headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 25/11/2024 - Ngày 25 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phật học phổ thông: Khóa IX-DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN: NHƠN MINH LUẬN CƯƠNG YẾU

hoasen32HT Thích Thiện Hoa 

NHƠN MINH LUẬN TỪ ĐÂU MÀ CÓ? 

Trước thời Phật Thích Ca giáng sanh (chưa rõ xác thật là bao nhiêu năm),ở Ấn độ có nhiều phái ngoại đạo, tranh chấp nhau bằng lý thuyết. Ông Túc Mục Tiên nhơn là một trong các vị  Tổ của các phái, lập ra pháp luận lý này, để bác các đạo. Phương pháp này được tín dụng và  đắc lực trong thời kỳ ấy. 

 Đến khi Phật ra đời, thấy Nhơn minh là một môn luận lý có qui tắc, vừa đúng lý và vừa hợp thời,  được công chúng thừa nhận, nên Phật cũng dùng lối lý luận này để bác các ngoại đạo tà giáo  đem về chánh lý. 

Sau khi Phật nhập diệt, độ khoảng 600 năm, có Ngài Mã MinhLong thọ, hai vị Bồ Tát ra  đời ở Ấn độ, sưu tập lại, phân làm năm phần: Tôn, Nhơn, Dụ, Hiệp, Kết. 

Về sau Ngài Trần Na Bôtát, cải cách lại, thành lập Nhơn minh luận có 3 phần: Tôn, Nhơn,  Dị và viết ra bộ "Nhơn minh nah65p chánh lý luận". Từ ngài Trần Na về trước,  người ta gọi là: "Cổ Nhơn minh"; từ Ngài Trần Na về sau là: "Tân Nhơn minh". 

Đến đời Đường, Ngài Huyền Trang Pháp sư (người Trung hoa) sang Ấn dộ học Phật pháp, rất tinh thông về môn học này. Ngài đã nhiều lần lên luận đàm, dùng lối lý luận Nhơn minh này mà biện luận, làm cho cả Ấn độ 18 nước đều kính phục. 

Sau khi trở về nước, Ngài dịch lại và truyền bá trong nước Trung hoa.  Vì sự đòi hỏi của tín đồ, nên tôi (Sa môn Thích Thiện Hoa) phỏng dịch và chú giải bằng chữ Việt. 

SAO GỌI LÀ "NHƠN MINH NHẬP CHÁNH LÝ LUẬN?" 

Nhơn minh luận là một luận lý tối cổ ở Á đông, vừa đúng lý, vững chắc và vừa có qui tắc.  Điều cố yếu là phải rành rõ "nguyên nhân" hay "lý do vì sao", thì lối luận lý mới chơn chánh và đúng đắn, nên gọi là "Nhơn minh nhập chánh lý luận". 

Vì nhờ "Nhơn" mới rõ được Tôn, nhờ "Nhơn" mới lập được Dụ. Bởi "Nhơn" rất trọng yếu như vậy, nên gọi là "Nhơn minh", mà không gọi là "Tôn minh hay Dụ minh. Nhơn minh là một trong ngũ minh 

NỘI DUNG CỦA NHƠN MINH 

Nội dung của Nhơn minh luận chia làm 3 phần: Tôn, Nhơn, Dụ. Theo Cổ Nhơn minh có thêm 2 phần: Hiệp và Kết là 5 phần: 
Cổ Nhơn minh : 
1. Tôn: Nhơn loại đền phải chết. 
2. Nhơn: Vì có sanh vậy. 
3. Dụ: Như loài vật 
4. Hiệp: Phàm có sanh phải có chết 
5. Kết: Loài vật có sanh, nên loài vật phải có chết; nhơn loại có sanh, nên nhơn loại phải có chết. 
Tân Nhơn minh 
1. Tôn: Nhơn loại đền phải chết. 
2. Nhơn: Vì có sanh vậy. 
3. Dụ: Phàm có sanh phải có chết, như loài vật. 

***

A.TÔN

Phàm nói ra một câu gì, hày trình bày một lập thuuyết gì, cái lập thuyết ấy gọi là Tôn.như nói: 
Tôi ăn cơm.  Tôn có nhiều tên, như: 

1. Tiền trần(danh từ trước) cũng gọi: Hữu pháp, Tự tướng, Sở biệt

2. Hậu trần (danh từ sau) cũng gọi: Pháp, Sai biệt, Năng biệt

Thí dụ như nói: Tôi ăn cơm 

Tôi Tiền trần(danh từ trước), Hữu pháp, Tự tướng, Sở biệt

ăên cơm Hậu trần (danh từ sau), Pháp, Sai biệt, Năng biệt

TÔN CÓ TÔN Y VÀ TÔN THỂ 

I.Tôn y gồm có 2 phần 
1. Tiền trần:Hữu pháp, Sở biệtTự tướng 
2. Hậu trần: Pháp, Năng biệtSai biệt

II. Tôn thể._Cổ Nhơn minh (từ Ngài Trần Na về trước) lấy Tiền trần làm Tôn y, Hậu trần làm Tôn thể. 

Tân Nhơ minh (từ Ngài Trần Na về sau) cho Tiền trầnHậu trần là vẫt kiện để lập Tôn, nên đều là Tôn y. Hai vật kiện ấy hợp chung lại thì gọi là Tôn thể. 

