headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 25/12/2024 - Ngày 25 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH PHÁp HOA - PHẨM CHÚC LỤY

phamchucluy CHÁNH VĂN:

Lúc bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật từ nơi pháp tòa đứng dậy, hiện sức thần thông lớn: dùng tay mặt xoa đảnh của vô lượng đại Bồ tát mà nói rằng: "Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông nên phải một lòng lưu bố pháp này làm cho thêm nhiều rộng".

Phật ba phen xoa đảnh các đại Bồ tát như thế mà nói rằng: "Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác này nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì, đọc tụng rộng tuyên nói pháp này cho tất cả chúng sanh đều đặng nghe biết".

 

Vì sao? Đức Như Lai có lòng từ bi lớn, không có tánh bỏn xẻn, cũng không sợ sệt, có thể cho chúng sanh trí huệ của Phật, trí huệ của Như Lai, trí huệ tự nhiên. Như Lai là vị đại thí chủ cho tất cả chúng sanh, các ông cũng nên thọ trì học pháp của Như Lai, chớ sanh lòng bỏn xẻn. Ở đời vị lai nếu có người thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tin trí huệ của Như Lai, thời các ông phải vì đó diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này khiến đều đặng nghe biết, vì muốn cho người đó đặng trí huệ của Phật vậy.

 

Nếu có chúng sanh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng, các ông nếu được như thế thời là đã báo được ơn của các đức Phật.

 

GIẢNG:

 

Qua phần này là phần chúc lụy, tức là trao phó, dặn dò. Phần trước: Ngộ Tri Kiến Phật đó, tới đây tâm ngộ đã thấu triệt đã khế hợp với tâm Phật. Cho nên Phật hiện thần thông chúc lụy, tức phó chúc gia nghiệp của Phật, khỏi lo sợ nữa. Bây giờ Phật từ tòa đứng dậy, hiện sức thần thông lớn, dùng tay mặt xoa đảnh của vô lượng các Bồ tát, rồi nói ta dùng muôn ức kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, bây giờ đây giao phó cho các ông, các ông phải làm cho lưu bố rộng rãi. Như vậy là phó chúc chỗ nào đâu?

 

Thứ nhứt là Phật đang ngồi ở tòa đứng dậy, quý vị thấy được cái gì trong đó? Thấy Như Lai trong đó thì mình mới kham nhận Ngài phó chúc. Thường chỉ thấy được Phật đứng dậy thôi thì chưa nhận nổi phó chúc đâu. Trong nhà thiền có câu chuyện:

 

Một hôm Thiền Sư Quốc Nhất đang ngồi, thấy vua Đường Đại Tông đến, Sư liền đứng dậy. Vua Đường mới hỏi:

 

- Thầy vì sao mà đứng dậy?

 

Sư đáp:

 

- Đàn việt đâu được nhằm trong bốn oai nghi mà thấy bần đạo.

 

Thấy đứng dậy đâu phải thấy được Sư, mà phải thấy cái gì? Không phải nhằm trên tướng đứng ngồi mà thấy. Thấy được như vậy mới thấy được Như Lai chân thật. Đâây cũng vậy, Phật đang ngồi đứng dậy, mình phải thấy Như Lai ở trong đó, thấy được chỗ đó mới đáng nhận Phật phó chúc. Nếu chỉ thấy cái tướng đứng dậy suông, đó là tướng sanh diệt sao nhận nổi phó chúc.

 

Rồi dùng tay mặt xoa đảnh mà nói hiện sức thần thông lớn. Vậy quý vị thấy hiện ở chỗ nào? Chính ngay xoa đảnh đó, có việc không thể nghĩ bàn, muốn trao phó trong đó. Mình chỉ thấy, chỉ hiểu là lấy tay xoa đảnh thôi, thì chuyện đó bình thường. Tức là ngay trong xoa đảnh đó, tâm tâm in nhau, tâm Phật in qua tâm mình. Ngay đó không có tạp niệm xen vào được. Trao phó là trao phó chỗ đó, thấy được chỗ đó, mới thấy được thần thông lớn của Phật, tức ngoài sức nghĩ bàn.

