TỔNG KẾT VỀ KINH PHÁP HOA
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 29 Tháng Hai 2012 13:16
1. Diệu pháp tức là Tri Kiến Phật.
Diệu Pháp là pháp gì? Là pháp nhiệm mầu, tức là pháp không thể nghĩ bàn được, pháp gì không thể nghĩ bàn? Chính là tri kiến Phật chứ không gì khác.
Chính tri kiến Phật, nó vượt ngoài thức tình suy nghĩ, nó cũng không có chỗ để mình hiểu biết, thì đó mới là Diệu Pháp. Nếu mình nghĩ được thì hết diệu rồi. Trong kinh, Ngài Xá Lợi Phất thỉnh Phật nói Pháp Hoa, Phật liền ngăn, "thôi thôi, chẳng nên nói, pháp ta diệu khó nghĩ". Tại sao Phật ngăn, bởi vì nó khó nói, chỗ đó khó diễn tả, nói không thể nói hết được, cũng như dùng tâm suy nghĩ, cũng không nghĩ đến được. Cho nên Phật ngăn, ngầm muốn chỉ chỗ đó là chỗ vượt ngoài ngôn ngữ. Cho nên ở trong kinh, có đoạn Phật thí dụ bao nhiêu Xá Lợi Phất cũng không biết được.
1. Diệu pháp tức là Tri Kiến Phật. Diệu Pháp là pháp gì? Là pháp nhiệm mầu, tức là pháp không thể nghĩ bàn được, pháp gì không thể nghĩ bàn? Chính là tri kiến Phật chứ không gì khác. Chính tri kiến Phật, nó vượt ngoài thức tình suy nghĩ, nó cũng không có chỗ để mình hiểu biết, thì đó mới là Diệu Pháp. Nếu mình nghĩ được thì hết diệu rồi. Trong kinh, Ngài Xá Lợi Phất thỉnh Phật nói Pháp Hoa, Phật liền ngăn, "thôi thôi, chẳng nên nói, pháp ta diệu khó nghĩ". Tại sao Phật ngăn, bởi vì nó khó nói, chỗ đó khó diễn tả, nói không thể nói hết được, cũng như dùng tâm suy nghĩ, cũng không nghĩ đến được. Cho nên Phật ngăn, ngầm muốn chỉ chỗ đó là chỗ vượt ngoài ngôn ngữ. Cho nên ở trong kinh, có đoạn Phật thí dụ bao nhiêu Xá Lợi Phất cũng không biết được.
Chánh sử khắp mười phương Nghĩa là, đầy mười phương đều như Xá Lợi Phất mà cùng nhau chung lại để suy lường cũng không biết được trí Phật. Lỗi tại chỗ nào? Tại chỗ là suy lường thôi. Bởi vì suy lường là suy lường về nó, là còn cách xa với nó. Đoạn cuối Phật thổ lộ qua hai câu kệ: Pháp đó không chỉ được Pháp đó là pháp gì? Tức là diệu pháp này. Khi mình nói ra là nói về nó thôi, mình suy về nó thôi, tức là thuộc về khái niệm. Nói hay cách mấy cũng là khái niệm thôi, vẫn trái với cái hiện tiền rồi.Ở đây, nó như vậy là như vậy không thêm bớt gì trong đó hết. Do đó khi Phật mới thành đạo Ngài muốn Nhập Niết Bàn, vì thấy pháp Ngài chứng được nó quá chỗ hiểu biết của thế gian, quá ngôn ngữ diễn tả. Cũng như Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi sang Trung Hoa, gặp vua Lương Võ Đế đối đáp mà không thông cảm được, Ngài bỏ đi đến chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi quay mặt vô vách. Tại sao vậy? Là bởi vì chưa gặp người tri âm, chưa gặp người thông cảm được, khó nói, chỉ đành ngồi nhìn vào vách để chờ, chờ gặp người. Khi gặp được Ngài Thần Quang, nói ra thì Ngài cảm thông được, Tổ mới truyền Pháp. Cho nên chữ Diệu này không thể giải thích bằng chữ nghĩa cho hết. Trong bộ Pháp Hoa Đề Cương của Thiền Sư Minh Chánh có bài tụng nói về chữ Diệu này: Nan hình nan trạng diệc nan danh Không hình, không dáng cũng không tên, Ngài nói chỗ Diệu nó không hình không tướng gì hết, cũng không tên nên không diễn tả nổi. Chính một điểm linh này, nó lặng lẽ sáng suốt thông cả pháp giới, không có chỗ nào chướng ngại. Vậy ngay đây cũng vẫn có, nhưng mê. Nó là xưa nay vẫn thanh tịnh như vậy, vốn chân thật nguyên vẹn, chói sáng chưa từng mê, chư Phật, chúng sanh từ đó mà hiện ra. Nói chư Phật từ đó hiện ra phải rồi, còn chúng sanh cũng từ đó hiện ra nữa sao? Bởi vì giác ngộ trọn vẹn chỗ này gọi chư Phật, còn mê mất chỗ này gọi là chúng sanh, cho nên cũng từ đó ra chớ không đâu khác. Như vậy ai ai cũng có "một ông cha tánh giác" này, nhưng bỏ quên, nên đành làm kẻ ăn mày lang thang, nghèo khổ, bữa đói bữa no, thật đáng thương! Trong kinh gọi là chàng cùng tử bỏ cha đi ăn xin, xin được chút ít thấy chịu rồi, còn khi gặp cha thì không dám nhận. Như vậy chữ Diệu, nó sẵn nơi chỗ này đây chớ không đâu khác, mà người không thấy là bị mê. Nếu tỏ ngộ diệu pháp này tức là khai tri kiến Phật là mở con mắt đạo Nhất thừa, đó chính là mở bộ kinh Pháp Hoa nơi chính mình. 2- Tri kiến Phật ở đâu ? Biết Diệu pháp là tri kiến Phật rồi, bây giờ cái tri kiến Phật đó ở đâu? Nó ở đâu mà khó nói, khó chỉ? Sự thật hỏi ở đâu là lầm to, hỏi ở đâu là không biết gì về Tri Kiến Phật. Có ở đâu là nó thành ra cái bị thấy, là có chỗ nơi, mà đã có chỗ thấy, có chỗ nơi là ngoài mình rồi. Nên đặt câu hỏi đó, là không dính dáng gì rồi. Cho nên chỗ này phải chín chắn. Phải biết: tri là biết, kiến là thấy. Phật là giác ngộ, tức là thấy biết giác ngộ. Mà cái gì thấy biết, chính là tự tâm mình thôi. Ngoài tự tâm lấy gì thấy biết? Ngay đó thấy rõ ở đâu liền. Soi lại tự tâm mình đó là căn bản để tu hành, đó cũng là gốc của muôn pháp, mọi pháp mà nói ra là chủ về tâm chớ gì. Tam tạng kinh điển nói cho nhiều, rốt cuộc là chỉ cái gì? Chỉ cho mình sáng lại tâm mình chớ không gì khác. Cho nên ngoài tự tâm mà đi tìm thì thuộc về kinh giáo để lại thôi. Nếu có, đó là tri kiến Phật văn tự, mà nói mạnh hơn là tri kiến Phật chết. Còn tri kiến Phật sống là ở ngay nơi mình. Vậy ai có tâm thì đều có phần, không phân biệt là nam hay nữ, là tăng hay tục. Bởi vậy trong kinh, Long nữ tám tuổi cũng thành Phật được. Trong kinh có bài kệ nói rằng: Các Thế Tôn vị lai Đây nói các Thế Tôn vị lai là ai? Tức là những người đang ngồi đó chứ gì?