CHÍN LỖI VỀ TỢ TÔN 

Phàm lập Tôn phải tránh chín lỗi sau đây, thì cái Tôn ấy mới đúng đắn, mới đủ tư cách để  thành lập luận thuyết của mình, hoặc bác thuyết của người khác. Chín lỗi gồm có

1. Hiện lượng tương vi._Lập cái tôn, trái với cảm giác hiện tiền. Như hiện tiền ai cũng hiểu biết rằng: Mũi ngửi mùi, tai nghe tiếng v.v...Nay lại lập cái Tôn rằng: 

Tôn 
1. Tai tôi nghe mùi thơm 
2. Mắt tôi thấy tiếng nói v.v ... 

Vì nói như vậy là trái với sự hiểu biết hiện tại; vừa nói ra, người ta thấy mình nói sai rồi.  Tôn đã sai thì làm sao lập được "Nhơn" và "Dụ". 

2. Tỷ lượng tương vi._ Lập cái Tôn rái với sự "so sánh phân biệt". Theo sự so sánh hiểu biết  của người: Phàm là người, ai cũng phải chết, như các vị tiền nhân đã chết. Và phàm vật gì có  hình phải có hoại, cũng nhu bao nhiêu vật đã hoại trước. Nay lại lập Tôn rằng: 

Tôn 
1. Tôi sống hoài không chết. 
2. Cái nhà tôi không bao giờ hư. 

Lập Tôn như vậy là trái với sự "so sánh phân biệt" của người, nên có lỗi. 

3. Tự giáo tương vi._ Lập cái Tôn, trái với giáolý của mình tôn thờ. Nói rộng ra là trái với chủ  nghĩa, đảng phái, gia đình, quốc gia hay một lý thuyết mà mình đương tôn trọng

Như trong Đạo Phật nói "Chúng sanh có quả báo luân hồi". Và nói "Có thế giới cực lạc ở phương Tây v.v...". chúng taPhật tử lại lập cái Tôn rằng: 

Tôn 
1. Chúng sanh không có luân hồi quả báo 
2. không có nước cực lạc

Ngoại nhơn hỏi lại: "Ông nói như vầy, thì mâu thuẩn với Tôn giáo của ông. Vậy ông nói  đúng lý, hay Tôn giáo của ông đúng lý? Nếu Tôn giáo ông dạy đúng lý, thì lời nói ông sai,  còn lời nói của ông đúng lý thì Tôn giáo của ông sai. Vậy ông nhìn nhận cái nào đúng?"  Họ không cần bác mà mình cũng bị thua. 

4. Thế gian tương vi._ Lập cái Tôn, trái với phong tục, tập quán và sự hiểu biết của thế gianThế gian có 2 hạng người: Có học thức và không học thức

Nếu đối với người có học thứcchúng ta lập cái Tôn như vầy

Tôn 
1. Ông Thiên lôi đánh anh Xoài chết 
2. Bịnh ho lao không phải do vi trùng gây nên. 

Lập cái Tôn như thế, bị lỗi trái với thế gian, với những người có hoc thức (Khoa học).  Vì khoa học (người có học thức) nói "bịnh ho lao do vi trùng gây nên", và không công nhận  có ông Thiên lôi. Chúng ta nói như thế, sẽ bị họ chê là người không có học thức

Trái lại, nếu đối với thế gian người vô học, mà chúng ta lập cái Tôn như vầy, cũng bị lỗi  thế gian tương vi

Tôn 
1. Không có ông Thần ban phuớc giáng hoạ. 
2. Bịnh ho lao phát sinh do vi trùng

Bởi thế người thế gian vô học, họ tin có ông Thần ban phước giáng hoạ và họ không biết vi trùng.  Mặt dù chúng ta nói phải, nhưng thiếu những lời lẽ khôn khéo ngăn đón, nên họ không công nhận.  Bởi họ không công nhận, nên lời nói sau của mình không giá trị, vì thế nên mới bị lỗi  "Thế gian tương vi". 

5. Tự ngữ tương vi._ Lập cái Tôn mà lời nói sau của mình, tự mâu thuẩn với lời nói trước  của mình. Như lập: 

Tôn 
1. Vật này bao nhiêu mà rẽ vậy? 
2. Ông này mù mà cái chi cũng thấy hết. 

Đã không biết giá là bao nhêu, tại sao biết rẽ? Đã là mù thì tại sao cái chi cũng thấy.  Lời nói của mình tự mâu thuẫn với lời nói của mình. Chính mình cũng thấy sai, thì ai  công nhận là phải. 

6. Năng biệt bất cực thành._ Lập cái Tôn mà "danh từ sau" bên đối phương không công nhận.  Như đối với Pht học hay khoa học mà lập cái Tôn như vầy

Tôn 
1. Thế giới này (danh từ trước) do Thần Tạo vật (danh từ sau) sanh. 
2. Anh Ồi (danh từ trước) bị Thiên lôi (danh từ sau) đánh. 

Phật học và khoa học đồng nhận Thế giới và anh Ồi; nhưng không bao giờ nhận có  "Thần Tạo vật" và "Thiên lôi". Bởi đối phương không công nhận nên bị lỗi "bất thành". 

7. Sở biệt bất cưc thành._ Lập cái Tôn mà "danh từ trước" bên đối phương không công nhận.  Như đối với Phật học và khoa học, lập như vầy

Tôn 
1. Thần Tạo vật (danh từ trước) sanh ra loài người
2. Thái cực (danh từ trước) sanh ra vạn vật

Loài ngườivạn vật là hai danh từ sau, thì cả Phật học và khoa học đều nhhận có: còn  Thần Tạo vật và Thái cực là hai danh từ trước, thì Phật học cũng như khọc học đều không công nhận, nên bị lỗi "bất thành". 

