KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 8 - ÁC KHẨU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 28 Tháng tám 2016 13:04
HT. Thích Thanh Từ giảng
ÂM:
Phục thứ Long vương, nhược ly ác khẩu, tức đắc thành tựu bát chủng tịnh nghiệp. Hà đẳng vi bát?
Nhất |
: |
Ngôn bất quai độ. |
Nhị |
: |
Ngôn giai lợi ích. |
Tam |
: |
Ngôn tất khế lý. |
Tứ |
: |
Ngôn từ mỹ diệu. |
Ngũ |
: |
Ngôn khả thừa lãnh. |
Lục |
: |
Ngôn tắc tín dụng. |
Thất |
: |
Ngôn vô khả cơ. |
Bát |
: |
Ngôn tận ái lạc. |
Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, cụ túc Như Lai Phạm âm thanh tướng.
DỊCH:
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám?
Đó là tám món tịnh nghiệp. Nếu ai hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật, đầy đủ tướng Phạm âm của Như Lai.
GIẢNG:
Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp:
1. Ngôn bất quai độ: Lời nói không trái pháp độ, tức là lời nói chừng mực không trái thời duyên, không trái lý đạo. Khi nổi nóng mở miệng thì mắng chửi, nói nặng người, đó là lời nói không chừng mực, lúc bình thường tỉnh táo thì không bao giờ nói. Sở dĩ nói như thế là do không làm chủ được mình. Bây giờ mình tu, bình tĩnh làm chủ được miệng không nói hung dữ, nên nói lời chừng mực không trái với thời duyên, không trái với đạo lý.
2. Ngôn giai lợi ích: Người không nói ác, mỗi khi mở miệng đều nói lời lợi ích, không bao giờ nói lời làm tổn hại khiến người khổ đau.
3. Ngôn tất khế lý: Người không nói lời ác, thì không nói sai quấy, chỉ nói những lời hợp với đạo lý.
4. Ngôn từ mỹ diệu: Người không nói lời ác, chỉ nói lời nhu nhuyến, dịu dàng làm vui đẹp lòng người, không nói lời thô xẵng, làm cho người buồn giận. Thường quí bà, mỗi khi nổi giận có nói êm dịu nhẹ nhàng không, hay nói thô xẵng làm cho người buồn giận? Quí bà ráng nhớ để tu, vì nói hung dữ người nữ dễ phạm.
5. Ngôn khả thừa lãnh: Người không nói ác, khi mở miệng thường nói lời hiền, khiến người nghe dễ lãnh hội thừa nhận.
6. Ngôn tắc tín dụng: Người không nói lời ác, khi nói là nói lời chân chánh phù hợp đạo lý, khiến người nghe tin nhận không bác bỏ.
7. Ngôn vô khả cơ: Người không nói lời ác, mở miệng nói lời hiền dịu, nhu nhuyến không bị chê cười.
8. Ngôn tận ái lạc: Người không nói lời ác, chỉ nói lời hiền thiện, ai nghe cũng ưa thích.
Đó là tám phước báo của người không nói hung dữ. Nếu ai hướng về quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì sau khi thành Phật sẽ được đầy đủ tướng Phạm âm của Như Lai. Trong kinh có ghi tiếng nói của Phật thanh tao trong trẻo như tiếng chim Ca-lăng-tần-già. Ngài được phước báo tốt về âm thanh như thế là do nhiều đời nhiều kiếp khéo gìn giữ giới không nói hung dữ, nên mới được như vậy. Do lìa xa những tiếng thô, những lời nói làm cho người tức tối, nên Ngài được tiếng trong trẻo không ai bằng, nên ai cũng thích nghe. Còn phàm phu chúng ta mở miệng là bị người nghe chống đối lại, không thừa nhận, đó là do từ trước chúng ta đã nói lời hung ác. Biết hậu quả như thế, chúng ta phải dè dặt chớ nói lời hung ác mới được tám điều phước lợi vừa nêu.
Tin mới
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 13 -THẬP THIỆN VÀ BỐ THÍ - 04/11/2016 14:11
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 12 -TÀ KIẾN - 23/10/2016 13:44
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 11 - SÂN HẬN - 09/10/2016 13:32
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 10 - THAM DỤC - 26/09/2016 13:31
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 9 - Ý NGỮ - 10/09/2016 14:19
Các tin khác
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 7 - NÓI HAI LƯỠI - 14/08/2016 13:20
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 6 - VỌNG NGỮ - 29/07/2016 11:32
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 5 - TÀ HẠNH - 16/07/2016 13:46
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 4 - TRỘM CƯỚP - 19/06/2016 12:51
- KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 3 - SÁT SANH - 07/06/2016 12:17