ù Phật thọ ký có người nghe pháp, không ai chẳng thành Phật. Chỉ hơi cúi đầu thôi cũng dần dần thành đạo Vô thượng, như vậy trong đây Phật thọ ký cho hết. Mà đây đặc biệt, câu: ‘Tự thành đạo Vô thượng”, thành đó là tự thành, là thành ngay chính mình thôi chứ không đâu khác. Rõ đó thì mình thấy ngay ý nghĩa tri kiến Phật ở đâu liền. 3. Nói về khai thị tri kiến Phật. Tức là đã có rồi làm sao chỉ bày đây? Nó là cái không hình không tướng, ngôn ngữ nói không tới, chỉ bày đây thế nào? Đây là chỉ đánh thức nhắc lại, gợi ý thôi, chớ làm sao chỉ thẳng ra được. Nghĩa là gợi ý cho người tự nhận nơi mình đó là khéo thôi. Cho nên trong kinh lúc Phật phóng ánh sáng, bài kệ cuối nói rằng: Nay Phật phóng ánh sáng Rồi phóng hào quang suốt qua các cõi, thấy các cõi như một cõi thôi, không ngăn chia gì nữa. Lúc đó coi như hết niệm kia đây, quên cả ý niệm về không gian. Mình mắc kẹt không gian cho nên chướng ngại. Đây quên ý niệm không gian, ngay đó thực tại hiện tiền, tri kiến sáng ngời. Nhưng người học kinh Pháp Hoa nghe nói ánh sáng do Phật phóng như vậy, bây giờ ngồi tưởng tượng không biết bao giờ mình mới thấy được ánh sáng đó, ánh sáng đó ở đâu? Hiện giờ còn hay chăng? Chỗ này, trong kinh Phật cũng có ngầm ý này rồi, nói phóng nhưng cuối cùng không nói thâu, tức là ngày nay cũng vẫn còn. Cho nên trong nhà thiền, Thiền sư Viên Chiếu có lần Ngài thượng đường, bảo: - Các ông hãy xem kìa, ánh sáng tốt lành rực rỡ, đang chiếu sáng cõi thế giới đại thiên, trăm ức vi trần cõi nước, trăm ức biển cả, trăm ức núi Tu di, trăm ức mặt trời, mặt trăng, cho đến trăm ức bốn châu thiên hạ, cho đến cõi Phật nhiều như bụi nhỏ đều ở trong ánh sáng đó hiện ra cùng một lúc. Này các vị, các vị có thấy chăng? Nếu mà thấy được là chính các vị đang tự thân ở trong ánh sáng tốt lành ấy, còn không thấy được thì đừng nói ánh sáng tốt lành ấy chẳng chiếu soi, hãy tham đi! Thiền Sư Viên Chiếu này là Thiền Sư bên Trung Hoa, sống thời Đường cách thời Phật nói kinh Pháp Hoa này cả ngàn năm hơn, mà Ngài vẫn thấy như trước mắt vậy, vậy là ánh sáng đó ở đâu? Tại sao Ngài thấy được, còn chúng ta thì không thấy? Đây Ngài Viên Chiếu bảo là nếu không thấy đừng bảo là không có, nó vẫn chiếu soi đó thôi, nên tham cứu trở lại xem. Tại vì mình không ở trong hội Pháp Hoa, nếu đang ở trong hội Pháp Hoa thì thấy liền, tức là mở tri kiến Phật thì thấy ngay, còn chưa mở thì nghe nói như chuyện đâu đâu. Rồi trong kinh lại nói: Phật Đại ThôngTrí Thắng mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp cũng chẳng hiện tiền. Như vậy ngồi đạo tràng rồi mà mười kiếp Phật pháp chẳng hiện tiền. Nhiều người đọc đến chỗ này thắc mắc, không biết sao? Đã ngồi đạo tràng mà sao Phật pháp chưa hiện tiền, vậy Phật pháp ở đâu? Với người chưa sáng thì luôn luôn thắc mắc khó hiểu, mà càng tìm hiểu chừng nào càng không thể hiểu. Với người sáng mắt thì rất đơn giản, tại sao nó không hiện tiền? Là bởi vì còn muốn thấy hiện tiền, cho nên chẳng hiện thôi, nghĩa là còn thấy có Phật pháp để hiện nên nó không hiện. Tức là thấy ngoài mình riêng có cái Phật pháp nữa để mà hiện, là trái với hiện tiền rồi làm sao hiện. Bây giờ quên bặt khái niệm về Phật pháp đi, thì Phật pháp hiện ngay nơi mình thôi, khỏi cần chờ hiện mà nó cũng hiện. Cho nên Thiền Sư Hiểu Thuấn nói: "Nghe hai chữ Phật pháp là sớm để làm nhơ tai mắt của ta rồi". Tại sao vậy? Bởi Phật pháp đâu phải cái tên vô tri đó, nhưng mình nghe Phật pháp mình tưởng theo tên đó, rồi còn giải ra nữa. Phật là giác, nghĩa là pháp giác ngộ, thì quên mất hiện tiền đây rồi, khiến cho người nghe tưởng tượng có cái Phật pháp gì đó nữa, nên Ngài nói: nghe tên là làm nhơ tai mắt rồi. Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn, một hôm giờ tham vấn ban đêm có vị tăng vào thất, Sư hỏi là ai, vị Tăng không có đáp. Sư bảo: - Ta biết được ngươi rồi. Ông Tăng liền cười, Sư bảo: - Lại đâu phải người nào khác. Nhân đó Sư có bài kệ: Khinh khinh đạp địa khủng nhân tri Sư nói ông bước chân nhè nhẹ sợ người ta hay, nhưng mà ông cười, nói rõ ràng còn dối ai được nữa, rõ ràng nó lộ ra rồi. Cho nên: "Kẻ trí liền đó nắm lấy đi", ngay đó nhận liền, còn đợi sáng mai thì gà đi mất . Đợi suy nghĩ là nó xa, còn ngay đó nắm lấy là xong liền, rõ ràng chỉ ngay mọi hành động của mình, ngay chỗ mình cười nói rõ ràng đó, đã biểu lộ ánh sáng chân thật, chưa từng thiếu vắng bao giờ. Nhưng chỉ vì mọi người cứ lo nhớ cảnh trước mắt, lo sống theo cái bị biết, nên đành mê. Ở đây, nếu quí vị nhớ và thấy theo Như Lai thấy, thì lúc nào cũng hiện tiền hết. Trong kinh Pháp Hoa có đoạn Phật nói: "Như Lai chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi, Như Lai thấy suốt không sai lầm". Mình cũng vậy, nếu chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi thì thấy suốt không chỗ nào sai lầm hết, nghĩa là sao? Không như ba cõi mà thấy ba cõi, tức là thấy tất cả mọi sự mọi vật giữa cõi thế gian này, thấy hết không sót gì, nhưng thấy tất cả, mà không là cái gì hết. Liền đó là thấy suốt, không có chỗ nào lầm lẫn, không gì che mờ được. Còn mình thấy cái gì, “là cái đó” , nó mê là mê chỗ đó thôi. Thấy cái bông là cái bông rồi, làm sao mà thấy suốt cái khác được. Còn đây là thấy tất cả mà đi qua hết, không dừng ở một cái gì, thì thấy vẫn y nguyên thấy, mê, giác, chỉ có chút xíu đó thôi. Ngay cái hoa này, mê cũng nó, giác cũng nó. Tri kiến Phật, tri kiến chúng sanh cũng ngay đó. Thiền sư Trí Thông ở trong hội của Ngài Qui Tông, đang đêm bỗng la: - Tôi đại ngộ rồi, tôi đại ngộ rồi! Sáng ra Ngài Qui Tông hỏi: - Khi đêm ai la đại ngộ đâu, ra đây xem! Sư liền ra thưa: - Bạch Hòa thượng, là con. Ngài Qui Tông hỏi: - Ông thấy cái gì? Ông nói: - Sư cô là người nữ. Sư cô là cô ni, cô ni là người nữ chớ có gì đâu? Ngài ngộ có bấy nhiêu đó. Vậy ngộ cái gì? Tức không có gì khác, không có gì lạ lùng, chính ngay chỗ sống hàng ngày của mình, bây giờ nhớ lại ngộ thôi, cũng như sư cô là người nữ, chớ không gì khác. Người nghe tưởng tượng trong đầu ngộ phải phóng hào quang, phải là rực rỡ gì đó, thành quá xa. Có bài kệ Cổ Đức nói rằng: Ngã tâm bổn dữ Phật tâm tề Tâm mình tâm Phật không hai, chỉ tại mê lầm mà phải bao nhiêu kiếp nổi chìm trong biển luân hồi sanh tử. Sự thật Bồ đề là tiếng Phạn, Tàu gọi là giác chớ không gì khác, mà giác đó là cái gì? “Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề”à, tức tâm lặng mà biết. Biết mà lặng lẽ đó là giác, là Bồ Đề. Còn biết mà động đi theo duyên là thức là mê. Cho nên tâm Phật, tâm ta cũng chỗ đó, không khác. 4. Hội tam qui nhất Hội tam qui nhất là gom ba về một, hội ba thừa về nhất thừa. Tức là đưa ba thừa về nơi một thừa, không còn chia hai chia ba sai biệt nữa. Tức đến kinh Pháp Hoa này, hay là đến chỗ tri kiến Phật này là gom về một thừa, không còn chia có hai, có ba sai biệt nữa. Đó là phá cái niệm sai biệt, không còn thấy có tiểu thừa, đại thừa. Không còn kẹt trong giai cấp tu chứng, Trong kinh nói : "Chỉ một việc