Tám quyển sách quý - Quyển 1: Tu tâm
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 25 Tháng tư 2012 13:44
H.T Thích Thiện Hoa
Tất cả những hạnh phúc vui tươi hay đau khổ của người đời, nó chỉ là cái kết quả trung thành bởi những hành động của người gây ra cả, mà tâm là chủ động. Tâm là là căn bản toàn diện cuộc sống của con người. Vì thế, nên nhân loại tâm lành, thì thế giới hòa bình an lạc. Nếu trái lại, loài người tâm ác, tất nhiên xã hội phải chiến tranh đau khổ. Giữa đời khoa học, về phương diện vật chất, người ta đã tiến bộ nhiều! Song nhân loại lại chịu thêm nhiều đau khổ! Muốn đổi lại đời sống an vui, không chi hơn là mỗi người đều phải biết "Tu Tâm".
Tu tâm Là Một vấn đề quan trọng Người đời hung dữ, vì chẳng biết tu tâm Tu Tâm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Hơn nữa, trong kinh Pháp Hoa Phật dạy: " Người nào niệm "Nam mô Phật" thì người ấy (hột giống Phật đã gieo vào trong tâm điền của họ rồi, không sớm thì chầy) sẽ được thành Phật". Huống chi quý vị thường đến chùa lạy Phật nghe kinh, thì có lý nào sau này chẳng được thành Phật quả. Sách Đại học nói:"Dục bình thiên hạ, tiên trị kỳ quốc; dục trị kỳ quốc, tiền tề kỳ gia; dục tề kỳ gia tiên tu kỳ thân, dục tù kỳ thân, tiên chánh kỳ tâm" Nghĩa là: Muốn cho thiên hạ được hòa bình thi trước phải mỗi nước được thanh trị; muốn cho mỗi nước được thạnh trị, thì mỗi gia đình trước phải chỉnh đốn; muốn cho gia đình được chinh đốn, thì mỗi người trước phải tu thân; muốn tu thân, thì mỗi người trước phải sửa Tâm mình cho chơn chánh. Thưa quý vi, Tu và Tâm
Gia đình không hạnh phúc, vì chẳng biết tu tâm;
Xóm, làng hay rầy rà kiện cáo vì dân quê chẳng biết tu tâm;
Thế giới chiến tranh, tương tàn tương sát, vì nhân loại chẳng biết tu tâm;
Phật tử tu hành bị thối chuyển, vì chẳng biết tu tâm.
Con người có Tu Tâm, mới trở nên hiền từ,
Gia đình có Tu Tâm, thân tộc mới được hạnh phúc.
Quốc gia có Tu Tâm, nước nhà mới có thạnh trị.
Nhơn loại có Tu Tâm, thế giới mới được hòa bình
Phật tử có Tu Tâm, mới mau thành đạo chứng quả.
Thưa quý vị,
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
Bởi thế nên hôm nay tôi giảng về vấn đề " Tu Tâm"
Người đời có hai điều thiếu thốn:
1. Thiếu thốn về vật chất- Người thiếu thốn về vật chất: Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà cửa trống trước rách sau, khổ sở về xác thịt.
2. Thiếu thốn về tinh thần- Người thiếu thốn về tinh thần thì tham lam, gian xảo, tật đố, kiêu căng v.v.. tạo đủ điều tội ác; không những có hại cho mình hay một đời mình, nhiều khi còn liên lụy đến bà con, hoặc có hại đến nhiều đời sao nữa, nên thiếu thốn về vật chất.
Xưa có vị Hiền triết, không nhà cửa, chì dùng cái thùng cây làm nhà ở: nhưng vì tinh thần nay đủ, nên vị Hiền triết ấy chẳng thấy chút gì khổ sở. Trái lại như ông Thạch Sùng, vua Kiệt, vua Trụ v.v… tuy đầy đủ về vật chất, nhưng thiếu thốn về tinh thần, nên tâm hồn vần đau khổ, làm nhiều điều tội lỗi tày trời!
