headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 08/09/2024 - Ngày 6 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TẮC 92: THẾ TÔN ĐĂNG TÒA

LỜI DẪN: Nhạc điệu bản hay ngàn năm khó gặp, thấy thỏ thả chim ưng một lúc thật tài, gom tất cả ngữ ngôn làm một câu, góp đại thiên sa giới làm một hạt bụi, đồng chết đồng sống, bảy xoi tám phủng, lại có người chứng cứ hay chăng, thử cử xem ?

CÔNG ÁN: Một hôm Thế Tôn đăng tòa, Văn-thù bạch chùy rằng: Quán kỹ pháp đấng Pháp Vương, pháp đấng Pháp Vương như thế.

GIẢI THÍCH: Trước kia Thế Tôn đưa cành hoa, sớm đã có tin tức này. Buổi đầu từ vườn Lộc Uyển, sau cùng đến sông Bạt-đề, đâu từng dùng đến cây bảo kiếm Kim Cang Vương. Trong chúng khi đó, nếu có người có hơi hám Thiền tăng nhận ra được, mới khỏi sau này Ngài đưa cành hoa khiến một trường rối bời. Thế Tôn trong khoảng im lặng bị Văn thù đẩy một cái, liền xuống tòa. Khi ấy cũng có tin tức này. Đức Thích-ca đóng cửa thất, ngài Tịnh Danh ngậm miệng, đều giống cái này, đã nói xong vậy. Như câu vua Túc Tông hỏi Quốc sư Huệ Trung về tháp Vô Phùng. Như lời ngoại đạo hỏi Phật, chẳng hỏi có lời chẳng hỏi không lời. Xem hành lý của người hướng thượng đâu từng vào hang quỉ làm kế sống. Có người nói ý ở chỗ làm thinh. Có người nói ở chỗ im lặng giây lâu. Dùng có lời để rõ việc không lời, không lời để rõ việc có lời. Vĩnh Gia nói: “Khi im lặng nói, khi nói im lặng.” Thảy hiểu thế ấy thì ba đời sáu mươi kiếp cũng chưa mộng thấy. Nếu ông thẳng đó thừa đương được, chẳng thấy có phàm có Thánh, pháp ấy bình đẳng không có cao thấp, mỗi ngày cùng chư Phật ba đời nắm tay đồng đi. Phần sau, xem Tuyết Đậu tự nhiên thấy được tụng ra.

TỤNG:      Liệt Thánh tùng trung tác giả tri

                Pháp Vương pháp lệnh bất như tư

                Hội trung nhược hữu Tiên Đà khách

                Hà tất Văn-thù hạ nhất chùy.

DỊCH:     Liệt Thánh tùng lâm tác giả tri

                Pháp Vương pháp lệnh chẳng như đây

                Hội này nếu có Tiên Đà khách

                Nào thiết Văn-thù hạ một chùy.

GIẢI TỤNG: Câu “liệt Thánh tùng lâm tác giả tri”, trong hội Linh Sơn tám muôn đại chúng đều là liệt Thánh, Văn-thù, Phổ Hiền cho đến Di-lặc, chủ bạn đồng hội, phải là khéo trong khéo, kỳ trong kỳ, mới biết chỗ rơi kia. Ý Tuyết Đậu nói liệt Thánh trong tùng lâm không một người “Tri Hữu”. Nếu có bậc tác gia mới biết chẳng thế ấy. Cớ sao ? Văn-thù bạch chùy: “quán kỹ pháp đấng Pháp Vương, pháp đấng Pháp Vương như thế” ? Tuyết Đậu nói “Pháp Vương pháp lệnh chẳng như đây.” Cớ sao như thế ? Trong hội khi ấy, nếu có người đảnh môn đủ mắt, trong tay có linh phù, nhằm trước khi Thế Tôn đăng tòa xem được phá, đâu cần Văn-thù bạch chùy. Kinh Niết-bàn nói: Tiên-đà-bà một tên có bốn nghĩa:

1) - Là muối, 2) - Là nước, 3) - Là đồ dùng, 4) - Là ngựa.

Có vị quan thông minh khéo hiểu bốn nghĩa, nếu vua cần rửa tay gọi tiên-đà-bà liền dâng nước, khi ăn gọi tiên-đà-bà thì dâng muối, ăn xong gọi tiên-đà-bà thì dâng đồ dùng uống nước, muốn đi gọi tiên-đà-bà thì dâng ngựa. Tùy ý ứng dụng không sai chạy. Hẳn thế, phải là người lanh lợi mới được. Như Tăng hỏi Hương Nghiêm: Thế nào là vua đòi tiên-đà-bà ? Hương Nghiêm đáp: Qua bên này đi. Tăng qua bên này, Hương Nghiêm nói: Ngu chết người. Tăng lại hỏi Triệu Châu: Thế nào là vua đòi tiên-đà-bà ? Triệu Châu bước xuống giường thiền cúi đầu khoanh tay. Khi ấy nếu có kẻ Tiên-đà-bà, trước khi Thế Tôn đăng tòa thấu được, vẫn còn so sánh đôi chút. Thế Tôn lại đăng tòa, liền xuống tòa, đã là chẳng tiện rồi vậy. Đâu kham Văn-thù lại bạch chùy, hẳn là làm mờ đường lối đề xướng của Thế Tôn. Hãy nói thế nào là chỗ làm mờ ?

[ Quay lại ]