này thật, có hai chẳng phải chân". Mình vừa thấy có hai tức là có cái bóng rồi, huống là thứ ba. Nếu còn thấy có cái tâm thể Thanh Văn khác, có tâm thể Duyên Giác khác, có tâm thể Bồ Tát khác, có tâm thể Phật khác, thì sao? Rõ ràng chưa hết mê, tức là mình cách biệt với Phật rồi. Ở đây mỗi người nghiệm rõ trở lại xem. Thí dụ khi mình mới phát tâm, thì mới phát tâm đó là ai? Rồi tới rốt ráo giác ngộ đó là ai? Có ai khác xen vào trong đó không? Mà đây chia tâm thể Thanh Văn khác, tâm thể Duyên Giác khác, tâm thể Bồ Tát khác, tâm thể Phật khác, thành ra có nhiều người trong đó rồi. Đây rõ ràng, từ lúc mới phát tâm đến lúc giác ngộ, có ai khác xen vào trong đó đâu. Nghĩa là chỉ một tri kiến Phật thôi. Nhưng mà tùy theo người ngộ nhập có sâu có cạn mới thành sai biệt. Người ngộ cạn thì nói là Bồ Tát mới, ngộ sâu thì Bồ Tát lên đăng địa, còn ngộ viên mãn thì thành Phật vậy thôi, nghĩa là thể tri kiến Phật vốn không hai. Cho nên ở chỗ này rõ rồi, nếu tự cho mình là A La Hán, mà không tin có tri kiến Phật, tức thấy có A La Hán riêng ngoài tri kiến Phật, thì có thật A La Hán chưa? Vậy muốn sống trong tri kiến Phật này phải xóa tan hết ranh giới ba thừa phân biệt, không còn có tâm kia đây, mà muốn thấu được chỗ này thì sao? Phải thu hồi các hóa Phật về một chỗ, thì ngay Ta bà đây chuyển thành Tịnh độ liền. Ngay nơi đây núi, sông, gò nỗng cũng dời chỗ khác. Như trong phẩm Hiện Bảo Tháp. Lúc bấy giờ cõi Ta bà biến thành thanh tịnh, đất bằng lưu ly, cây báu trang nghiêm, vàng ròng làm dây, giăng ngang tám đường, không có các tụ lạc, làng xóm, thành ấp, biển cả, sông ngòi, núi sông, cùng rừng bụi, trong đó đốt hương báu lớn, hoa mạn đà la trải khắp cõi đất, dùng lưới màn báu giăng trùm ở trên, rồi treo những linh báu. Có điều đặc biệt là chỉ lưu lại chúng trong hội này, còn dời các trời người ở chỗ khác, nghe tới đây quý vị thấy có buồn không? Đây để nói rằng, người ở trong tri kiến Phật đó thì mới thấy được, còn người ngoài làm sao thấy, dời là vậy chớ không phải dời đi đâu. Cũng vậy, như mình ở đây, đang ngồi nghe tri kiến Phật đó, nhưng còn dùng vọng tưởng để nghe, thì giống như mình bị dời chỗ khác còn ngay đây cảm nhận tri kiến Phật thì tất cả đều sáng ngời, có thể nói ngay đây là pháp hội Linh Sơn cũng vẫn còn đang diễn bày đó. Nhưng chỉ người ở trong ánh sáng tri kiến Phật thì thấy rõ, còn người chưa vào trong đó thì không thấy. Đóù là để nói lên, tâm mình thanh tịnh rồi thì nhìn ra cái gì cũng thanh tịnh sáng suốt hết. Còn tâm mình tối, mê thì nhìn gì cũng tối, cũng mê, tâm mình có cao có thấp, nhìn ra thấy có cao có thấp, tâm bình đẳng thì nhìn đâu cũng bình đẳng. Điểm kế nữa, hiểu rõ như vậy rồi, thì bây giờ thọ trì Pháp Hoa sao đây? Làm sao thọ trì, tức là gìn giữ để nó không gián đoạn, không mất? Mỗi tối phải tụng tới tụng lui hoài phải không? Dù cho tụng hay cách mấy cũng có gián đoạn, đâu phải tụng suốt cả ngày. Tức phải dùng trí vô sư ngay trong chính mình mới giữ nổi kinh Pháp Hoa này không mất thôi. Dù cho mình dùng trí thông minh lanh lợi cách mấy, dùng trí bên ngoài đó, thì có lúc cũng phải trả lại, cũng phải vắng mặt. Trí học ở ngoài của thầy lâu lâu cũng phải quên. Thí dụ đây, ngồi nghe thì biết có Pháp Hoa đó, nhưng ra ngoài thì quên mất rồi. Còn mình mở trí vô sư của mình đó thì không mất. Cho nên hình ảnh ở trong kinh Pháp Hoa là phó chúc cho các vị Bồ Tát từ dưới lòng đất vọt lên. Các vị Bồ Tát ở nơi cõi khác xin hộï trì Pháp Hoa, nhưng Phật không nhận mà nhận các vị Bồ Tát từ lòng đất vọt lên. Bồ Tát từ lòng đất vọt lên là trí vô sư từ tâm mình hiện ra. Phải mở trí vô sư này mới từ đó giữ gìn Pháp Hoa không mất được, vì nó ở ngay nơi mình. Mà khi mở trí vô sư này rồi thì nói theo kinh Pháp Hoa, mình mới bật ngửa một điều! Là tuổi thọ của Phật không tính kể! Bởi vì mình thấy, đây Phật không phải ở thân tướng, có hình có dạng này, mà thấy suốt qua pháp thân Phật. Như vậy cái thân này, dù Phật có nhập Niết Bàn nhưng tuổi thọ kia nó không cùng tận, dù cho thế giới có hoại, nó cũng không động đến tuổi thọ kia, sống với tuổi thọ đó mới là chỗ thọ trì Pháp Hoa chân thật, đúng với nghĩa thọ trì. Thọ là nhận. Trì là gìn giữ. Nhận và gìn giữ không bao giờ mất. Còn quý vị nhận gìn giữ bộ Pháp Hoa để trên bàn đây, thế nào cũng mất thôi. Phải thấy được ý đó. Cho nên kế sau đó thì Như Lai chúc lụy: Ngài hiện tướng lưỡi rộng dài, từ đây trùm lên cả Trời Phạm Thiên: rồi tằng hắng, tiếng đó vang cả mười phương thế giới, Ngài dùng hình ảnh đó mà chúc lụy, tại sao không dùng lời nói mà chúc lụy nghe dễ hiểu không? Bởi đó là chỗ không nói hết bằng lời. Nghĩa là hiện tướng lưỡi rộng dài, ở đây trùm khắp hết cõi trời, rồi tằng hắng một tiếng vọng cả mười phương, ai nghe được tiếng tằng hắng đó, thì được Phật chúc lụy, ai thấy được tướng lưỡi rộng dài đó cũng được Phật chúc lụy. Vậy trên cái hoa, cái bàn nó cũng có cái tướng lưỡi của Phật đó, nếu mình thấy được. Mình thọ trì Pháp Hoa là thọ trì như vậy. Điều quan trọng cuối cùng là phải thể nhập Pháp Hoa, nói gì nói phải thể nhập mới được, có thể nhập thì mới sống trọn vẹn trong tri kiến Phật, còn nói hay, hiểu gì cũng bên ngoài thôi. Có câu chuyện: có vị học giả Tông Thiên Thai, tên là Đạo Văn, ông đã trên 50 tuổi, từng nghiên cứu giáo nghĩa Thiên thai này trên 30 năm, ông nghe tiếng Thiền sư Chân Quán, là vị Thiền sư trước kia cũng từng nghiên cứu giáo nghĩa của Tông Thiên thai này, tức là giáo nghĩa Pháp Hoa, nhưng sau này tham thiền được sáng đạo thành Thiền sư. Đạo Văn đến tham vấn Ngài Chân Quán, thành khẩn thưa: - Con đã học qua tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên thai từ nhỏ, nhưng chỉ có một vấn đề trước sau là chưa hiểu rõ. Quí vị nghe chỗ này phải chú ý! Nghĩa là học qua tư tưởng kinh Pháp Hoa từ nhỏ, nhưng có một vấn đề không hiểu thôi. Chính chỗ đó là chỗ Thiền sư thấy ra. Ngài Chân Quán bảo: - Tư tưởng Pháp Hoa của Tông Thiên Thai rất là rộng lớn sâu xa, viên dung vô ngại, nên trong đó bao gồm rất nhiều vấn đề, thế mà ông chỉ có một vấn đề chẳng hiểu, như vậy chẳng biết đó là vấn đề gì ? Đạo Văn thưa: - Kinh Pháp Hoa nói tình với vô tình đồng tròn chủng