headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 18/12/2024 - Ngày 18 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

NGHIỆP DẪN LUÂN HỒI TRONG LỤC ĐẠO

 Giáo lý của Đức Phật cốt yếu dạy cho con người tu để giải thoát luân hồi sanh tử. Tuy nhiên, tùy theo sức huân tu cao thấp mà giải thoát cũng có nhiều tầng bậc. Đại lược chúng ta có thể chia làm hai bậc là: từng phần giải thoát và toàn phần giải thoát.

Xem tiếp...

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỰC TẾ ĐẾN KHÔNG NGỜ

Những năm cuối đời, những gì thấy hay tôi không còn nói ẩn khuất như trước nữa, mà nói rõ ra hết cho đại chúng nghe. Bởi vì chúng ta tu nếu không nắm chắc, không biết rõ chỗ đến của mình thì đời tu sẽ bị trở ngại, bị nghi ngờ không tiến được. Thế nên hôm nay tôi sẽ giảng đề tài Phật giáo Thiền tông thực tế đến không ngờ, đại chúng chú tâm lắng nghe, lãnh hội để tu hành.

Xem tiếp...

NGŨ GIỚI

 MỞ ĐỀ

Nhân loại hiện sống trong hồi hộp lo âu, trong hãi hùng kinh sợ, cho đến cảnh máu sông biển lệ đều bởi mọi người không biết giữ “ngũ giới” mà ra. Ngày nào nhân loại thức tỉnh, biết áp dụng “ngũ giới” vào đời sống thực tế, ngày ấy thế gian đau khổ này sẽ trở thành thiên đường hiện tại.

Xem tiếp...

QUY Y TAM BẢO

 TẠI SAO PHẢI QUY Y TAM BẢO

Đời sống chúng ta khác gì khách bộ hành đang lạc lõng giữa rừng đời đen tối, mãi xoay quanh trước muôn vạn nẻo đường, mà không tìm được lối ra. Bên tai vang dội những tiếng thét gầm rùng rợn của đàn hổ lang ác thú. Trước mắt dàn trải khắp mặt đường những hầm hố, chông gai. Trong cuộc sống đầy kinh khủng hãi hùng này, ta chỉ khát khao thấy một lối đi thẳng tắp, được một ngọn đuốc sáng cầm tay, và gặp người chỉ lối đưa đường, nếu được như nguyện, thì còn vinh hạnh nào hơn nữa!

Xem tiếp...

NGƯỜI LEO NÚI

 Đề tài tôi nói hôm nay có tên hơi dài một chút Người tìm leo núi chỉ có bản đồ, không người hướng dẫn. Trong đây tôi chia làm sáu mục:

1. Học bản đồ:

Ở đây nói người tìm leo núi vì chưa bao giờ họ thấy núi, nên khao khát muốn thấy ngọn núi, leo tận tới đỉnh để thỏa mãn sự mong muốn của mình.

Xem tiếp...

HOA SEN TRONG BÙN

 Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã Thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v… làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái Tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.

Xem tiếp...

ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO GIÁC NGỘ

 Chúng ta là đệ tử Phật, tu theo Phật, trước nhất phải xác định rõ ràng đạo Phật dạy chúng ta tu thế nào, để không bị lầm lẫn. Vì vậy hôm nay tôi sẽ giảng đề tài Đạo Phật là đạo giác ngộ, nhằm giúp quý Phật tử không còn tí nghi ngờ nào trên đường tu hành của mình.

Xem tiếp...

NGƯỜI BIẾT TU PHẬT THÌ RẤT NHẸ NHÀNG, THẢNH THƠI

 Đề tài tôi nói chuyện hôm nay rất đơn giản: Người biết tu Phật thì rất nhẹ nhàng, thảnh thơi. Người xuất gia khi bước chân vào đạo, thường nhớ rõ câu “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo”, của người xưa. Đi tu thì phải nhớ xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, đó là điều căn bản của người tu hành. Nếu chúng ta không xả bỏ vật chất, của cải thế gian thì chúng ta làm sao bước chân vào đạo được.

Xem tiếp...

TÌM LẠI MÌNH, BIẾT ĐƯỢC MÌNH LÀ TRÊN HẾT

 Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là: “Tìm lại mình, biết được mình là trên hết.” Đề tài này, mới nghe qua thấy quá đơn giản, nhưng thật là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta có thói quen chạy ra tìm kiếm bên ngoài. Vì thế tuy hiểu biết rất nhiều việc, nhưng khi trở lại tìm hiểu bản thân mình thì rất là thiếu sót. Nói như vậy không có nghĩa chúng tôi phủ nhận ngành y khoa nghiên cứu về con người.

Xem tiếp...

ĐẠO PHẬT CHUỘNG LẼ THẬT, NÓI THẲNG LẼ THẬT

 Đạo Phật chuộng lẽ thật, nói thẳng lẽ thật không né tránh, không lừa dối. Bởi vì đạo Phật là đạo giác ngộ, mà giác ngộ là thấy đúng như thật, nên nói và dạy người cũng đúng như thật, không có những lệch lạc, sai lầm. Đạo Phật chuộng lẽ thật như thế nào ?

Xem tiếp...

TẬP NGHIỆP

 Trọng tâm bài này tôi nói về nghiệp tập. Nghiệp tập là nói theo chữ Hán, chữ Việt gọi là tập nghiệp, do huân tập trở thành nghiệp.

Thiền sư thứ ba ở Trung Quốc là Tổ Tăng Xán. Lúc bị bệnh cùi, mọi người khinh chê xa lánh nên Ngài rất buồn tủi. Nghe Tổ Huệ Khả truyền bá Phật pháp, Ngài tìm tới. Khi gặp Tổ ngài thưa: “Bạch Hòa thượng, con nghiệp chướng nặng nề nên mang bệnh nan y, xin Hòa thượng dạy con phương pháp sám hối”. Ngài nói rất hiền lành, thật thà. Vì nghe người ta nói do nghiệp chướng sâu dày mới mắc phải bệnh nan y. Do đó Ngài cầu Tổ dạy phương pháp sám hối cho tiêu tội, hết bệnh.

Xem tiếp...