 

Quý vị chú ý! Khi xoa đảnh, Phật bảo: "Ta ở trong vô lượng, trăm nghìn, vô số kiếp tu tập pháp Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ông". Trao chỗ nào đâu? Ngài có cầm pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ở chỗ nào mà trao? Rồi Bồ tát thì vô số mà tay Phật thì có một tay, làm sao xoa đầu cho hết đây? Những chỗ này tụng theo chữ nghĩa qua qua, làm sao thấy hết được. Thật ra chính khi thấy tay Phật xoa đảnh một vị, tức là xoa tất cả vị rồi, những vị khác cũng thầm cảm nhận được điều đó ngay nơi mình. Phật xoa cho người đó thì mình cảm nhận Phật xoa chính mình rồi. Bởi vì việc đó không phải ở bàn tay. Phần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tu tập khó được, lâu đời đó không phải ở bàn tay, mà nó ở đâu? Ngay nơi mình. Bàn tay xoa đó là thầm nói: "nơi mỗi người, mỗi người đều đủ không thiếu, mà ngôn ngữ thì không thể nói hết được”. Cho nên ở đây Ngài dùng tay xoa đầu để cho mỗi người tự rõ. Bởi vì nói không ra. Sức thần thông lớn là như vậy đó. Rồi Phật còn nói tiếp "Ngài ở trong vô số kiếp tu tập pháp khó được này". Vậy pháp này Ngài từ vô lượng vô số kiếp tu tập, chớ không phải thường, thì đó là Ngài muốn nhắn nhủ cái gì? Trước khi trao gia nghiệp, phải nhắn nhủ điều đó. Ngài tu tập từ vô lượng kiếp, tức từng sống trong đó từ lâu rồi. Vậy thì các ông muốn lãnh nhận gia nghiệp này mà giữ gìn thì các ông phải luôn luôn sống trong đó như vậy. Sống thường xuyên không cho gián đoạn, không thể hời hợt xem thường thì mới kham nhận được sự phó chúc đó, còn chỉ ngộ ngay thôi đây, mà không gìn giữ cho nó luôn sáng mãi thì chưa thể nhận được phó chúc này. Rõ ràng như vậy. Tiếp Phật dặn: "Các ông phải thọ trì, rộng tuyên nói cho tất cả chúng sanh đều đặng nghe biết". Vậy vừa dặn dò, vừa có ý sâu trong đó. Tức phải làm cho nó sáng khắp hết không còn có giới hạn, mới thực sự sống được trong đó. Nếu thấy được nó ở chỗ này, mà không thấy được chỗ kia là chưa được trọn, cũng như thấy ở chúng sanh này mà không thấy ở chúng sanh kia, thì cái thấy đó cũng chưa trọn. Cho nên đây Ngài dặn phải lưu bố rộng rãi ra, khiến cho chúng sanh đều được nghe biết. Thấy như vậy đó mới thực sự giữ gìn tri kiến Phật. Còn mình nhiều khi thấy cũng thấy vậy, mà người mình thích thì thấy có, người không thích thì không. Hoặc người cùng tôn giáo mình, mình thấy có, còn người tôn giáo khác không có. Vậy cũng chưa phải trọn. Ở đây phải thấy suốt như vậy. Bởi chân lý mà còn chia chẻ giới hạn thì chưa phải thật là chân lý. Mới thấy Phật pháp chỉ có một chân lý bình đẳng như vậy. Mình còn tâm giới hạn chỗ này, giới hạn chỗ kia, là chưa thật khế hợp, đó cũng là muốn nhắc mình phải quên sạch dấu vết của cái ngã này, còn có cái tôi này là còn có giới hạn. Còn quên cái tôi này rồi mới vô giới hạn được, đó mới là chỗ Phật phó chúc.