Song lẽ, người đời chi lo thiếu thốn về vật chất, mà ít ai nghĩ ngợi và lo sợ nghèo thiếu về tinh thần! Hôm nay tôi hiến cho quý vị một món quà về tinh thần.
Thưa quý vị! Trong sách Nho, Thầy Mạnh nói: " Nhơn,nhơn tầm giả; Nghĩa, nhơn lộ giả; xả kỳ lộ nhi phất do, phóng kỳ tâm nhi bất tri cầu". Nghỉa là: Nhơn, là cái tâm của con người vậy; Nghĩa, là con đường của người đi vậy ( đi lên, đi xuống, qua lại, tới, lui v.v.. cũng theo đường mà đi). Tại sao người đời lại bỏ con đường của mình không chịu đi ( người đời làm việc gì cũng nhờ tâm: kinh dinh sự nghiệp lớn lao, cũng nhờ tâm suy tính; được tài hay trí giỏi công danh vĩ đại, cũng nhờ tâm lo lường); thế mà người đời lại bỏ cái tâm của mình, chẳng biết tìm cầu!
Nói đến đây, thầy Mạnh lại than rằng: " Ai tai! Nhơn hữu kê khuyến, xả nhi tắc tri cầu chi, hửu phóng tâm nhi bất tri cầu": Rất thương thay cho người đời! Mất những vật nhỏ mọn như đồng xu, cắc bạc, con gà, con chó chẳng xứng đáng chi, mà họ còn biết tìm kiếm, huống chi cái Tâm là vật quý giá vô cùng: Làm Hiền nhân Quân tử cũng nhờ tâm; thành Phật làm Tố cũng nhờ tâm, thế mà người đời lại bỏ cái tâm của mình không biết tìm cầu. Thầy Mạnh Tử lại nói tiếp: " Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hĩ!" đạo học vẫn không có chi lạ, chỉ tìm kiếm cái phóng tâm của mình mà thôi!
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy: "Nhược bất thức tri tâm mục sở tại, tắc bất năng đắc hàng phục trần lao; thí như Quốc vương vi tặc sở xâm, phát binh thảo trừ, thị binh yếu đương trị tặc sở tại; sử nhữ lưu chuyể, tâm mục vi cựu". Làm cho ông lưu chuyển sanh tử, là lỗi tại cái tâm và con mắt của ông. Vậy nếu ông không biết cái tâm cùng với con mắt ở chỗ nào, thời ông không thể hàng phục được phiền não trần lao. Cũng như vi quốc vương bị giặc xâm chiếm, đem binh đẹp trừ, nếu không biết được giặc ở chỗ nào, thì không bao giờ dẹp trừ được giặc.
Bởi thế nên người học Phật, muốn thoát ly sanh tử, ra khỏi luân hồi, điều cần yếu là phải biết tâm mình. Khi biết được chơn tâm và vọng tâm rồi, mới có thể lần hồi dẹp trừ vọng tâm, trở về với bản thế chơn tâm của mình được.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật lại dạy: " Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, điên đảo đủ điều, là do hạt giống nghiệp sẵn có, nó dính liền nhau, như chùm trái ác xóa. Người tu hành không thể thành quả vị vô thương Bồ đề, mà chỉ thành Thinh văn Duyên giác và Thiên ma ngoại đạo v.v… là bởi không biết hai món "chơn" và "vọng". Nếu các ông lầm lộn tu tập theo vọng niệm, mà muốn chứng đạo quả Bồ đề, thì cũng như người nấu cát muốn thành cơm, dầu trải qua nhiều kiếp cũng không kết quả được".
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nhiều lần gạn hỏi ông A Nan, cái "Tâm" ở chỗ nào?
Ông A Nan đáp: Tâm ở trong thân, tâm ở ngoài thân, tâm núp trong con mắt, tâm ở chặn giữa v.v… đều không trúng cả.