8. câu bất cực thành._ Lập cái Tôn mà "danh từ trước" và "danh từ sau", bên đối phương  đều không nhìn nhận. Như đối với khoa học mà lập như vầy

Tôn 
1. Cốc thần, Thái cực tức là chơn như 
2. Thần Tạo vật chính là Thái cực

Bên khoa học không nhìn nhận danh từ trước là "Cốc thần, Thái cực hay Thần Tạo vật" và cũng  không nhìn nhận danh từ sau là "Chơn như hay Thái cực". Phàm lập luận mà bên đối phương  không hiểu, hoặc hiểu mà không nhìn nhận, thì không thể lý luận được nữ. Nên bị lỗi "bất thành".  Tóm lại, ba lỗi bất thành này (Năng biệt, Sở biệt và Câu bất thành) bên đối phương không hiểu,  hoặc hiểu mà không công nhận. Bởi hai nguyên nhơn: 

1. Lập không đúng. 
2. Lập đúng mà thiếu lời khôn khéo giản biệt, nên bị lỗi ấy. 

9. Tương phù cực thành._ Lập cái Tôn mà trùng ý kiến với bên đối phương. Như lập: 

Tôn 
1. Cơm ăn no bụng. 
2. Nước uống đã khác. 

Phàm cĩa nhau là vì hai bêb ý kiến không đồng. Nếu bên khách đã nhìn nhận như mình, mà mình còn lập thêm cxái tôn ra nữa thì vô ích, nên bị lỗi "tương phù" (trùng điệp). 

Trong 9 lỗi về Tôn, tứ 1 đến 5 là thuộc về lỗi "tươmng vi"; từ 6 đến 8 là thuộc vể lỗi "Bất thành".  Lỗi thứ 9 vì lập trùng điệp, nên không có hiệu quả. 9 lỗi về tợ Tôn, giải thích đã rồi, bây giờ sẽ nói 14 lỗi về tợ Nhơn. 

PHỤ BÀI HỌC ÔN
(ÔN LẠI 9 LỖI VỀ TỢ TÔN)

Quý vị nên xét kỹ, những câu sau này, đối với 9 lỗi trong tợ Tôn, thuộc về lỗi gì? 

1. Mẹ tôi không có chồng. 

2. Không có Trời Đất Quỷ Thần

3. Không Nhơn quả, Luân hồi

4. Không Thiên đườngĐịa ngục

5. Trời sanh muôn loại. 

6. Trời không luân hồi. 

7. Minh sơ sanh Thần ngã

8. Vò vò bắt sâu làm con của nó. 

9. Tai nghe mùi thơm

10. Tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi. 

11. Tôi trường sanh bất tử

12. Vật này bao nhiêu mà rẻ vậy. 

13. Ông mù này, cái chi cũng thấy. 

14. Ngựa đua dưới nước, tàu chạy trên bờ. 


***

B. NHƠN

Nhơn là nguyên nhơn hay lý do. Phàm một sự vật hay câu nói gì, cũng đều có nguyên nhơn  hay lý do cả.  Như nói 
Tôn : Tôi muốn ăn cơm. 
Nhơn: Vì tôi đói bụng vậy (lý do). 

Phàm cái "Nhơn" nào đủ cả ba tánh chất sau đây, mới đúng đắn. Trái lại, nếu thiếu một,  thiếu hai, hoặc thiếu ba, thì cái Nhơn ấy có lỗi. 14 lỗi về Nhơn sau này, cũng bởi thiếu một, hai hoặc ba tánh chất sau đây. Vậy quý vị nên nhớ kỹ ba tánh chất của Nhơn. 

1. Biến thị Tôn pháp tánh. _ Nghĩa là: Cái Nhơn phải bao trùm cả Tôn (tánh chất thứ nhứt). 

Biểu Như Tôn : Tôi muốn ăn cơm.  lập Nhơn:Vì tôi đói bụng vậy. 

Cái Nhơn "Vì tôi đói bụng" này, nó trùm được danh từ trước của Tôn là "Tôi muốn";  và cũng trùm được danh từ sau của Tôn là "Ăn cơm". 

Nhơn trùm cả Tôn  Nghĩa là: Vì tôi đói bụng, nên "tôi muốn"; và vì tôi đói bụng, nên "tôi ăn cơm". 

2. Đồng phẩm định hữu tánh._ Nghĩa là cái Nhơn quyết định phải hoàn toàn hoặc ít nhứt là phải có một phần liên quan với Đồng dụ. Nó phải là đồng một tánh chất như Đồng dụ (tánh chất  thứ hai của Nhơn). 

BIỂU Tôn: Tôi muốn ăn cơm 

Như Nhơn: Vì đói bụng vậy 

lập Đồng dụ: Như anh A (đói bụng và muốn ăn cơm) 
"Như anh A " là đồng dụ. Nghĩa là anh A cũng "vì đói bụng" (Nhơn) nên "muốn ăn cơm" (Tôn). 

Nhơn trùm cả Tôn và liên quan Với Đồng dụ 

Cái Nhơn "vì đói bụng" này, hoàn toàn liên quan với Tôn và Đồng dụ (thí dụ thuận). 

3. Dị phẩm biến vô tánh._ cái "Nhơn" này đối với Dị dụ (thí dụ về bề trái) phải hoàn toàn không liên quan; nghĩa là tánh chất của Nhơn, phải hoàn toàn không có trong Dị dụ mới được 
(tánh chất thứ ba của Nhơn). 