 

Phật nói:"Vì sao? Đức Như Lai Ngài có lòng từ bi lớn, Ngài không có bỏn xẻn, cũng không sợ sệt, Ngài có thể cho chúng sanh trí huệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên". Bởi vì Ngài thấy rõ ai ai cũng có phần đó, đâu phải riêng một mình Ngài có. Như vậy nếu mình chỉ cho họ, dù cho chỉ hết đi nữa cũng đâu tổn thất gì. Còn trí tuệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên thì làm sao cho? Bởi vì chúng sanh mê nên có mà không biết, bây giờ Ngài chỉ cho họ, khiến cho họ mở sáng được, nhận rõ được thì chính đó là trí tuệ Phật, trí tuệ giác ngộ, đó là cho trí huệ Phật, cho là như vậy, chớ không phải có trí tuệ đem cho. Thấy rõ trí đó cùng với Như Lai bình đẳng, xưa nay không sanh không diệt, đó là cho trí tuệ Như Lai. Trí tuệ này là cái sẵn nơi mình chớ không phải do ai tạo tác, do ai làm ra, không phải mới có đây, là cho trí tuệ tự nhiên. Như vậy, nói cho mà có cho gì đâu. Do đó nói Phật cho tất cả chúng sanh mà Ngài không có thiếu, thì có gì đâu phải bỏn xẻn. Có vị tăng đến hỏi Ngài Triệu Châu:

 

- Khi người nghèo đến thì đem gì cho họ?

 

Ngài Triệu Châu đáp:

 

- Y chẳng thiếu thốn.

 

Tức là sao? Tức là thấy rõ họ có thiếu gì đâu. Bây giờ chỉ cần nhắc lại cái của báu sẵn nơi họ, khiến họ nhớ lại đem ra xài vậy thôi.

 

Và có vị Tăng hỏi Thiền Sư Thạch Củng:

 

- Thế nào là hạt châu trong tay Bồ Tát Địa Tạng?

 

Ngài Thạch Củng đáp:

 

- Trong tay ông lại có chăng?

 

Ông lo ông hỏi châu trong tay Địa Tạng còn trong tay ông thì sao? Tiếp theo Ngài nói bài tụng:

 

                    Bất thức tự gia bảo
                    Tùy tha nhận ngoại trần
                    Nhật trung đào ảnh chất
                    Cảnh lý thất đầu nhân   

Tức là:

 

                    Báu nhà mình chẳng biết
                    Theo người nhận ngoại trần
                    Giữa trưa chạy trốn bóng
                    Trong gương người mất đầu

Của báu sẵn nơi nhà mình mà không hay, không biết, rồi chạy sang nhà người ta để tìm là chạy theo người nhận ngoại trần, nếu mình có tìm có hiểu được thì cái đó thuộc về ngoại trần, thuộc bị hiểu. Ở giữa trưa thấy bóng chạy hoài không bao giờ hết, giỏi nhất là vào trong mát đứng, là tự an ổn. Cũng vậy, trong gương soi thấy đầu mình, tưởng đâu đầu thật, úp gương lại cho là mất đầu, trong kinh Lăng Nghiêm gọi là kẻ cuồng. Mà cuồng như vậy đó, ngay khi điên cuồng cái đầu có thật mất chăng? Chỉ cần đưa tay lên cú đầu một cái thì biết ngay. Cho nên ai ai cũng tưởng mình mất đầu, tưởng mình mất cái gì đó, rồi chạy tới người khác tìm. Nếu mình là người rõ được điều đó, chạy tới mình tìm, thì mình làm sao đây? Cho cái cú thôi là xong. Vậy thì có gì để bỏn sẻn? Ở đây phải hiểu được ý đó, nghĩa là thấy rõ được lẽ thật như vậy rồi, thì ai cũng đều có lẽ thật đó, sẵn sàng chỉ cho hết, không có bỏn xẻn, sợ chỉ cho họ rồi họ hơn mình là còn mang tướng ngã, thì chưa phải thật. Phật nhắc thêm: "nếu ở đời vị lai, thiện nam thiện nữ nào tin được trí tuệ Như Lai thì các ông phải vì đó mà diễn nói kinh Pháp Hoa này cho họ đều biết được, còn chúng sanh nào chẳng tin hoặc chưa tin được, thì phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai, cũng chỉ dạy cho họ để họ được lợi ích, đó là đền ơn Phật". Đền ơn Phật là như vậy. Ở tương lai ai tin mình có phần tri kiến Phật, mình phải chỉ thẳng cho họ tri kiến Phật đó để họ tin nhận họ sống, còn nếu họ chưa có tin nổi thì phải ở những pháp khác, những phương tiện khác, để nhắc họ, để cho họ lợi ích, rồi họ dần dần cũng tiến vào. Tức là không bỏ qua mộât ai hết, nhưng mà bản ý chính là muốn cho người đều tỏ ngộ tri kiến Phật. Đây là đền ơn Phật, chớ không phải đem cái này cái kia cúng dường thì đó chưa hẳn là đền ơn.