Thưa quý vị! Chúng ta với Phật không khác, nhưng vì chúng ta chưa nhận đượ bản tâm của mình, nên làm chúng sanh; Chư Phật đã chứng được cái bản tâm ấy rồi, nên các Ngài thành Phật.
Vì vậy, thế hôm nay tôi giảng về vấn đề " Tu Tâm"
Chữ "Tu" nghĩa là sửa; Sửa cái xấu trở lại cái tốt, sửa các dở trở lại hay, sửa cái quay trở lại phải, sửa phàm Thánh. Như nhà cửa hư hao, đất vườn u trệ, nay sửa lại cho tốt đẹp, như thế gọi là "Tu bố" Thân thể lôi thôi hành vi bẩn thỉu, nay sửa lại cho đàng hoàng, như thế gọi là "Tu thân". Tâm tánh ô trược tham lam, tật đố, tà kiến, si mê v.v… nay sửa lại trở nên tâm tánh tốt đẹp, như thế gọi là "Tu Tâm",
"Tâm" là "cái hiểu biết phân biệt", cũng gọi là "phần tinh thần". Tâm không có hình tướng dài, ngắn, vuông, tròn, hay có màu sắc xanh, đỏ, trắng và vàng gì. Không thể dùng con mắt mà thấy được tâm; cũng không thể dùng tay chơn rờ đụng được tâm; chỉ o thấy cái tác dụng của nó, nên biết có tâm. Cũng như "điện", người ta không thể thấy nghe hay rờ mó được điện; chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có điện. Như cho điện vào neon, thì thấy đèn sáng, cho vào quạt thì thấy quạt xoay v.v…. Vì thế, nên người ta biết có điện- Tâm chúng ta cũng thế, vì nó có tác dụng thấy, nghe và phân biệt v.v… nên chúng ta biết có Tâm.
Tâm có chia làm hai phân; Chơn và Vọng. Đứng về phần chơn tâm (thế) thì không thể dùng lời nói luận bàn, hay tâm trí suy nghĩ được, mà cần phải tự chứng ngộ, nên trong kinh nói: " Rời tướng nói năng, rời tướng danh tự, rời tướng tâm duyên" Song đứng về phần "vọng tâm", thì có thể nói năng và phân biệt được.
Trong bài này, tôi chi bàn về "vọng tâm" (thức). Khi chúng ta hiểu biết và đẹp trừ được cái "vọng" rồi, thì "chơn tâm" hiện ra. Cũng như sóng lặng rồi, thì tánh nước bằng phẳng tự hiện.
Thưa quý vị! Như trên tôi đã nói: "Tâm không có hình tướng: dài, ngắn, vuông, tròn, hay xanh, đỏ, trắng, vàng gì, nên không thể dùng mắt thấy, tai nghe, hay rờ mó được Tâm. Song nhờ thấy cái tác dụng của nó nên chúng ta mới biết có "Tâm".
Mọi người không phải chỉ có năm " giác quan" mà có đều đến tám cái "Biết", tức là tám cái Tâm. Theo Duy thức học gọi là "Tám thức" (tám cái Biết). Tám cái Tâm này đều có chủ quyền thống lãnh mỗi chỗ; cũng như mỗi ông Vua ngự trị mỗi nước, nên trong Duy thức học gọi là "Tám Tâm Vương".
Tin mới
- Tám quyển sách quý - Quyển 1: Thiện Tâm Sở - 19/06/2012 13:23
- Tám quyển sách quý - Quyển 1: Tùy Phiền Não - 10/06/2012 13:46
- Tám quyển sách quý - Quyển 1: Căn Bản Phiền Não - 31/05/2012 13:10
- Tám quyển sách quý - Quyển 1: TÂM SỞ - 23/05/2012 13:28
- Tám quyển sách quý - Quyển 1: TÂM VƯƠNG - 07/05/2012 12:40