BIỂU 

Tôn: Tôi muốn ăn cơm 

Như Nhơn: Vì đói bụng vậy  lập Đồng dụ: Như anh A (đói bụng, muốn ăn) 
Di dụ: Như anh B (no bụng không muốn ăn) 

Cái Nhơn "vì đói bụng" này, đối với Dị dụ hoàn toàn không có liên quan; nghĩa là:  anh B (Dị dụ) đã no bụng (trái với Nhơn: đói bụng), nên không muốn ăn (trái với Tôn: muốn ăn). 
Nhơn này trùm cả Tôn và  Đồng dụ, còn Dị dụ thì  không liên quan đến Tôn và Nhơn. 

14 LỖI VỀ NHƠN 

phàm lập cái "Nhơn", phải tránh 14 lỗi sau này, thì cái "Nhơn" ấy mới hoàn toàn đúng đắn,  chia làm 3 loại: 

1. BỐN LỖI BẤT THÀNH

1. Lưỡng câu bất thành._ Lập cai Nhơn mà cả chủ và khách đều không nhìn nhận. 

Như lập Tôn: con rắn Hổ mây chạy mau 

Nhơn: Vì nó có chân vậy (nguyên nhơn) 

Cả chủ và khách đều không nhìn nhận "rắn hổ có chân". Nay lại lập cái Nhơn "vì có chân",  nên cái Nhơn này chẳng thành. 

2. Tuỳ nhứt bất thành._ Phàm lập cái Nhơn, phải chủ và khách hai bên đều công nhận, ít nhứt  là một bên khách phải có công nhận, thì cái nhơn ấy mới thành. Nay cái Nhơn này bên khách  không công nhận nên bị lỗi "Tuỳ nhứt bất thành". Như đối với nhà Khoa học mà lập như vầy

Như lập Tôn: Vò vò không sanh con (t rứng) 

Nhơn: Vì nó bắt sâu làm con vậy. 

Theo Khoa học nói con Vò vò đẻ trứng trong tổ, rồi bắt sâu nhét vào làm mồi, để cho  con nó khi nở ra có mồi ăn. Nay lập cái Nhơn "bắt sâu làm con" thì bên khách (Khoa học)  không công nhận, nên bị lỗi. 

3. Dự dự bất thành._ cái Nhơn dụ dự chẳng nhứt định, nên không thành. Như ở xa thấy mù mù,  không rõ đó là sương mù hay khói mù, lại lập như vầy

Như lập Tôn:Chỗ kia có lữa 

Nhơn: Vì có mù (mây mù) 

Bởi cái Nhơn này có thể lập được cả hai Tôn, vừa "có lữa" và vừa "không có lữa",  dụ dự không nhứt định, nên bị lỗi "bất thành". 

4. Sở y bất thành._ Chỗ y cứ của mình, bên khách không công nhận. Như tín đồ Nhứt thần giáo đối với khoa học hoặc Phật giáo mà lập như vầy

Như lập Tôn: Thần sanh ra mọi vật 

Nhơn: Vì trong kinh của Đạo tôi nói vậy. 

Phải là tín đồ của Tôn giáo họ, mới nhìn nhận kinh của Đạo họ là đúng. Còn đối với khoa học hay Phật giáo, không nhìn nhận kinh sách của họ, mà y cứ nơi kinh sách đó để lập luận với người ngoài Đạo mình, nên bị lỗi "sở y ất thành". 

Một tỷ dụ thứ hai: Theo trong Nhơn minh có lập cái lượng như vầy

Như lập Tôn: Hư không thật có 

Nhơn: Vì muôn vật đều y hư không vậy. 

Phái "vô không luận", họ chẳng công nhận "thật có hư không". Nếu với phái này, mà lập cái Nhơn như vậy thì bị lỗi "sởy bất thành". 

Bốn lỗi "bất thành" đã nói rồi, bây giờ sẽ nói đến sáu lỗi "bất định" 

II. SÁU LỖI BẤT ĐỊNH

1. Cọng bất định._ cái Nhơn này liên quan cả Đồng dụ và Di dụ, nên bị lỗi "không nhứt định" 

BIỂU 

Tôn: Anh A đau 
Nhơn: Vì ăn xoài sống 

Như Đồng dụ: Như anh B 

Lập (ăn xoài sống và đau)

Dị dụ: Như anh D  (ăn xoài sống, không đau) 

 Nếu nói anh A "vì ăn xoài sống" mà đau như anh B, thì tại sao anh D cũng "ăn xoài sống"  mà lại không đau? Bởi thế nên người ta có thể lập cái Tôn ngược lại rằng: 

Tôn: Anh D không đau 

Nhơn: vì ăn xoài sống 

Như lập Đồng dụ: Như anh D (ăn xoài sống và không đau) 

Dị dụ: Như anh A (ăn xoài sống, đau)  người ta có thể nói rằng: Vậy thì "vì ăn xoài sống" mà bị đau như anh A, hay "vì ăn xoài sống"  mà không đau như anh D? 

Bởi lập cái Nhơn bất định như vậy nên có lỗi. 