CHÁNH VĂN:

 

Lúc đó, các vị đại Bồ Tát nghe Phật nói thế rồi, đều rất vui mừng khắp đầy nơi thân càng thêm cung kính, nghiêng mình chắp tay hướng Phật, đồng lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn chớ lo".

 

Khi đó Đức Thích Ca Mâu Ni Phật khiến các Đức Phật phân thân ở mười phương đến, đều trở về bổn độ mà nói rằng: "Các Phật đều về yên chỗ, tháp của Phật Đa Bảo đặng hoàn như cũ".

GIẢNG:

 

Các Bồ Tát thọ nhận lời Phật phó chúc, các Phật phân thân ai về chỗ nấy, tháp Phật Đa Bảo hoàn như cũ, tức đóng cửa lại như cũ. Ngay đó quý vị thấy được điều gì? Tức các pháp nó là như thị, ngộ đến đây là xong rồi, là triệt rồi, phần còn lại là để cho mỗi người tự thể nhập, cho nên bây giờ tháp Phật Đa Bảo đóng lại, đóng lại để chi? Để tự mỗi người mở vào. Trước là Thích Ca mở vào, bây giờ tự mỗi người phải mở vào.

CHÁNH VĂN:

Phật nói lời đó rồi, vô lượng các đức Phật phân thân ở mười phương ngồi trên toà sư tử dưới cây báu, và Phật Đa Bảo, cùng vô biên vô số đại chúng Bồ Tát, bực thượng hạnh thảy, Ngài Xá Lợi Phất v.v… bốn chúng hàng Thanh Văn và tất cả trong đời: trời, người, A tu la v.v... nghe Phật nói đều rất vui mừng.

 

GIẢNG:

 

Tất cả đều vui mừng hết, vì sao? Vì biết rằng mình đã có chỗ nương về chân Phật đó rồi không còn lo lắng gì nữa, đức Phật này dù diệt độ, nhưng Pháp Hoa vẫn còn đó. Vậy chúc lụy xong. Đến đây mở cái nhìn thấy thấu qua Đức Phật Thích Ca bằng da bằng thịt, mà cảm nhận đức Như Lai tuổi thọ vô lượng vô biên không tính kể. Nhưng thấy vậy thôi chưa đủ, vì sao? Không phải thấy Đức Như Lai ở Phật Thích Ca thôi, mà thấy Đức Như Lai ở ngay nơi chính mình, và không phải chỉ ở ngay chính mình mà ở tất cả mọi người nữa. Thấy như vậy mới thấy đầy đủ. Chính đó mới là chỗ Phật phó chúc, để giữ gìn kinh Pháp Hoa sau khi Phật diệt độ, thấy ý đó mới thấy ý sâu của Phật. Nghĩa là Phật diệt độ, nhưng diệt độ đó chỉ là hoá thân diệt, ứng thân diệt thôi, để nhắc cho mọi người có sanh ra thì có diệt, dù là thân Phật có tướng tốt đi nữa, đã có sanh phải có diệt, huống nữa là thân mình. Chỗ đó chưa phải chỗ mình nương tựa lâu dài. Ở phần trước mình có: "Như Lai nói diệt độ mà chẳng phải thiệt diệt độ". Cho nên ai bảo rằng Phật thật có sanh, thật có diệt, người đó chưa thật hiểu được Phật.

 

Tóm lại, nếu ai thấy được Đức Phật hiện tướng lưỡi rộng dài để phó chúc Pháp Hoa, thì mình ngồi ngay tại đây vẫn thấy Pháp Hội Linh Sơn ngay trước mặt. Bởi vì nghe cái gì cũng là nói Pháp Hoa, rồi Chư Bồ Tát cũng đang ngồi khắp quanh mình đây, nghĩa là nhìn đâu đâu cũng có ánh sáng giác ngộ hết. Khi quý vị chắp tay xá nhau thì cũng thấy đó chính là Bồ Tát Thường Bất Khinh: Xá xá các ông, không dám khinh các ông, các ông đều sẽ thành Phật!

