PHẬT DẠY CÁCH BÁO HIẾU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ năm, 14 Tháng tám 2008 10:46
- Viết bởi nguyen
Hòa thượng Thích Nhật Quang
Hôm nay là ngày rằm tháng bảy, ngày báo hiếu, cũng là một trong những ngày lễ trọng đại nhất của giới Phật tử chúng ta. Nói đến hiếu đạo là nói đến đạo sống của con người. Dù là tôn giáo nào, ai ai cũng phải lấy hiếu đạo làm gốc.
Hôm nay là ngày mọi người con Phật dâng hết lòng thành của mình lên đấng sinh thành như cha, mẹ, ông, bà v.v… là những người đã tạo ra chúng ta. Cha mẹ đã dày công sinh thành nuôi dưỡng gầy dựng cho chúng ta một cuộc đời, một sự sống.
ĐOẢN KHÚC THƯƠNG YÊU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 12 Tháng tám 2008 21:06
- Viết bởi nguyen
NHỚ MẸ
Tăng sinh thiền viện Hiện Quang
Chỉ còn vài ngày nữa là đến đại lễ Vu Lan. Tất cả các thiền viện đang rộn rịp chuẩn bị đón lễ. Chánh điện rực rỡ hoa đèn. Phật tử tấp nập đến chùa dâng hương cúng Phật.
Những điệu tóc còn để chỏm, má phíng đồng tiền, cũng đang chuẩn bị đón lễ Vu lan. Các chú lăng xăng tìm tòi tài liệu, ôn lại giáo lý đã học để hái hoa dâng cha mẹ. Chú thì mượn Thầy tự điển Phật học tra cứu. Chú thì sưu tầm bài hát về mẹ … Sau giờ tụng kinh ngồi thiền, các chú tụ tập trao đổi, đoán thầm những câu giáo lý có thể được ra trong những nụ hoa mà mình hái dâng cha mẹ. Hy vọng hiện rõ trên từng nét mặt thơ ngây. Nụ cười rạng rỡ, ước nguyện mình sẽ trả lời câu hỏi chuẩn xác, lấy đó làm quà dâng tặng mẹ cha trong ngày báo hiếu.
LÃO MẫU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 12 Tháng tám 2008 09:47
- Viết bởi nguyen
Ni sư Như Đức
Sư cô Lão mẫu của tôi, năm 1984 khi về Viên Chiếu, làm thơ cảm tác :
Rồi đến hôm nao một buổi chiều
Trời thu đưa lạnh gió hiu hiu
Dừng chân an trú nơi Viên Chiếu
Ngày tháng bao nhiêu vui bấy nhiêu.
Tuổi già quên trước quên sau, đã làm nhiều chuyện tức cười, đôi khi tức mình cho cả thị giả. Một lần rầy rà “Ai đổi cái mùng của cô, mùng cô màu trắng, cái này màu xanh”.
QUÁ KHỨ MÀ CHI!
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 09 Tháng tám 2008 09:59
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Hồi chưa tới chùa, tôi gặp sư Hưng. Sư tu Nam Tông. Thương con cứng đầu này lắm. Cứ dạy “Con phải quán người nam như cha, người nữ như mẹ”. Chắc trừ ái dục và sinh lòng từ. Nhưng quán cách mấy nam vẫn là nam, nữ vẫn là nữ. Thương ghét vẫn cứ rõ ràng. Mọi thứ ù lỳ như cũ. Như nước đem đổ đầu vịt, trôi tuốt tuồn tuột.
HIẾU HẠNH CỦA THIỀN SƯ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 08 Tháng tám 2008 01:36
- Viết bởi nguyen
Sưu tầm
THIỀN SƯ TÔNG DIỄN (1640 -1711) hiệu Chân Dung , khi còn bé cha đã mất, mẹ buôn gánh bán bưng nuôi Sư.
Khi Sư được 12 tuổi, một lần trước khi ra chợ, bà dặn Sư ở nhà giả cấy làm cơm. Không ngờ, thấy mấy con cáy tuôn ra những hạt bọt trắng như đang khóc, Sư thương quá, giở nắp giỏ thả hết xuống ao.
Trưa đi bán về, vừa nhọc vừa đói, nhưng ngồi vào mâm không thấy canh đâu, bà hỏi, Sư liền thưa “Con định đem cáy đi giã, nhưng thấy chúng khóc thành thả hết xuống ao rồi”. Bà nổi giận lấy roi rượt Sư. Sư cũng biệt tăm từ đó.
CHỈ LÀ NẮM TRO
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ ba, 05 Tháng tám 2008 10:27
- Viết bởi nguyen
Hạnh Chiếu
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này.
Có một bà cụ theo Hòa thượng Ân sư tu đã lâu, từ lúc Ngài còn ở Chân Không. Trước đó cụ tu ở Sài Gòn theo pháp môn niệm Phật, sau vì thích phương pháp tọa thiền nên cụ ra Chân Không. Khi Hòa thượng rời Chân Không về Thường Chiếu, cụ cũng theo về Thường Chiếu.
TIẾC THƯƠNG
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 30 Tháng bẩy 2008 11:23
- Viết bởi nguyen
Ni sư Như Đức
Đôi khi dự các lễ tang, nhìn vòng hoa phúng điếu có hàng chữ “vô cùng thương tiếc”, chúng mình vẫn chưa có cảm giác thực sự thế nào là thương tiếc.
THẤY GÌ QUA HÌNH ẢNH VU LAN BỒN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 30 Tháng bẩy 2008 11:20
- Viết bởi nguyen
Chân Hiền Tâm
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình.
SANH TỬ SỰ ĐẠI
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ Sáu, 25 Tháng bẩy 2008 10:33
- Viết bởi nguyen
HT Thích Thanh Từ
Thiền sư Huyền Giác nói: “Sanh tử sự đại. Vô thường tấn tốc.” Ngài Từ Minh lại nói: “Sanh như đắp chăn đông. Tử như cởi áo hạ.” Là Phật tử, xuất gia cũng như tại gia, chúng ta phải sống như thế nào đối với hai quan niệm trên ? Thông thường có hai hạng người tu: chưa đạt đạo và đã đạt đạo. Hạng người chưa đạt đạo muốn tiến tu thì lúc nào cũng phải khắc trên trán bốn chữ “Sanh tử sự đại”.