2. Bất cọng bất định._ Cái nhơn này không có liên quan với Đồng dụ

BIỂU 

Tôn: Tiếng là thường còn 
Nhơn: vì tai nghe vậy 

Như Đồng dụ: Như hư không 

Lập (tai không nghe) 

Dị dụ: Như cỏ cây (tai không nghe).
Cái Nhơn "vì tai nghe" này, đối với "Đồng dụ" và Dị dụ đều không có liên quan chút nào cả,  nên cũng bị lỗi "bất định". Bởi cái nhơn này người ta có thể lập ngược lại như vầy
Tôn : Tiếng là vô thường 

Như Nhơn : Vì tai nghe vậy 

lập Đồng dụ: Như cỏ cây (vô thường

Dị dụ : Như hư không (thường còn) 

Vậy, "vì tai nghe" mà tiếng nói thường còn như hư không? Hay "vì tai nghe" mà tiếng nói  vô thường như cỏ cây? Bởi thế nên cái Nhơn này bị lỗi "bất định". 

3. Đồng phẩm nhứt phần chuyển, Dị phẩm biến chuyển bất định

BIỂU 

Tôn : Chỗ kia có khói Nhơn: Vì có lửa vậy  Như Như lửa rượu alcool 

Đồng dụ: (có lửa, không khói)
Lập Như lửa ở nhà bếp 
(có lửa, có khói) 

Dị dụ: Như lửa ở nhà bếp  (có lửa, có khói).
Nếu cái Nhơn "vì có lửa", dụ như lửa ở nhà bếp, thì Tôn này có "khói"; còn "vì có lửa",  dụ như lửa rượu, thì cái Tôn này "không khói". Vì cái Nhơn này, đối với Tôn "có khói" hay  "không khói" đều không nhứt định, nên cái Nhơn này có lỗi bất định. Bởi người ta có thể  lập ngược lại như vầy

Tôn : Chỗ kia không khói 

Như Nhơn : Vì có lửa vậy 

lập Đồng dụ: Như lửa Alcool (có lửa, không khói) 

Dị dụ : Như lửa ở nhà bếp (có lửa, có khói) 

4. Dị phẩm nhứt phần chuyển, Đồng phẩm biến chuyển bất định

cái Nhơn này đối với Dị dụ, có dính líu một phần, còn đối với Đồng dụ thì phải hoàn toàn dính líu, nên cái Nhơn này cũng bị lỗi "bất định". 

BIỂU Tôn : Con khỉ leo cây giỏi 

Nhơn: Vì có hai tay. 

Như Đồng dụ: Như con 

Dị dụ _ Như con bò (không tay, không biết leo) 

_ Như con rắn (không tay, leo cây giỏi). 

Phàm Đồng dụ thì phải hoàn toàn liên quan cả Tôn và Nhơn; còn Dị dụ thì hoàn toàn không dính líu gì đến Tôn và Nhơn, như thế mới đúng. 

Nay cái Nhơn này, đối với Dị dụ bị dính líu hết mốt phần. Bởi thế cái tánh chất thứ ba của  Nhơn là "Dị phẩm biến vô tánh", nên bị lỗi; vì khách có thể hỏi lại rằng: "Vì không tay,  nên leo cây giỏi như con rắn"; hay vì không tay, nê "chẳng biết lao cây như con bò?".  Bởi thế nên cái Nhơn này bị lỗi "bất định". 

5. Câu phẩm nhứt phần chuyển bất định

Cái Nhơn này, đối với Đồng dụDị dụ đều chỉ có dính líu một phần, nên cũng bị lỗi "bất định". 

BIỂU 

Tôn: Tiếng vô thương 

Nhơn: Vì mắt không thấy 

Như tánh giận, buồn v.v...  (mắt không thấy và vô thường

Như Đồng dụ Như ruộng, nhà v.v...(mắt thấy  lập Và cũng vô thường

Như Hư không  (thường, mắt trông thấy) 

Dị dụ Như Giác tánh (thường, mắt không thấy) 

Cái thí dụ thứ hai: 

Tôn: Người ta ai cũng phải chết 

Nhơn: Vì vật hữu tình vậy 

Đồng Như cầm thú (hữu hình dụ có chết)  dụ Như nước biển (hữu hình, không chết) 

Như lập Dị dụ Như hư không (vô hình không chết) 

Như tượng gỗ (hữu hình không chết) 

Nếu cái Nhơn "vì hữu hình" này, mà dụ như cần thú, thì cái Tôn nàu có chết", còn cái Nhơn  "vì hữu hình" mà thí dụ như nước, thì cái Tôn này "không chết". 

Phàm Dị dụ là dụ bề trái của Tôn và Nhơn, nên phải dùng những vật "không chết".  (trái với Tôn) và "vô hình" (trái với Nhơn) để làm thí dụ._ Nay cái Dị dụ này chỉ trái  với Nhơn được phân nữa. Vì ngoại nhơn có thể hỏi lại rằng: vậy "hư không, không chết"  vì vô hình vậy? Hay "tượng gỗ không chết "vì hữu hình vậy? Bởi hữu hình (tượng gỗ)  vô hình (hư không) đều không chết, nên cái Nhơn này bị lỗi "bất định". 

6. Tương vi quyết định bất định

Chủ và khách lập lượng trái nhau; song cả hai đều không có lỗi, và đều quyết định thành lập được.  Nhưng không bên nào phá dược bên nào. 

Tôn : Sóng thường còn 

Nhơn: Vì sóng tức là nước 

Khách lập Đồng dụ : Như điện. 

Tôn : Sóng là vô thường 

Chủ phá Nhơn : Vì chuyển động dược 

Đồng dụ : Như gió. 