 

Thật rõ ràng, học Pháp Hoa, nghe Pháp Hoa như vậy đó, mới thấy sâu được Pháp Hoa, thâm nhập được Pháp Hoa, mới nghe được những điều chưa nghe.

 

Đó là xong phần "NGỘ TRI KIẾN PHẬT".

 

 

Phật ba phen xoa đảnh các đại Bồ tát như thế mà nói rằng: "Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác này nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì, đọc tụng rộng tuyên nói pháp này cho tất cả chúng sanh đều đặng nghe biết".

Vì sao? Đức Như Lai có lòng từ bi lớn, không có tánh bỏn xẻn, cũng không sợ sệt, có thể cho chúng sanh trí huệ của Phật, trí huệ của Như Lai, trí huệ tự nhiên. Như Lai là vị đại thí chủ cho tất cả chúng sanh, các ông cũng nên thọ trì học pháp của Như Lai, chớ sanh lòng bỏn xẻn. Ở đời vị lai nếu có người thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tin trí huệ của Như Lai, thời các ông phải vì đó diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này khiến đều đặng nghe biết, vì muốn cho người đó đặng trí huệ của Phật vậy.

Nếu có chúng sanh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng, các ông nếu được như thế thời là đã báo được ơn của các đức Phật.

GIẢNG:

Qua phần này là phần chúc lụy, tức là trao phó, dặn dò. Phần trước: Ngộ Tri Kiến Phật đó, tới đây tâm ngộ đã thấu triệt đã khế hợp với tâm Phật. Cho nên Phật hiện thần thông chúc lụy, tức phó chúc gia nghiệp của Phật, khỏi lo sợ nữa. Bây giờ Phật từ tòa đứng dậy, hiện sức thần thông lớn, dùng tay mặt xoa đảnh của vô lượng các Bồ tát, rồi nói ta dùng muôn ức kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, bây giờ đây giao phó cho các ông, các ông phải làm cho lưu bố rộng rãi. Như vậy là phó chúc chỗ nào đâu?

Thứ nhứt là Phật đang ngồi ở tòa đứng dậy, quý vị thấy được cái gì trong đó? Thấy Như Lai trong đó thì mình mới kham nhận Ngài phó chúc. Thường chỉ thấy được Phật đứng dậy thôi thì chưa nhận nổi phó chúc đâu. Trong nhà thiền có câu chuyện:

Một hôm Thiền Sư Quốc Nhất đang ngồi, thấy vua Đường Đại Tông đến, Sư liền đứng dậy. Vua Đường mới hỏi:

- Thầy vì sao mà đứng dậy?

Sư đáp:

- Đàn việt đâu được nhằm trong bốn oai nghi mà thấy bần đạo.

Thấy đứng dậy đâu phải thấy được Sư, mà phải thấy cái gì? Không phải nhằm trên tướng đứng ngồi mà thấy. Thấy được như vậy mới thấy được Như Lai chân thật. Đâây cũng vậy, Phật đang ngồi đứng dậy, mình phải thấy Như Lai ở trong đó, thấy được chỗ đó mới đáng nhận Phật phó chúc. Nếu chỉ thấy cái tướng đứng dậy suông, đó là tướng sanh diệt sao nhận nổi phó chúc.

Rồi dùng tay mặt xoa đảnh mà nói hiện sức thần thông lớn. Vậy quý vị thấy hiện ở chỗ nào? Chính ngay xoa đảnh đó, có việc không thể nghĩ bàn, muốn trao phó trong đó. Mình chỉ thấy, chỉ hiểu là lấy tay xoa đảnh thôi, thì chuyện đó bình thường. Tức là ngay trong xoa đảnh đó, tâm tâm in nhau, tâm Phật in qua tâm mình. Ngay đó không có tạp niệm xen vào được. Trao phó là trao phó chỗ đó, thấy được chỗ đó, mới thấy được thần thông lớn của Phật, tức ngoài sức nghĩ bàn.