trí (tình dữ vô tình, đồng viên cảnh trí). Ý này nhận cỏ cây hoa lá đều hay thành Phật được. Vậy xin hỏi thầy, cỏ hoa đó thật có khả năng thành Phật chăng ? Quý vị học Pháp Hoa có nghi không? Trong đó nói tình dữ vô tình đồng thành chủng trí, vậy cỏ hoa đều có khả năng thành Phật hết. Cho nên đây ông mới nghi: cỏ hoa thật có khả năng thành Phật hay không ? Thiền Sư Chân Quán bảo: - Ba mươi năm nay ông mang cái niệm cỏ hoa cây lá có thành Phật hay không, đối với ông có ích gì ? Ông nên quan tâm đến “tự chính mình, thế nào thành Phật” cần xét nghĩ như thế mới đúng hơn. Đạo Văn ngạc nhiên mới thưa: - Con quả thật chưa có nghĩ đến như thế, Vậy xin hỏi: Tự chính mình của con thế nào thành Phật ? Thiền sư Chân Quán bảo: - Ông đã nói chỉ có một vấn đề hỏi ta thôi, vậy liên quan tới vấn đề thứ hai, tự ông đã giải quyết xong rồi. Mới đó ông nói chỉ có một vấn đề là không hiểu thôi, mà bây giờ vấn đề đó ông hỏi ta là vấn đề thứ hai rồi, mà vấn đề thứ hai là ông tự giải quyết xong rồi. Cho thấy rõ ràng ông Pháp sư Đạo Văn này chỉ học trên chữ nghĩa. Nghiên cứu cũng nghiên cứu chữ nghĩa nên bị khái niệm tưởng tượng quá nhiều. Qua ngôn ngữ trình bày thì mình thấy rõ, ông nói tưởng đâu ông thông hết rồi, chỉ còn có một vấn đề thôi. Cho nên Ngài Chân Quán mới nhấn mạnh lại: "ông đã nói chỉ có vấn đề thôi, bây giờ liên quan đến vấn đề thứ hai, kể như ông giải quyết xong". Như vậy đây là tưởng tượng thôi, chớ không phải thật là ông chỉ có vấn đề. Cho nên gặp Thiền Sư Chân Quán nhìn ra chỗ hở của ông rồi, do đó Thiền sư muốn đánh thức, đưa ông trực tiếp thể nghiệm vào, chớ không còn khái niệm suông. Cho nên cuối cùng là Nhập Tri Kiến Phật, phá năm ấm, phá sạch hết tình chấp ngã, rỗng suốt qua các ấm đó, chỉ còn Tri Kiến Phật sáng ngời hiện hữu, lúc đó mình mới thật sự hiểu Pháp Hoa, mới có sức sống Pháp Hoa, thì ngay đây chính mình là bộ kinh Pháp Hoa. Nhưng nếu chỉ có sáng ở nơi mình thôi thì cũng chưa đủ. Mình sáng cho mình, nhưng chưa soi sáng cho tất cả mọi loài, cũng như chưa soi sáng cùng tột vị lai. Nên cuối cùng là phẩm Phổ Hiền, Ngài sẵn sàng hiện đến bất cứ chỗ nào có người trì Pháp Hoa. Vậy ngay đây mình trì Pháp Hoa, Ngài cũng sẵn sàng hiện đến, không có chừa. Nếu còn chừa một chúng sanh là còn chừa chỗ chưa giác. Tức là mình thấy còn một chúng sanh thật. Ở đây không có một chúng sanh nào thật hết, mà đều đầy đủ tri kiến Phật, thì cái thấy tri kiến Phật đó mới là triệt để, mới thấu suốt hoàn toàn. Tóm lại, ai ai cũng đều có bộ kinh Pháp Hoa, cũng như Pháp Hội Linh Sơn cũng vẫn còn ngay trước mắt đây chớ chưa mất đi đâu, khỏi cần phải sợ. Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quán Âm cũng sẵn sàng ngay đây hết. Bởi vì Bồ Tát Phổ Hiền nói rõ: bất cứ chỗ nào có trì kinh Pháp Hoa thì Ngài sẵn sàng hiện tới. Mình cứ nghe Bồ Tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà, rồi tưởng tượng, trông hoài không thấy, chớ sự thật Bồ Tát Phổ Hiền là đang ở đây. Ngài Lâm Tế có dạy ở điểm này, Ngài nói rằng: “Có hạng người học cứ nhắm vào trong núi Ngũ Đài để mà tìm Văn Thù, sớm đã lầm rồi. Núi Ngũ Đài không có Văn Thù, các ông muốn biết Văn Thù chăng? Chỉ là chỗ dùng ngay trước mắt của ông đây, trước sau chẳng có đổi khác, nơi nơi chẳng nghi ngờ, chính cái này là Văn Thù sống, các ông tâm niệm sáng soi không sai biệt, thì nơi nơi thảy là chân Phổ Hiền, các ông một tâm niệm tự tại hay cởi trói tùy chỗ giải thoát thì chính đó là chánh định Quán Âm”. Vậy, ba vị Bồ Tát: Văn Thù - Quán Âm hay Phổ Hiền là cũng ngay nơi mình thôi, ngay trong tri kiến Phật là có đủ, nếu mình khéo mở cái tri kiến Phật. Phật tuy đã nói Pháp Hoa này cách đây hai ngàn mấy trăm năm rồi, nhưng mình nghe thấu chỗ này thì thấy như ngay trước mắt. Nghe kinh Pháp Hoa phóng ánh sáng, rồi Bồ Tát dưới đất lên đầy cả cõi, mình tưởng tượng không biết là bao giờ cho thấy được. Rồi mong thấy nữa, thành ra tưởng tượng quá nhiều, trái xa với Phật đang hiện tiền đây. Vậy kết thúc bằng bài kệ: Hay thay! Diệu pháp chẳng nghĩ bàn,
Đều như Xá Lợi Phất
Và các đệ tử khác
Cũng đầy mười phương cõi
Cùng suy chung so lường
Cũng lại chẳng biết được.
Vắng bặt tướng nói năng
Diệu tại kỳ trung nhứt điểm linh
Thường tịch viên thông minh pháp giới
Bản lai thanh tịnh oánh chơn tinh.
Do tư năng xuất sanh chư Phật
Diệc thị thành vi hữu chúng sanh
Thán nhĩ! chúng sanh mê giác phụ,
Cam vi cùng tử tẩu linh bình.
Tạm dịch là:
Diệu ở trong đây một điểm linh.
Pháp giới suốt thông thường lặng lẽ
Xưa nay thanh tịnh rực tánh chân.
Từ đây chư Phật sanh ra cả,
Cũng lại hay thành có chúng sanh.
Ơi hỡi! Chúng sanh quên cha giác!
Đành làm cùng tử chạy lang thang.
Số nhiều không thể lường
Các đức Như Lai đó
Cũng phương tiện nói pháp
Tất cả các Như Lai
Dùng vô lượng phương tiện
Độ thoát các chúng sanh
Vào trí vô lậu Phật
Nếu có người nghe pháp
Không ai chẳng thành Phật
Và:
Nếu người lòng tán loạn
Nhẫn đến dùng một bông
Cúng dường nơi tượng vẽ
Lần thấy các đức Phật
Hoặc là người lễ lạy
Hoặc là chỉ chắp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây cúng dường tượng
Lần thấy vô lượng Phật
Tự thành đạo vô thượng
Giúp bày nghĩa thực tướng
Phóng ánh sáng là giúp bày nghĩa thật tướng đó, bởi vì khó nói, không thể nói hết. Người lanh lợi, ngay khi thấy phóng ánh sáng đó thì nhận biết liền. Tức là phóng ánh sáng giữa chặng mày, soi suốt cả phương Đông, soi cả trên trời, soi cả địa ngục, không chỗ nào ngăn ngại. Ánh sáng mà soi đó để đánh thức ngay trong mắt này. Nghĩa là ngay cái thấy biết này mà lìa mọi phân biệt, đối đãi, thì ngay đó tri kiến Phật sẵn hiện tiền, cái đó nó thấu suốt tất cả các trần. Cho nên đây nói suốt qua các cõi, không chỗ nào nó không suốt. Nhưng Phật lúc đó chỉ nhập định phóng quang thôi, không nói. Tại sao vậy? Đó là để cho mỗi người tự thầm nhận, chớ không chết trên ngôn ngữ. Ngay buổi đầu nói kinh Pháp Hoa Ngài đã ngầm chỉ mình một cách khéo léo như vậy.
Ngữ tiếu phân minh cánh mạc nghi
Trí giả chỉ kim mãnh đề thủ,
Mạc đãi thiên minh thất khước kê.
Tức là:
Bước chân nhè nhẹ ngại người hay,
Cười nói rõ ràng có gì nghi.
Kẻ trí hiện nay liền nắm lấy,
Chớ đợi sáng mai gà mất đi.