Hai cái lượng này rất mâu thuẩn nhau, song đều quyết định thành lập được. Bên khách vẫn  công nhận "sóng có chuyển động", bên chủ cũng nhận "sóng tức là nước". Nhưng không bên  nào phá được bên nào, nên Nhơn này bị lỗi "bất định". Đây cũng là vì thiếu lời lẽ khôn khéo,  để làm cho "người ta phục mình. Thưở xưa có người nói: Ai lập trước thì hơn". 

Phải lập Tôn : Sóng không thường còn 

Nhơn : Vì nó là nước bị gió động  như vầy Đồng dụ: Cũng như gió.  6 lỗi "Bất định" đã giải thích rồi, bây giờ sẽ nói đến 4 lỗi tương vi

III. BỐN LỖI TƯƠNG VI 

1. Pháp tự tướng tương vi._ Cái Nhơn trái (mâu thuẩn) với tự tướng (lời nói trắng)  của danh từ sau 

Tôn: Gió thường còn 

Như lập Nhơn : Vì có động vậy 

Đồng dụ : Như hư không 

Dị dụ : Như sóng. 

Đã có động thì làm sao lại thường còn; nên cái Nhơn "có động" này, rất trái với tiếng  "thường còn" là lời nói trắng về danh từ sau của Tôn. 

2. Pháp sai biệt tương vi Nhơn._ Cái Nhơn trái (mâu thuẩn) với ý hứa (ẩn ý) của danh từ sau 

Tôn: Loài người quyết định có tạo ra 

Như lập (ý hứa là một vị thần). 

Nhơn : Vì có trí khôn và mắt, tai v.v... 

Đồng dụ : Như con do cha mẹ sanh ra 

trong cái Tôn này, về chữ "quyết định có người tạo ra "là do người lập Tôn, ẩn ý của họ  muốn nói: Người tạo ấy là một vị Thần. Và ẩn ý của họ cho vị Thần ấy có ba đức tánh sau này: 
1. Toàn trí toàn năng, 2. Thường còn, 3. Độc tôn.  Nhưng cái Nhơn này nó lại trái ngược (mâu thuẩn) với ẩn ý của họ: 

1. Nếu vị thần ấy tạo ra loài ngườitrí khôn và mắt tai v.v...như cha mẹ sanh con;  vậy cha mẹ "không toàn trí toàn năng",  vì sanh ra có những đứa con ngỗ nghịch với cha mẹ, thì vị thần ấy cũng  "không toàn trí toàn năng" vì tạo ra loài người  mà có những kẻ oán trách lại vị Thần ấy, và giữa loài người, không biết bao nhiêu  những điều bất bình đẳng

2. Cha mẹ sanh ra con, đến khi già phải chết "không phải thường còn"; vậy vị Thần ấy đã  sanh ra loài người, thì vị thần ấy cũng phải chết, "không thường còn". 

3. Cha mẹ sanh ra con, tất nhiên phải có ông, bà sanh lại cha mẹ, nên cha mẹ không phải   "độc tôn". Vậy thì vị Thần ấy đã tạo ra loài người, thì vị thần ấy cũng phải có một vị thần  lớn hơn sanh ra, nên vị thần ấy cũng không "độc tôn".  Bởi thế nên cái Nhơn này bị lỗi mâu thuẩn với ý hứa (ẩn ý) của danh từ sau là "người tạo ra". 

3. Hữu pháp tự tưởng tương vi Nhơn._ cái Nhơn mâu thuẩn với lời nói trắng (tự tướng)  về danh từ trước của Tôn 

Tôn : Phải có một ông Vô hình, tạo ra Vũ trụ 

Như lập Nhơn :Vĩ Vũ trụtrật tự ấy 

Đồng dụ: Như ông Kiến trúc sư làm nhà. 

Cái Nhơn "Vì vũ trụ có trật tự" này, rất trái ngược với danh từ trước của Tôn là  "Ông Vô hình". Đã Vô hình thì  làm sao tạo ra Vũ trụ là vật hữu hình và có trật tự được? Phải vật hữu hình mới tạo ra  vật hữu hình. Như ông  kiến trúc sư, vì hữu hình mới tạo ra cái nhà hữu hình được. 

4. Hữu pháp sai biệt tương vi nhơn._ Cái Nhơn trái ngược với ý hứa (ẩn ý) về danh từ  trước của Tôn. 

Tôn : Phải có một đấng sanh ra vũ trụ 

Như lập Nhơn : Vì vũ trụ có thứ tự vậy. 

Đồng dụ:Như ông thợ làm nhà. 

Người lập lượng này, nếu nói trắng ra "Có một ông thần", thì sợ bên đối phương không  công nhận, mà phải bị lỗi  "Sở biệt bất thành", nên họ chỉ nói một cách hồn hàm là "Có một Đấng".song ẩn ý của họ  muốn nói  "Đấng ấy là một vị thần"; và họ cho vị Thần này có 3 đức tánh: 1. Thường còn, 2. Cao cả,  3. Sanh vạn vật

Nhưng Đấng ấy đã sanh ra ợ?c van vật, thì Đấng ấy tất nhiên cũng phải bị người khác  lớn hơn sanh ra và chết; không phải cao cả và thườnhg còn. Cũng như ông thợ làm nhà. 

Vì cái Nhơn này, trái ngược với ần ý của danh từ trước, nên bị lỗi "tương vị".  Ngoại nhơn có thể lập lượng bác lại rằng: 

Tôn: Đấng ấy phải bị người khác sanh ra và phải chết. 

Như lập Nhơn : Vì Đấng ấy sanh ra vũ trụ vậy. 

Đồng dụ: Như ông thợ làm nhà. 

