HỎI: Sáu căn là duyên hợp hư giả...
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 06 Tháng mười 2008 08:28
- Viết bởi nguyen
HỎI: Sáu căn là duyên hợp hư giả. 6 trần cũng là duyên hợp hư giả. Vậy làm sao 6 căn dính với 6 trần được ? Có phải nó chỉ duyên hợp chạm nhau không ?
ĐÁP:
Sáu căn là: Mắt, Tai, Mũi , Lưỡi , Thân và Ý.
Sáu trần là: Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
Theo ngài Hiền Thủ, Tổ thứ ba tông Hoa Nghiêm, thì với nghiệp thức của con người, khi mắt thấy sắc không phải chỉ có mắt và sắc, mà là duyên hợp của 10 thứ :
1. Bản thức
2. Chủng tử nhãn thức
3. Mạt na
4. Ý thức
5. Nhãn thức
6. Nhãn căn không hoại
7. Tác ý muốn thấy
8. Có cảnh làm sở duyên để duyên (Chỉ cho trần).
9. Khoảng giữa không chướng ngại
10. Trong vùng có thể thấy.
Tuy là duyên hợp của 10 thứ, nhưng thường thì kinh luận chỉ nói gọn còn ba là Căn - trần - thức. Vì duyên hợp mới có, duyên tan liền không, không có thư nào có tự tánh riêng, nên nói hư giả. Đó là nói về phần DUYÊN HỢP giữa căn và trần.
Khi nói đến việc 6 căn DÍNH với 6 trần, thì vấn đề không còn nằm trong phạm vi duyên hợp như đã phân tích trên, mà đã bước sang lãnh vực khác như sau :
Khi mắt thấy sắc hay tai nghe tiếng, nếu chỉ nghe hay thấy mà trong lòng không khởi lên bất cứ thứ gì, nghĩa là tâm ở vị trí tâm, cảnh ở vị trí cảnh, thì lúc đó tuy mắt vẫn thấy sắc, tai vẫn nghe tiếng nhưng mắt không dính sắc, tai không dính thanh. Nếu khi mắt thấy sắc hay tai nghe tiếng mà lòng thấy chộn rộn v.v…, tức mình đang để cho đối tượng sắc thanh chi phối tâm thức của mình, thì lúc đó mới gọi là mắt dính sắc, tai dính thanh. Đó là do mình đang để cho phần ý thức phân biệt chi phối.
Như vậy, khi mắt thấy sắc hay tai nghe tiếng, có hai trường hợp xảy ra : Hoặc là dính mắc hoặc là không dính mắc. Nhưng dù là dính mắc hay không dính mắc thì khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng v.v… vẫn phải hội đủ 10 duyên đã nêu. Chỉ khác nhau ở phần Ý THỨC. Nếu là phần Ý THỨC HIỆN LƯỢNG thì không có sự dính mắc. Nếu là phần Ý THỨC PHÂN BIỆT thì có sự dính mắc.
Như vậy, dính mắc là do mê mà có, không phải do căn trần hư giả hay không hư giả. Căn trần duyên hợp nên bản chất của chúng là hư giả, nhưng do vô minh, mình cho chúng là thật, từ đó mà sinh vui, buồn, mặn, ngọt, chua, cay v.v… nên gọi là dính mắc. Do dính mắc mà tạo nghiệp.
Tin mới
Các tin khác
- Câu hỏi: Ông bà con mất đã lâu... - 22/08/2008 10:16
- Câu hỏi: Ngày nào con cũng tụng đọc bài kinh Bát Nhã... - 22/08/2008 10:08
- Câu Hỏi: Nhà đệ ở Nha Trang nhưng đệ lại quy y ở Thường Chiếu... - 22/08/2008 10:03
- Câu hỏi : Là một bậc phụ huynh, chúng con hay nói với con cái của mình như sau... - 25/07/2008 00:37
- Câu hỏi : Con ở tại gia mà lòng con vẫn mong cầu ... - 25/07/2008 00:33