Khoáng kiếp phiêu trầm chỉ vị mê
Bồ Đề Phạn ngữ Đường ngôn giác
Tâm tịch nhi tri thị Bồ Đề
Tức là:
Tâm ta tâm Phật vốn không hai,
Nhiều kiếp nổi chìm bởi tại mê,
Tiếng Phạn Bồ Đề, Tàu gọi giác,
Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề.
Giữa dòng sanh tử vẫn tròn nguyên.
Dù bao Thu Tử chung lường biết,
Chỉ nhọc Thế Tôn bảo, bảo: dừng!
****
Nhắn gởi người người tụng Pháp Hoa,
Tụng suông muôn thuở vẫn mù lòa,
Phải liền soi lại nơi mình đấy,
“Nghe, thấy” bao giờ chẳng Pháp Hoa!!!
Đều như Xá Lợi Phất
Và các đệ tử khác
Cũng đầy mười phương cõi
Cùng suy chung so lường
Cũng lại chẳng biết được.
Nghĩa là, đầy mười phương đều như Xá Lợi Phất mà cùng nhau chung lại để suy lường cũng không biết được trí Phật. Lỗi tại chỗ nào? Tại chỗ là suy lường thôi. Bởi vì suy lường là suy lường về nó, là còn cách xa với nó. Đoạn cuối Phật thổ lộ qua hai câu kệ:
Pháp đó không chỉ được
Vắng bặt tướng nói năng
Pháp đó là pháp gì? Tức là diệu pháp này. Khi mình nói ra là nói về nó thôi, mình suy về nó thôi, tức là thuộc về khái niệm. Nói hay cách mấy cũng là khái niệm thôi, vẫn trái với cái hiện tiền rồi.Ở đây, nó như vậy là như vậy không thêm bớt gì trong đó hết. Do đó khi Phật mới thành đạo Ngài muốn Nhập Niết Bàn, vì thấy pháp Ngài chứng được nó quá chỗ hiểu biết của thế gian, quá ngôn ngữ diễn tả.
Cũng như Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi sang Trung Hoa, gặp vua Lương Võ Đế đối đáp mà không thông cảm được, Ngài bỏ đi đến chùa Thiếu Lâm, chín năm ngồi quay mặt vô vách. Tại sao vậy? Là bởi vì chưa gặp người tri âm, chưa gặp người thông cảm được, khó nói, chỉ đành ngồi nhìn vào vách để chờ, chờ gặp người. Khi gặp được Ngài Thần Quang, nói ra thì Ngài cảm thông được, Tổ mới truyền Pháp. Cho nên chữ Diệu này không thể giải thích bằng chữ nghĩa cho hết.
Trong bộ Pháp Hoa Đề Cương của Thiền Sư Minh Chánh có bài tụng nói về chữ Diệu này:
Nan hình nan trạng diệc nan danh
Diệu tại kỳ trung nhứt điểm linh
Thường tịch viên thông minh pháp giới
Bản lai thanh tịnh oánh chơn tinh.
Do tư năng xuất sanh chư Phật
Diệc thị thành vi hữu chúng sanh
Thán nhĩ! chúng sanh mê giác phụ,
Cam vi cùng tử tẩu linh bình.
Tạm dịch là:
Không hình, không dáng cũng không tên,
Diệu ở trong đây một điểm linh.
Pháp giới suốt thông thường lặng lẽ
Xưa nay thanh tịnh rực tánh chân.
Từ đây chư Phật sanh ra cả,
Cũng lại hay thành có chúng sanh.
Ơi hỡi! Chúng sanh quên cha giác!
Đành làm cùng tử chạy lang thang.
Ngài nói chỗ Diệu nó không hình không tướng gì hết, cũng không tên nên không diễn tả nổi. Chính một điểm linh này, nó lặng lẽ sáng suốt thông cả pháp giới, không có chỗ nào chướng ngại. Vậy ngay đây cũng vẫn có, nhưng mê. Nó là xưa nay vẫn thanh tịnh như vậy, vốn chân thật nguyên vẹn, chói sáng chưa từng mê, chư Phật, chúng sanh từ đó mà hiện ra. Nói chư Phật từ đó hiện ra phải rồi, còn chúng sanh cũng từ đó hiện ra nữa sao? Bởi vì giác ngộ trọn vẹn chỗ này gọi chư Phật, còn mê mất chỗ này gọi là chúng sanh, cho nên cũng từ đó ra chớ không đâu khác. Như vậy ai ai cũng có "một ông cha tánh giác" này, nhưng bỏ quên, nên đành làm kẻ ăn mày lang thang, nghèo khổ, bữa đói bữa no, thật đáng thương! Trong kinh gọi là chàng cùng tử bỏ cha đi ăn xin, xin được chút ít thấy chịu rồi, còn khi gặp cha thì không dám nhận. Như vậy chữ Diệu, nó sẵn nơi chỗ này đây chớ không đâu khác, mà người không thấy là bị mê. Nếu tỏ ngộ diệu pháp này tức là khai tri kiến Phật là mở con mắt đạo Nhất thừa, đó chính là mở bộ kinh Pháp Hoa nơi chính mình.
2- Tri kiến Phật ở đâu ?
Biết Diệu pháp là tri kiến Phật rồi, bây giờ cái tri kiến Phật đó ở đâu? Nó ở đâu mà khó nói, khó chỉ? Sự thật hỏi ở đâu là lầm to, hỏi ở đâu là không biết gì về Tri Kiến Phật. Có ở đâu là nó thành ra cái bị thấy, là có chỗ nơi, mà đã có chỗ thấy, có chỗ nơi là ngoài mình rồi. Nên đặt câu hỏi đó, là không dính dáng gì rồi. Cho nên chỗ này phải chín chắn. Phải biết: tri là biết, kiến là thấy. Phật là giác ngộ, tức là thấy biết giác ngộ. Mà cái gì thấy biết, chính là tự tâm mình thôi. Ngoài tự tâm lấy gì thấy biết? Ngay đó thấy rõ ở đâu liền.
Soi lại tự tâm mình đó là căn bản để tu hành, đó cũng là gốc của muôn pháp, mọi pháp mà nói ra là chủ về tâm chớ gì. Tam tạng kinh điển nói cho nhiều, rốt cuộc là chỉ cái gì? Chỉ cho mình sáng lại tâm mình chớ không gì khác. Cho nên ngoài tự tâm mà đi tìm thì thuộc về kinh giáo để lại thôi. Nếu có, đó là tri kiến Phật văn tự, mà nói mạnh hơn là tri kiến Phật chết. Còn tri kiến Phật sống là ở ngay nơi mình. Vậy ai có tâm thì đều có phần, không phân biệt là nam hay nữ, là tăng hay tục. Bởi vậy trong kinh, Long nữ tám tuổi cũng thành Phật được. Trong kinh có bài kệ nói rằng:
Các Thế Tôn vị lai
Số nhiều không thể lường
Các đức Như Lai đó
Cũng phương tiện nói pháp
Tất cả các Như Lai
Dùng vô lượng phương tiện
Độ thoát các chúng sanh
Vào trí vô lậu Phật
Nếu có người nghe pháp
Không ai chẳng thành Phật
Đây nói các Thế Tôn vị lai là ai? Tức là những người đang ngồi đó chứ gì?ù Phật thọ ký có người nghe pháp, không ai chẳng thành Phật.
Và:
Nếu người lòng tán loạn
Nhẫn đến dùng một bông
Cúng dường nơi tượng vẽ
Lần thấy các đức Phật
Hoặc là người lễ lạy
Hoặc là chỉ chắp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây cúng dường tượng
Lần thấy vô lượng Phật
Tự thành đạo vô thượng
Chỉ hơi cúi đầu thôi cũng dần dần thành đạo Vô thượng, như vậy trong đây Phật thọ ký cho hết. Mà đây đặc biệt, câu: ‘Tự thành đạo Vô thượng”, thành đó là tự thành, là thành ngay chính mình thôi chứ không đâu khác. Rõ đó thì mình thấy ngay ý nghĩa tri kiến Phật ở đâu liền.