14 lỗi về Tợ Nhơn, chúng tôi đã giải thích rồi, sau đây sẽ nói 10 lỗi về Tợ dụ. 

PHỤ BÀI ÔN HỌC   (ÔN LẠI 14 LỖI VỀ TỢ NHƠN)

Quí vị nên xét kỹ các lượng sau này, rồi chỉ ra: lỗi của Tôn, lỗi của Nhơn, và nói rõ tại sao 

Lượng thứ
Tôn: Nhơn loại quyết định có người tạo 
Nhơn : Vì có trí khôn và đủ cả mắt, tai v.v... 
Đồng dụ : Như con, phài có cha mẹ sanh ra. 

Lượng thứ II 
Tôn: Gió thường còn 
Nhơn : Vì có động vậy 
Đồng dụ : Như hư không 
Dị dụ: Như sóng 

Lượng thứ III 
Tôn: Phải có một Đấng sanh ra vũ trụ 
Nhơn : Vì vũ trụtrật tự vậy 
Đồng dụ : Như ông Kiến trúc sư làm nhà 

Lượng thứ IV 
Tôn: Phải có một ông vô hình tạo ra vũ trụ 
Nhơn : Vì vũ trụtrật tự vậy 
Đồng dụ : Như ông thọ làm nhà. 

*** 

C. DỤ

Phàm lấy một vật gì mà bên đối phương đã biết và đã công nhận, để so sánh chúng minh với một vật khá mà bên đối phương kia chưa biết, hoặc chưa công nhận thì gọi là "Dụ". 

Thí dụ khi lập cái "Tôn thường còn", thì phải lấy tất cả những vật "thường còn", làm Đồng dụtrái lại, phải lấy tất cả những vật "vô thường" làm Dị dụ

Về Tợ dụ có 10, chia làm 2 loại: 

I. TỢ ĐỔNG DỤ CÓ 5: 

1. năng lập pháp bất thành,_ Phàm cái nhơn là để thành lập cái Tôn, nên cái Nhơn là  "năng lập pháp" còn cái Tôn là "Sở lập pháp". Cái Dụ này trái ngược Nhơn, nên bị lỗi "bất thành" 

Như lập 
Tôn: Con ngựa hay chạy 
Nhơn : Vì có bốn vó 
Đồng dụ : Như con rắn hổ ngựa 

Cái Dụ này hiệp với Tôn (chạy hay), ttrái với Nhơn (thiếu chân) 

2. Sở lập pháp bất thành._ Nhơn là Năng lập mà Tôn là Sở lập (bị lập). Cái dụ này trái ngược  với Tôn, nên cũng bị lỗi "bất thành". 

Như lập 
Tôn: Người ta không bay được. 
Nhơn : Vì thiếu hai cánh 
Đồng dụ : Như mây (không cánh, bay dược) 

Cái Dụ này hiệp với Nhơn (thiếu cánh) và trái ngược với Tôn và Nhơn. Bởi lấy Dị dụ làm Đồng dụ, nên bị lỗi "bất thành". 

Như lập 
Tôn : Tiếng thường còn 
Nhơn : Vì tai nghe vậy 
Đồng dụ : Như bàn, ghế. 

Bàn, ghế "vô thường" nên trái với Tôn, và "tai không nghe được", nên trái với Nhơn. 

4. Vô hiệp._ Cái Dụ này không có lời phối hiệp để kết thúc lại cho dễ hiểu

Như lập 
Tôn : Người ta phải chết 
Nhơn : Vì có sanh vậy 
Đồng dụ : Như chim v.v... 

Đáng lẽ phải nói lời phối hiệp để kết thúc lài như vầy: "Người ta có sanh (Nhơn) phải có chết  (Tôn). Phàm vật gì có sanh (Nhơn) phải có chết (Tôn), như chim v.v..."thời người ta mới  dễ hiểu. Cái này chỉ nói tắt rằng "như chim"; làm cho người ta không hiểu: Như chim có  hai cánh, hay là như chim có mỏ?nên bị lỗi "vô hiệp". 

5. Đảo hiệp._ Lời thí dụ, kết thúc phối hiệp lại trái ngược. Phàm kết thúc phối hiệp thì phải nói cái nhơn trước rồi nói cái Tôn sau. 

Như lập 
Tôn : Người ta phải chết 
Nhơn : Vì có sanh vậy 
Đồng dụ : Phàm vật gì có sanh (Nhơn) thì phải có chết (Tôn)như chim v.v ... 

Nay kết thúc lại trái ngược, nghĩa là: Phối hiệp Tôn trước rồi nhơn sau. 

Như lập 
Tôn : Người ta phải chết 
Nhơn : Vì có sanh vậy 
Đồng dụ : Phàm có chết (Tôn) phải có sanh (Nhơn) như chim v.v ... 

Bởi vì nói "có sanh phải có chết" thì ai cũng thấy; còn nói "có chết phải có sanh", người ta  khó nhận. 

II. TỢ DỊ DỤ CÓ 5: 

Phàm Dị dụ là dụ bề trái của Tôn và Nhơn, ne6n phải hoàn toàn trái ngược với Tôn và Nhơn. 

1. Sở lập pháp bất khiển._ Cái Dị dụ này không trái với Tôn 

Như lập 
Tôn : Tiếng nói thường còn 
Nhơn : Vì vô hình vậy 
Đồng dụ : Như hư không 
Dị dụ: như vi trần (vi trần hữu hình và thường còn) 

vi trần có hình chất màlại thường còn. Nếu lấy vi trần làm Dị dụ, thì chỉ trái với  Nhơn (vô hình) mà không trái với Tôn (thường) nên bị lỗi. 

