headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 31/10/2024 - Ngày 29 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 6 - VỌNG NGỮ

kinhthapthien6HT. Thích Thanh Từ giảng

ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly vọng ngữ, tức đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng vi bát?

Nhất

:

Khẩu thường thanh tịnh ưu-bát hoa hương.

Nhị

:

Vi chư thế gian chi sở tín phục.

Tam

:

Phát ngôn thành chứng, nhân thiên kính ái.

Tứ

:

Thường dĩ ái ngữ an ủy chúng sanh.

Ngũ

:

Đắc thắng ý lạc, tam nghiệp thanh tịnh.

Lục

:

Ngôn vô ngộ thất, tâm thường hoan hỉ.

Thất

:

Phát ngôn tôn trọng, nhân thiên phụng hành.

Bát

:

Trí tuệ thù thắng vô năng chế phục.

Thị vi bát. Nhược năng hồi hướng A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, tức đắc Như Lai chân thật ngữ.

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 5 - TÀ HẠNH

kinhthapthien5HT. Thích Thanh Từ giảng

ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly tà hạnh, tức đắc tứ chủng trí sở tán pháp. Hà đẳng vi tứ?

Nhất : Chư căn điều thuận.

Nhị : Vĩnh ly huyên trạo.

Tam : Thế sở xưng tán.

Tứ : Thê mạc năng xâm.

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 4 - TRỘM CƯỚP

kinhthapthien4HT. Thích Thanh Từ giảng

 

ÂM:

Phục thứ Long vương, nhược ly thâu đạo, tức đắc thập chủng khả bảo tín pháp. Hà đẳng vi thập?

 

Nhất : Tư tài doanh tích, vương tặc, thủy hỏa, cập phi ái tử, bất năng tán diệt.
Nhị : Đa nhân ái niệm.
Tam : Nhân bất khi phụ.
Tứ : Thập phương tán mỹ.
Ngũ : Bất ưu tổn hại.
Lục :Thiện danh lưu bố.
Thất : Xử chúng vô úy.
Bát : Tài, mạng, sắc, lực an lạc, biện tài cụ túc vô khuyết.
Cửu : Thường hoài thí ý.
Thập : Mạng chung sanh thiên.

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 3 - SÁT SANH

kinhthapthien3HT. Thích Thanh Từ giảng


ÂM:
Long vương! Nhược ly sát sanh, tức đắc thành tựu thập ly não pháp. Hà đẳng vi thập?
Nhất: Ư chư chúng sanh phổ thí vô úy.
Nhị :Thường ư chúng sanh khởi đại từ tâm.
Tam : Vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí.
Tứ :Thân thường vô bệnh.
Ngũ : Thọ mạng trường viễn.

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 2 - THẬP THIỆN

kinhthapthien2HT. Thích Thanh Từ giảng

ÂM:

Long vương đương tri: Bồ-tát hữu nhất pháp, năng đoạn nhất thiết chư ác đạo khổ. Hà đẳng vi nhất? Vị ư trú dạ thường niệm tư duy quán sát thiện pháp, linh chư thiện pháp niệm niệm tăng trưởng, bất dung hào phân bất thiện gián tạp, thị tức năng linh chư ác vĩnh đoạn, thiện pháp viên mãn, thường đắc thân cận chư Phật, Bồ-tát cập dư Thánh chúng.

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG VĂN KINH 1

kinhthapthien1HT. Thích Thanh Từ giảng

ÂM:

Như thị ngã văn: Nhất thời Phật tại Ta-kiệt-la Long cung, dữ bát thiên đại Tỳ-kheo chúng, tam vạn nhị thiên Bồ-tát ma-ha-tát câu.

DỊCH:

Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ đức Phật ở tại cung Rồng Ta-kiệt-la (Sàgara) cùng với tám ngàn chúng đại Tỳ-kheo và ba mươi hai ngàn vị đại Bồ-tát.

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG ĐỀ KINH

10nghiepthienHT. Thích Thanh Từ giảng

Kinh Thập Thiện nói đủ là “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”.

Kinh là những lời giáo huấn của đức Phật, vừa hợp với chân lý vừa hợp với căn cơ của người nghe. Dù ở trong bối cảnh nào người nghe ứng dụng tu hành đều được lợi ích lớn. Lời giáo huấn của Phật trải qua ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai không dời đổi, không sai lệch, nên được kết tập lại gọi là Kinh.

Thập thiện là mười điều lành. Thế nào là điều lành, thế nào là điều chẳng lành? Ai cũng khuyên ăn hiền ở lành, làm lành làm phải, song bản chất của điều lành như thế nào thì chưa biết rõ. Có nhiều người giải nghĩa: lành là không dữ, dữ thì không phải lành, hoặc lành là hiền, là tốt…

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - GIẢNG GIẢI

HT. Thích Thanh Từ giảng

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI

coiphatKinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ tam qui và nguyện giữ ngũ giới, nếu chỉ bấy nhiêu giới đó mà tu thì kết quả mạng chung tái sanh làm người và được an ổn tương đối, chứ chưa tiến xa trên đường giác mà Phật đã dạy. Thế nên muốn tiến thêm thì phải tu Thập thiện. Có tu Thập thiện mới tiến dần từ vị trí của người tại gia đến xuất gia, hay tiến dần từ cõi người đến cõi trời và các quả Thánh. Vì vậy, pháp Thập thiện là bước tiến thứ hai của người tu tại gia.

Xem tiếp...

KINH THẬP THIỆN - LỜI ĐẦU SÁCH

LỜI ĐẦU SÁCH

kinhthapthienKinh Thập Thiện là một quyển kinh nhỏ ghi lại buổi thuyết pháp của Phật cho cả cư sĩ lẫn người xuất gia, hoặc cho các loài thủy tộc nhẫn đến bậc A-la-hán và Bồ-tát. Xét hội chúng dự buổi thuyết pháp này, chúng ta nhận định được giá trị quyển kinh thế nào rồi.

Pháp Thập Thiện là nền tảng đạo đức, cũng là nấc thang đầu trên cây thang giải thoát. Cho nên bất cứ người tu tại gia hay xuất gia, pháp Tiểu thừa hay Đại thừa cũng lấy Thập Thiện làm chỗ lập cước căn bản. Bỏ pháp Thập Thiện thì mọi pháp tu khác đều không đứng vững. Vì thế, người học đạo buổi ban đầu phải thâm nhập pháp Thập Thiện, sau đó mới tiến lên tu các pháp thiền định…

Xem tiếp...