3. Nói về khai thị tri kiến Phật.
Tức là đã có rồi làm sao chỉ bày đây? Nó là cái không hình không tướng, ngôn ngữ nói không tới, chỉ bày đây thế nào? Đây là chỉ đánh thức nhắc lại, gợi ý thôi, chớ làm sao chỉ thẳng ra được. Nghĩa là gợi ý cho người tự nhận nơi mình đó là khéo thôi. Cho nên trong kinh lúc Phật phóng ánh sáng, bài kệ cuối nói rằng:
Nay Phật phóng ánh sáng
Giúp bày nghĩa thực tướng
Phóng ánh sáng là giúp bày nghĩa thật tướng đó, bởi vì khó nói, không thể nói hết. Người lanh lợi, ngay khi thấy phóng ánh sáng đó thì nhận biết liền. Tức là phóng ánh sáng giữa chặng mày, soi suốt cả phương Đông, soi cả trên trời, soi cả địa ngục, không chỗ nào ngăn ngại. Ánh sáng mà soi đó để đánh thức ngay trong mắt này. Nghĩa là ngay cái thấy biết này mà lìa mọi phân biệt, đối đãi, thì ngay đó tri kiến Phật sẵn hiện tiền, cái đó nó thấu suốt tất cả các trần. Cho nên đây nói suốt qua các cõi, không chỗ nào nó không suốt. Nhưng Phật lúc đó chỉ nhập định phóng quang thôi, không nói. Tại sao vậy? Đó là để cho mỗi người tự thầm nhận, chớ không chết trên ngôn ngữ. Ngay buổi đầu nói kinh Pháp Hoa Ngài đã ngầm chỉ mình một cách khéo léo như vậy.
Rồi phóng hào quang suốt qua các cõi, thấy các cõi như một cõi thôi, không ngăn chia gì nữa.
Lúc đó coi như hết niệm kia đây, quên cả ý niệm về không gian. Mình mắc kẹt không gian cho nên chướng ngại. Đây quên ý niệm không gian, ngay đó thực tại hiện tiền, tri kiến sáng ngời. Nhưng người học kinh Pháp Hoa nghe nói ánh sáng do Phật phóng như vậy, bây giờ ngồi tưởng tượng không biết bao giờ mình mới thấy được ánh sáng đó, ánh sáng đó ở đâu? Hiện giờ còn hay chăng? Chỗ này, trong kinh Phật cũng có ngầm ý này rồi, nói phóng nhưng cuối cùng không nói thâu, tức là ngày nay cũng vẫn còn. Cho nên trong nhà thiền, Thiền sư Viên Chiếu có lần Ngài thượng đường, bảo:
- Các ông hãy xem kìa, ánh sáng tốt lành rực rỡ, đang chiếu sáng cõi thế giới đại thiên, trăm ức vi trần cõi nước, trăm ức biển cả, trăm ức núi Tu di, trăm ức mặt trời, mặt trăng, cho đến trăm ức bốn châu thiên hạ, cho đến cõi Phật nhiều như bụi nhỏ đều ở trong ánh sáng đó hiện ra cùng một lúc. Này các vị, các vị có thấy chăng? Nếu mà thấy được là chính các vị đang tự thân ở trong ánh sáng tốt lành ấy, còn không thấy được thì đừng nói ánh sáng tốt lành ấy chẳng chiếu soi, hãy tham đi!
Thiền Sư Viên Chiếu này là Thiền Sư bên Trung Hoa, sống thời Đường cách thời Phật nói kinh Pháp Hoa này cả ngàn năm hơn, mà Ngài vẫn thấy như trước mắt vậy, vậy là ánh sáng đó ở đâu? Tại sao Ngài thấy được, còn chúng ta thì không thấy? Đây Ngài Viên Chiếu bảo là nếu không thấy đừng bảo là không có, nó vẫn chiếu soi đó thôi, nên tham cứu trở lại xem. Tại vì mình không ở trong hội Pháp Hoa, nếu đang ở trong hội Pháp Hoa thì thấy liền, tức là mở tri kiến Phật thì thấy ngay, còn chưa mở thì nghe nói như chuyện đâu đâu. Rồi trong kinh lại nói: Phật Đại ThôngTrí Thắng mười kiếp ngồi đạo tràng, Phật pháp cũng chẳng hiện tiền. Như vậy ngồi đạo tràng rồi mà mười kiếp Phật pháp chẳng hiện tiền. Nhiều người đọc đến chỗ này thắc mắc, không biết sao? Đã ngồi đạo tràng mà sao Phật pháp chưa hiện tiền, vậy Phật pháp ở đâu? Với người chưa sáng thì luôn luôn thắc mắc khó hiểu, mà càng tìm hiểu chừng nào càng không thể hiểu. Với người sáng mắt thì rất đơn giản, tại sao nó không hiện tiền? Là bởi vì còn muốn thấy hiện tiền, cho nên chẳng hiện thôi, nghĩa là còn thấy có Phật pháp để hiện nên nó không hiện. Tức là thấy ngoài mình riêng có cái Phật pháp nữa để mà hiện, là trái với hiện tiền rồi làm sao hiện. Bây giờ quên bặt khái niệm về Phật pháp đi, thì Phật pháp hiện ngay nơi mình thôi, khỏi cần chờ hiện mà nó cũng hiện. Cho nên Thiền Sư Hiểu Thuấn nói: "Nghe hai chữ Phật pháp là sớm để làm nhơ tai mắt của ta rồi". Tại sao vậy? Bởi Phật pháp đâu phải cái tên vô tri đó, nhưng mình nghe Phật pháp mình tưởng theo tên đó, rồi còn giải ra nữa. Phật là giác, nghĩa là pháp giác ngộ, thì quên mất hiện tiền đây rồi, khiến cho người nghe tưởng tượng có cái Phật pháp gì đó nữa, nên Ngài nói: nghe tên là làm nhơ tai mắt rồi.
Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn, một hôm giờ tham vấn ban đêm có vị tăng vào thất, Sư hỏi là ai, vị Tăng không có đáp. Sư bảo:
- Ta biết được ngươi rồi.
Ông Tăng liền cười, Sư bảo:
- Lại đâu phải người nào khác.
Nhân đó Sư có bài kệ:
Khinh khinh đạp địa khủng nhân tri
Ngữ tiếu phân minh cánh mạc nghi
Trí giả chỉ kim mãnh đề thủ,
Mạc đãi thiên minh thất khước kê.
Tức là:
Bước chân nhè nhẹ ngại người hay,
Cười nói rõ ràng có gì nghi.
Kẻ trí hiện nay liền nắm lấy,
Chớ đợi sáng mai gà mất đi.
Sư nói ông bước chân nhè nhẹ sợ người ta hay, nhưng mà ông cười, nói rõ ràng còn dối ai được nữa, rõ ràng nó lộ ra rồi. Cho nên: "Kẻ trí liền đó nắm lấy đi", ngay đó nhận liền, còn đợi sáng mai thì gà đi mất . Đợi suy nghĩ là nó xa, còn ngay đó nắm lấy là xong liền, rõ ràng chỉ ngay mọi hành động của mình, ngay chỗ mình cười nói rõ ràng đó, đã biểu lộ ánh sáng chân thật, chưa từng thiếu vắng bao giờ. Nhưng chỉ vì mọi người cứ lo nhớ cảnh trước mắt, lo sống theo cái bị biết, nên đành mê. Ở đây, nếu quí vị nhớ và thấy theo Như Lai thấy, thì lúc nào cũng hiện tiền hết.
Trong kinh Pháp Hoa có đoạn Phật nói: "Như Lai chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi, Như Lai thấy suốt không sai lầm".
Mình cũng vậy, nếu chẳng như ba cõi mà thấy ba cõi thì thấy suốt không chỗ nào sai lầm hết, nghĩa là sao? Không như ba cõi mà thấy ba cõi, tức là thấy tất cả mọi sự mọi vật giữa cõi thế gian này, thấy hết không sót gì, nhưng thấy tất cả, mà không là cái gì hết. Liền đó là thấy suốt, không có chỗ nào lầm lẫn, không gì che mờ được.
Còn mình thấy cái gì, “là cái đó” , nó mê là mê chỗ đó thôi. Thấy cái bông là cái bông rồi, làm sao mà thấy suốt cái khác được. Còn đây là thấy tất cả mà đi qua hết, không dừng ở một cái gì, thì thấy vẫn y nguyên thấy, mê, giác, chỉ có chút xíu đó thôi. Ngay cái hoa này, mê cũng nó, giác cũng nó. Tri kiến Phật, tri kiến chúng sanh cũng ngay đó. Thiền sư Trí Thông ở trong hội của Ngài Qui Tông, đang đêm bỗng la:
- Tôi đại ngộ rồi, tôi đại ngộ rồi!
Sáng ra Ngài Qui Tông hỏi:
- Khi đêm ai la đại ngộ đâu, ra đây xem!
Sư liền ra thưa:
- Bạch Hòa thượng, là con.
Ngài Qui Tông hỏi:
- Ông thấy cái gì?
Ông nói:
- Sư cô là người nữ.
Sư cô là cô ni, cô ni là người nữ chớ có gì đâu? Ngài ngộ có bấy nhiêu đó.
