sait pas faire la différence entre supérieur et subordonné, bon et méchant.
On succombe en coupant l’embranchement d’arbre ou on se mutile le bras dans l’intention d’échapper à l’attaque de l’ours.
On injurie Buddha en ignorant que le malheur se retourne contre soi même, on crache vers le ciel en oubliant que la salive retombe sur son visage.
On renie les bienfaits d’autrui et on trahit ses protecteurs ;
Sans lucidité ni discernement, tout cela provient des karma de l’ignorance.
De telles fautes sont très graves et profondes ;
A la mort, on sera entraîné en enfer.
De milliers de kalpa passeront avant qu’on puisse renaître ;
Mais à la naissance, on subit le karma de l’ignorance.
Si nous ne nous repentons pas, les erreurs ne peuvent pas être dissipées.
Aujourd’hui devant l’autel de Buddha, nous réalisons sincèrement notre repentir.

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

Một nguyện nguồn linh thường trong lặng.
Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyện khối nghi đều tan nát.
Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy. 
Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ràng.
Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập địa.
Tám nguyện nghe suốt bỏ tam thiên.
Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyện ý ngựa dứt cương yên.
Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy.
Mười hai nguyện mến thích Tổ sư Thiền.
      
DOUZE VŒUX SINCÈRES 

Le premier vœu est de garder l’Esprit toujours clair et silencieux.
Le deuxième vœu est de cesser toute errance du mental.
Le troisième vœu est de dissiper tous les doutes.
Le quatrième vœu est de réaliser la pleine lune de concentration du calme mental.
Le cinquième vœu est de faire cesser toutes les manifestations des objets mentaux.
Le sixième vœu est de se libérer totalement des lacets du désir d’attachement.
Le septième vœu est de penser à réaliser les Dix Terres de Bodhisattva.
Le huitième vœu est de ne pas se contenter de renaître dans les Trois Mondes célestes.
Le neuvième vœu est d’arrêter les sauts de l’esprit-singe.
Le dixième vœu est de cesser les galops du mental-cheval.
Le onzième vœu est d’ouvrir le cœur aux enseignements du Buddha.
Le douzième vœu est d’aimer les patriarches zen.
 
CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,
Ân cần đầu cúi lễ Từ tôn.
Thềm thang Thập Địa nguyện sớm lên,
Chơn tâm Bồ đề không thối chuyển.
 
DÉDICACE DES MÉRITES 

Nous dédions nos mérites à la Saṅgha.
Nous nous prosternons tête baissée devant l’Honoré-du-monde.
Nous nous promettons de gravir toutes les marches des Dix Terres,
et de réaliser sans faille l’Esprit-Bouddhéité.
    
PHỤC NGUYỆN
(Chủ lễ đọc)
Cửa Thiền thường nghiêm tịnh,
Toàn chúng mãi thuận hòa.
Phật huệ chiếu sáng ngời,
Mưa pháp hằng nhuần gội.
Phật tử lòng tin sâu,
Ruộng phước càng tăng trưởng.
Chúng sanh sống an lạc,
Vui hưởng cảnh thái bình.
Nơi nơi dứt đao binh,
Mỗi mỗi đều thành Phật.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Đồng đứng dậy lễ Phật)
    
DÉDICACE POUR LA PAIX ET LE BONHEUR AUTHENTIQUES

(psalmodié par le chef de cérémonie)
 
Que le portique du monastère zen soit toujours solennel et calme.
Que la Saṅgha vive en paix.
Que la sagesse de Buddha rayonne partout.
Que la pluie du Dharma nous arrose régulièrement.
Que les laïcs aient la foi profonde.
Que les champs de mérite deviennent prospères.
Que tous les êtres sensibles vivent en paix
et profitent avec joie d’une vie paisible.
Que tous les conflits cessent.
Que tous deviennent Buddha.
 
Namo Śākyamuni Buddha.  
(Tous prient, s’inclinent puis se redressent)

 
BA QUY Y TAM BẢO

● Chí tâm quy mạng lễ, mười phương vô thượng Tam Bảo.    (3 lạy)
 
TROIS PRISES DES REFUGES AUX TROIS TRESORS

 ● Hommage solennel en prenant refuge aux Trois Trésors suprêmes des dix directions.
(Trois prosternations)
 

[ Quay lại ]