2. Năng lập pháp bất khiển._ cái Dị dụ này không trái với Nhơn 

Như lập 
Tôn : Tiếng nói thường còn 
Nhơn : Vì vô hình vậy 
Đồng dụ : Như hư không 
Dị dụ: như điện chớp (vô hình, không thường). 

Lấy điện chớp làm Dị dụ, thì chỉ trái với "Tôn thường còn", mà không trái với "Nhơn vô hình", nên bị lỗi. 

3. Câu bất khiển,_ cái Dị dụ không trái với Tôn và Nhơn. Lỗi này vì lấy Đồng dụ làm Dị dụ

Như lập 

Tôn : Người phải chết 
Nhơn: Vì có sanh vậy 
Đồng dụ : Như cỏ cây 
Dị dụ: như loài vật 

Phàm Dị dụphải trái với Tôn và Nhơn. Nay dùng cái Dị dụ này không trái với Tôn và  Nhơn nên bị lỗi. 

4. Bất ly._ Dị dụ không có lời kết thúc để ly biệt Tôn và Nhơn 

Như lập 
Tôn : Tiếng nói thường còn 
Nhơn : Vì không hình chất 
Đồng dụ : Những gì vô hình đều thường còn, như hư không 
Dị dụ: như bàn ghế 

Về Dị dụ, đáng lẽ cũng phải có lời phối hiệp kết thúc để ly biệt Tôn và Nhơn như vậy: 

"Phàm những gì vô thường, thì đều có hình chất, như bàn ghế". Nay chỉ nói tắt rằng:  "Như bàn ghế" Làm cho người  ta không hiểu: Như bàn ghế có bốn chân? Hay như bàn ghế có mặt? 

Phải lưu ý: Về Đồng dụ, nếu thiếu lời phối hiệp để kết thúc, thì gọi là "Vô hiệp";  còn bên Dị dụ, nếu thiếu lời phối hiệp  để kết thúc, thì gọi là "bất ly". 

5. Đảo lỳ._ Lời kết thúc của Dị dụ, để ly biệt Tôn và Nhơn, lại phối hiệp mốt cách trái ngược. 

Như lập 
Tôn : Tiếng thường còn 
Nhơn : Vì vô chất ngại 
Đồng dụ : Như hư không 

Dị dụ: những gì có chất ngại (Nhơn) đều vô thường (tôn) như bình, bàn v.v... 

Phàm lời phối hiệp để kết thúc của Dị dụ là phải nói Tôn trước rồi Nhơn sau, mới thuận.  Như nói: "Những gì vô thường (Tôn) thì đều có chất ngại (Nhơn) như bình, bàn v.v... "Nay phối hiệp ngược lại Nhơn trước Tôn sau, nên bị lỗi "Đảo ly". 

Lưu ý:_ về Đồng dụ, khi kết thúc, phải nói Nhơn trước rồi nói Tôn sau. Nếu trái lại thì bị lỗi "Đảo hiệp". Về Dị dụ, khi kết thúc, phải nói Tôn trước rồi nói Nhơn sau. Nếu trái lại thì bị lỗi "Đảo ly". 10 lỗi về Tợ Dụ đã giải thích rồi. 

***

PHỤ BÀI HỌC ÔN

Quý vị nên xét kỹ các lượng sau này: Tôn thuộc về lỗi gì? Nhơn thuộc về lỗi gì? Và Dụ thuộc về lỗi gì? 

Lượng thứ

Tôn : Người ta phài chết 

Nhơn : Vì có sanh vậy 

Đồng dụ : Phàm có chết phải có sanh, như chim 

Dị dụ: Phàm không sanh thì không chết, như hư không 

Lượng thứ II 

Tôn : Tiếng nói thường còn 

Nhơn : Vì vô hình vậy 

Đồng dụ : Như hư không 

Dị dụ: như vi trần 

Lượng thứ III 

Tôn : Tiếng nói thường còn 

Nhơn : Vì tai nghe vậy 

Đồng dụ : Như hư không 

Dị dụ: như điện chớp 

Lượng thứ IV 

Tôn : Người ta phải chết 

Nhơn : Vì có sanh vậy 

Đồng dụ : Như cỏ cây 

Dị dụ: như loài vật. Hoặc lập nhiều lượng khác 

LỢI ÍCH HỌC NHƠN MINH LUẬN

Trong các Kinh điển Đại thừa, phần nhiếu Phật dạy các đệ tử phải biết Ngũ minh (1. Nội minh, 2. Nhơn minh, v.v...) thời việc hoá đạo mới được nhiều lợi ích. Trong Ngũ minh, Nhơn minh là một. 

Nhờ biết Nhơn minh nên lời nói ít lỗi, luận lý vững vàng, có thể thuyết phục được các tà thuyết đem về chánh đạo

Nhờ biết Nhơnminh, mới học nổi được các bộ luận trong Phật giáo. Vì trong các bộ luận ấy phần nhiều dùng nhơn minh để lập Chánh lý và phá các tà thuyết

Tóm lại, Nhơn minh là một môm Luận lý học, vừa lợi ích cho mình và lợi ích cho người. 

Sa môn THÍCH THIỆN HOA 
Sửa lại và viết xong mùa thu năm Mậu tuất (1958) 
Chùa PHẬT QUANG (Trà Ôn) 

[ Quay lại ]