Vậy ngộ cái gì? Tức không có gì khác, không có gì lạ lùng, chính ngay chỗ sống hàng ngày của mình, bây giờ nhớ lại ngộ thôi, cũng như sư cô là người nữ, chớ không gì khác. Người nghe tưởng tượng trong đầu ngộ phải phóng hào quang, phải là rực rỡ gì đó, thành quá xa. Có bài kệ Cổ Đức nói rằng:
Ngã tâm bổn dữ Phật tâm tề
Khoáng kiếp phiêu trầm chỉ vị mê
Bồ Đề Phạn ngữ Đường ngôn giác
Tâm tịch nhi tri thị Bồ Đề
Tức là:
Tâm ta tâm Phật vốn không hai,
Nhiều kiếp nổi chìm bởi tại mê,
Tiếng Phạn Bồ Đề, Tàu gọi giác,
Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề.
Tâm mình tâm Phật không hai, chỉ tại mê lầm mà phải bao nhiêu kiếp nổi chìm trong biển luân hồi sanh tử. Sự thật Bồ đề là tiếng Phạn, Tàu gọi là giác chớ không gì khác, mà giác đó là cái gì? “Tâm tịch mà tri ấy Bồ Đề”à, tức tâm lặng mà biết. Biết mà lặng lẽ đó là giác, là Bồ Đề. Còn biết mà động đi theo duyên là thức là mê. Cho nên tâm Phật, tâm ta cũng chỗ đó, không khác.
4. Hội tam qui nhất
Hội tam qui nhất là gom ba về một, hội ba thừa về nhất thừa. Tức là đưa ba thừa về nơi một thừa, không còn chia hai chia ba sai biệt nữa. Tức đến kinh Pháp Hoa này, hay là đến chỗ tri kiến Phật này là gom về một thừa, không còn chia có hai, có ba sai biệt nữa. Đó là phá cái niệm sai biệt, không còn thấy có tiểu thừa, đại thừa. Không còn kẹt trong giai cấp tu chứng, Trong kinh nói : "Chỉ một việc này thật, có hai chẳng phải chân". Mình vừa thấy có hai tức là có cái bóng rồi, huống là thứ ba.
Nếu còn thấy có cái tâm thể Thanh Văn khác, có tâm thể Duyên Giác khác, có tâm thể Bồ Tát khác, có tâm thể Phật khác, thì sao? Rõ ràng chưa hết mê, tức là mình cách biệt với Phật rồi.
Ở đây mỗi người nghiệm rõ trở lại xem. Thí dụ khi mình mới phát tâm, thì mới phát tâm đó là ai? Rồi tới rốt ráo giác ngộ đó là ai? Có ai khác xen vào trong đó không? Mà đây chia tâm thể Thanh Văn khác, tâm thể Duyên Giác khác, tâm thể Bồ Tát khác, tâm thể Phật khác, thành ra có nhiều người trong đó rồi. Đây rõ ràng, từ lúc mới phát tâm đến lúc giác ngộ, có ai khác xen vào trong đó đâu. Nghĩa là chỉ một tri kiến Phật thôi. Nhưng mà tùy theo người ngộ nhập có sâu có cạn mới thành sai biệt. Người ngộ cạn thì nói là Bồ Tát mới, ngộ sâu thì Bồ Tát lên đăng địa, còn ngộ viên mãn thì thành Phật vậy thôi, nghĩa là thể tri kiến Phật vốn không hai. Cho nên ở chỗ này rõ rồi, nếu tự cho mình là A La Hán, mà không tin có tri kiến Phật, tức thấy có A La Hán riêng ngoài tri kiến Phật, thì có thật A La Hán chưa?
Vậy muốn sống trong tri kiến Phật này phải xóa tan hết ranh giới ba thừa phân biệt, không còn có tâm kia đây, mà muốn thấu được chỗ này thì sao? Phải thu hồi các hóa Phật về một chỗ, thì ngay Ta bà đây chuyển thành Tịnh độ liền. Ngay nơi đây núi, sông, gò nỗng cũng dời chỗ khác.
Như trong phẩm Hiện Bảo Tháp.
Lúc bấy giờ cõi Ta bà biến thành thanh tịnh, đất bằng lưu ly, cây báu trang nghiêm, vàng ròng làm dây, giăng ngang tám đường, không có các tụ lạc, làng xóm, thành ấp, biển cả, sông ngòi, núi sông, cùng rừng bụi, trong đó đốt hương báu lớn, hoa mạn đà la trải khắp cõi đất, dùng lưới màn báu giăng trùm ở trên, rồi treo những linh báu. Có điều đặc biệt là chỉ lưu lại chúng trong hội này, còn dời các trời người ở chỗ khác, nghe tới đây quý vị thấy có buồn không? Đây để nói rằng, người ở trong tri kiến Phật đó thì mới thấy được, còn người ngoài làm sao thấy, dời là vậy chớ không phải dời đi đâu.
Cũng vậy, như mình ở đây, đang ngồi nghe tri kiến Phật đó, nhưng còn dùng vọng tưởng để nghe, thì giống như mình bị dời chỗ khác còn ngay đây cảm nhận tri kiến Phật thì tất cả đều sáng ngời, có thể nói ngay đây là pháp hội Linh Sơn cũng vẫn còn đang diễn bày đó. Nhưng chỉ người ở trong ánh sáng tri kiến Phật thì thấy rõ, còn người chưa vào trong đó thì không thấy. Đóù là để nói lên, tâm mình thanh tịnh rồi thì nhìn ra cái gì cũng thanh tịnh sáng suốt hết. Còn tâm mình tối, mê thì nhìn gì cũng tối, cũng mê, tâm mình có cao có thấp, nhìn ra thấy có cao có thấp, tâm bình đẳng thì nhìn đâu cũng bình đẳng.
Điểm kế nữa, hiểu rõ như vậy rồi, thì bây giờ thọ trì Pháp Hoa sao đây? Làm sao thọ trì, tức là gìn giữ để nó không gián đoạn, không mất? Mỗi tối phải tụng tới tụng lui hoài phải không? Dù cho tụng hay cách mấy cũng có gián đoạn, đâu phải tụng suốt cả ngày. Tức phải dùng trí vô sư ngay trong chính mình mới giữ nổi kinh Pháp Hoa này không mất thôi. Dù cho mình dùng trí thông minh lanh lợi cách mấy, dùng trí bên ngoài đó, thì có lúc cũng phải trả lại, cũng phải vắng mặt. Trí học ở ngoài của thầy lâu lâu cũng phải quên. Thí dụ đây, ngồi nghe thì biết có Pháp Hoa đó, nhưng ra ngoài thì quên mất rồi. Còn mình mở trí vô sư của mình đó thì không mất. Cho nên hình ảnh ở trong kinh Pháp Hoa là phó chúc cho các vị Bồ Tát từ dưới lòng đất vọt lên. Các vị Bồ Tát ở nơi cõi khác xin hộï trì Pháp Hoa, nhưng Phật không nhận mà nhận các vị Bồ Tát từ lòng đất vọt lên. Bồ Tát từ lòng đất vọt lên là trí vô sư từ tâm mình hiện ra. Phải mở trí vô sư này mới từ đó giữ gìn Pháp Hoa không mất được, vì nó ở ngay nơi mình. Mà khi mở trí vô sư này rồi thì nói theo kinh Pháp Hoa, mình mới bật ngửa một điều! Là tuổi thọ của Phật không tính kể! Bởi vì mình thấy, đây Phật không phải ở thân tướng, có hình có dạng này, mà thấy suốt qua pháp thân Phật. Như vậy cái thân này, dù Phật có nhập Niết Bàn nhưng tuổi thọ kia nó không cùng tận, dù cho thế giới có hoại, nó cũng không động đến tuổi thọ kia, sống với tuổi thọ đó mới là chỗ thọ trì Pháp Hoa chân thật, đúng với nghĩa thọ trì.
Thọ là nhận. Trì là gìn giữ. Nhận và gìn giữ không bao giờ mất. Còn quý vị nhận gìn giữ bộ Pháp Hoa để trên bàn đây, thế nào cũng mất thôi. Phải thấy được ý đó. Cho nên kế sau đó thì Như Lai chúc lụy: Ngài hiện tướng lưỡi rộng dài, từ đây trùm lên cả Trời Phạm Thiên: rồi tằng hắng, tiếng đó vang cả mười phương thế giới, Ngài dùng hình ảnh đó mà chúc lụy, tại sao không dùng lời nói mà chúc lụy nghe dễ hiểu không? Bởi đó là chỗ không nói hết bằng lời. Nghĩa là hiện tướng lưỡi rộng dài, ở đây trùm khắp hết cõi trời, rồi tằng hắng một tiếng vọng cả mười phương, ai nghe được tiếng tằng hắng đó, thì được Phật chúc lụy, ai thấy được tướng lưỡi rộng dài đó cũng được Phật chúc lụy. Vậy trên cái hoa, cái bàn nó cũng có cái tướng lưỡi của Phật đó, nếu mình thấy được. Mình thọ trì Pháp Hoa là thọ trì như vậy.
Điều quan trọng cuối cùng là phải thể nhập Pháp Hoa, nói gì nói phải thể nhập mới được, có thể nhập thì mới sống trọn vẹn trong tri kiến Phật, còn nói hay, hiểu gì cũng bên ngoài thôi. Có câu chuyện: có vị học giả Tông Thiên Thai, tên là Đạo Văn, ông đã trên 50 tuổi, từng nghiên cứu giáo nghĩa Thiên thai này trên 30 năm, ông nghe tiếng Thiền sư Chân Quán, là vị Thiền sư trước kia cũng từng nghiên cứu giáo nghĩa của Tông Thiên thai này, tức là giáo nghĩa Pháp Hoa, nhưng sau này tham thiền được sáng đạo thành Thiền sư. Đạo Văn đến tham vấn Ngài Chân Quán, thành khẩn thưa:
- Con đã học qua tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên thai từ nhỏ, nhưng chỉ có một vấn đề trước sau là chưa hiểu rõ.
Quí vị nghe chỗ này phải chú ý! Nghĩa là học qua tư tưởng kinh Pháp Hoa từ nhỏ, nhưng có một vấn đề không hiểu thôi. Chính chỗ đó là chỗ Thiền sư thấy ra.
Ngài Chân Quán bảo:
- Tư tưởng Pháp Hoa của Tông Thiên Thai rất là rộng lớn sâu xa, viên dung vô ngại, nên trong đó bao gồm rất nhiều vấn đề, thế mà ông chỉ có một vấn đề chẳng hiểu, như vậy chẳng biết đó là vấn đề gì ?
Đạo Văn thưa:
- Kinh Pháp Hoa nói tình với vô tình đồng tròn chủng trí (tình dữ vô tình, đồng viên cảnh trí). Ý này nhận cỏ cây hoa lá đều hay thành Phật được. Vậy xin hỏi thầy, cỏ hoa đó thật có khả năng thành Phật chăng ?
Quý vị học Pháp Hoa có nghi không? Trong đó nói tình dữ vô tình đồng thành chủng trí, vậy cỏ hoa đều có khả năng thành Phật hết. Cho nên đây ông mới nghi: cỏ hoa thật có khả năng thành Phật hay không ?
Thiền Sư Chân Quán bảo:
- Ba mươi năm nay ông mang cái niệm cỏ hoa cây lá có thành Phật hay không, đối với ông có ích gì ?
Ông nên quan tâm đến “tự chính mình, thế nào thành Phật” cần xét nghĩ như thế mới đúng hơn.
Đạo Văn ngạc nhiên mới thưa:
- Con quả thật chưa có nghĩ đến như thế, Vậy xin hỏi: Tự chính mình của con thế nào thành Phật ?
Thiền sư Chân Quán bảo:
- Ông đã nói chỉ có một vấn đề hỏi ta thôi, vậy liên quan tới vấn đề thứ hai, tự ông đã giải quyết xong rồi.
Mới đó ông nói chỉ có một vấn đề là không hiểu thôi, mà bây giờ vấn đề đó ông hỏi ta là vấn đề thứ hai rồi, mà vấn đề thứ hai là ông tự giải quyết xong rồi.
Cho thấy rõ ràng ông Pháp sư Đạo Văn này chỉ học trên chữ nghĩa. Nghiên cứu cũng nghiên cứu chữ nghĩa nên bị khái niệm tưởng tượng quá nhiều. Qua ngôn ngữ trình bày thì mình thấy rõ, ông nói tưởng đâu ông thông hết rồi, chỉ còn có một vấn đề thôi. Cho nên Ngài Chân Quán mới nhấn mạnh lại: "ông đã nói chỉ có vấn đề thôi, bây giờ liên quan đến vấn đề thứ hai, kể như ông giải quyết xong".
Như vậy đây là tưởng tượng thôi, chớ không phải thật là ông chỉ có vấn đề. Cho nên gặp Thiền Sư Chân Quán nhìn ra chỗ hở của ông rồi, do đó Thiền sư muốn đánh thức, đưa ông trực tiếp thể nghiệm vào, chớ không còn khái niệm suông.
Cho nên cuối cùng là Nhập Tri Kiến Phật, phá năm ấm, phá sạch hết tình chấp ngã, rỗng suốt qua các ấm đó, chỉ còn Tri Kiến Phật sáng ngời hiện hữu, lúc đó mình mới thật sự hiểu Pháp Hoa, mới có sức sống Pháp Hoa, thì ngay đây chính mình là bộ kinh Pháp Hoa. Nhưng nếu chỉ có sáng ở nơi mình thôi thì cũng chưa đủ. Mình sáng cho mình, nhưng chưa soi sáng cho tất cả mọi loài, cũng như chưa soi sáng cùng tột vị lai. Nên cuối cùng là phẩm Phổ Hiền, Ngài sẵn sàng hiện đến bất cứ chỗ nào có người trì Pháp Hoa. Vậy ngay đây mình trì Pháp Hoa, Ngài cũng sẵn sàng hiện đến, không có chừa. Nếu còn chừa một chúng sanh là còn chừa chỗ chưa giác. Tức là mình thấy còn một chúng sanh thật. Ở đây không có một chúng sanh nào thật hết, mà đều đầy đủ tri kiến Phật, thì cái thấy tri kiến Phật đó mới là triệt để, mới thấu suốt hoàn toàn.
Tóm lại, ai ai cũng đều có bộ kinh Pháp Hoa, cũng như Pháp Hội Linh Sơn cũng vẫn còn ngay trước mắt đây chớ chưa mất đi đâu, khỏi cần phải sợ. Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quán Âm cũng sẵn sàng ngay đây hết. Bởi vì Bồ Tát Phổ Hiền nói rõ: bất cứ chỗ nào có trì kinh Pháp Hoa thì Ngài sẵn sàng hiện tới. Mình cứ nghe Bồ Tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà, rồi tưởng tượng, trông hoài không thấy, chớ sự thật Bồ Tát Phổ Hiền là đang ở đây.
Ngài Lâm Tế có dạy ở điểm này, Ngài nói rằng: “Có hạng người học cứ nhắm vào trong núi Ngũ Đài để mà tìm Văn Thù, sớm đã lầm rồi. Núi Ngũ Đài không có Văn Thù, các ông muốn biết Văn Thù chăng? Chỉ là chỗ dùng ngay trước mắt của ông đây, trước sau chẳng có đổi khác, nơi nơi chẳng nghi ngờ, chính cái này là Văn Thù sống, các ông tâm niệm sáng soi không sai biệt, thì nơi nơi thảy là chân Phổ Hiền, các ông một tâm niệm tự tại hay cởi trói tùy chỗ giải thoát thì chính đó là chánh định Quán Âm”. Vậy, ba vị Bồ Tát: Văn Thù - Quán Âm hay Phổ Hiền là cũng ngay nơi mình thôi, ngay trong tri kiến Phật là có đủ, nếu mình khéo mở cái tri kiến Phật. Phật tuy đã nói Pháp Hoa này cách đây hai ngàn mấy trăm năm rồi, nhưng mình nghe thấu chỗ này thì thấy như ngay trước mắt.
Nghe kinh Pháp Hoa phóng ánh sáng, rồi Bồ Tát dưới đất lên đầy cả cõi, mình tưởng tượng không biết là bao giờ cho thấy được. Rồi mong thấy nữa, thành ra tưởng tượng quá nhiều, trái xa với Phật đang hiện tiền đây.
Vậy kết thúc bằng bài kệ:
Hay thay! Diệu pháp chẳng nghĩ bàn,
Giữa dòng sanh tử vẫn tròn nguyên.
Dù bao Thu Tử chung lường biết,
Chỉ nhọc Thế Tôn bảo, bảo: dừng!
****
Nhắn gởi người người tụng Pháp Hoa,
Tụng suông muôn thuở vẫn mù lòa,
Phải liền soi lại nơi mình đấy,
“Nghe, thấy” bao giờ chẳng Pháp Hoa!!!
Các tin khác
- KINH PHÁP HOA - PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT - 22/02/2012 14:19
- KINH PHÁP HOA - PHẨM DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ - 13/02/2012 13:24
- KINH PHÁP HOA - PHẨM ĐÀ LA NI - 01/02/2012 13:58
- KINH PHÁP HOA - PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN - 20/01/2012 00:16
- KINH PHÁP HOA - PHẨM DIỆU ÂM BỒ TÁT - 05/01/2012 11:08