Quý vị chú ý! Khi xoa đảnh, Phật bảo: "Ta ở trong vô lượng, trăm nghìn, vô số kiếp tu tập pháp Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ông". Trao chỗ nào đâu? Ngài có cầm pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ở chỗ nào mà trao? Rồi Bồ tát thì vô số mà tay Phật thì có một tay, làm sao xoa đầu cho hết đây? Những chỗ này tụng theo chữ nghĩa qua qua, làm sao thấy hết được. Thật ra chính khi thấy tay Phật xoa đảnh một vị, tức là xoa tất cả vị rồi, những vị khác cũng thầm cảm nhận được điều đó ngay nơi mình. Phật xoa cho người đó thì mình cảm nhận Phật xoa chính mình rồi. Bởi vì việc đó không phải ở bàn tay. Phần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tu tập khó được, lâu đời đó không phải ở bàn tay, mà nó ở đâu? Ngay nơi mình. Bàn tay xoa đó là thầm nói: "nơi mỗi người, mỗi người đều đủ không thiếu, mà ngôn ngữ thì không thể nói hết được”. Cho nên ở đây Ngài dùng tay xoa đầu để cho mỗi người tự rõ. Bởi vì nói không ra. Sức thần thông lớn là như vậy đó. Rồi Phật còn nói tiếp "Ngài ở trong vô số kiếp tu tập pháp khó được này". Vậy pháp này Ngài từ vô lượng vô số kiếp tu tập, chớ không phải thường, thì đó là Ngài muốn nhắn nhủ cái gì? Trước khi trao gia nghiệp, phải nhắn nhủ điều đó. Ngài tu tập từ vô lượng kiếp, tức từng sống trong đó từ lâu rồi. Vậy thì các ông muốn lãnh nhận gia nghiệp này mà giữ gìn thì các ông phải luôn luôn sống trong đó như vậy. Sống thường xuyên không cho gián đoạn, không thể hời hợt xem thường thì mới kham nhận được sự phó chúc đó, còn chỉ ngộ ngay thôi đây, mà không gìn giữ cho nó luôn sáng mãi thì chưa thể nhận được phó chúc này. Rõ ràng như vậy. Tiếp Phật dặn: "Các ông phải thọ trì, rộng tuyên nói cho tất cả chúng sanh đều đặng nghe biết". Vậy vừa dặn dò, vừa có ý sâu trong đó. Tức phải làm cho nó sáng khắp hết không còn có giới hạn, mới thực sự sống được trong đó. Nếu thấy được nó ở chỗ này, mà không thấy được chỗ kia là chưa được trọn, cũng như thấy ở chúng sanh này mà không thấy ở chúng sanh kia, thì cái thấy đó cũng chưa trọn. Cho nên đây Ngài dặn phải lưu bố rộng rãi ra, khiến cho chúng sanh đều được nghe biết. Thấy như vậy đó mới thực sự giữ gìn tri kiến Phật. Còn mình nhiều khi thấy cũng thấy vậy, mà người mình thích thì thấy có, người không thích thì không. Hoặc người cùng tôn giáo mình, mình thấy có, còn người tôn giáo khác không có. Vậy cũng chưa phải trọn. Ở đây phải thấy suốt như vậy. Bởi chân lý mà còn chia chẻ giới hạn thì chưa phải thật là chân lý. Mới thấy Phật pháp chỉ có một chân lý bình đẳng như vậy. Mình còn tâm giới hạn chỗ này, giới hạn chỗ kia, là chưa thật khế hợp, đó cũng là muốn nhắc mình phải quên sạch dấu vết của cái ngã này, còn có cái tôi này là còn có giới hạn. Còn quên cái tôi này rồi mới vô giới hạn được, đó mới là chỗ Phật phó chúc.

Phật nói:"Vì sao? Đức Như Lai Ngài có lòng từ bi lớn, Ngài không có bỏn xẻn, cũng không sợ sệt, Ngài có thể cho chúng sanh trí huệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên". Bởi vì Ngài thấy rõ ai ai cũng có phần đó, đâu phải riêng một mình Ngài có. Như vậy nếu mình chỉ cho họ, dù cho chỉ hết đi nữa cũng đâu tổn thất gì. Còn trí tuệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên thì làm sao cho? Bởi vì chúng sanh mê nên có mà không biết, bây giờ Ngài chỉ cho họ, khiến cho họ mở sáng được, nhận rõ được thì chính đó là trí tuệ Phật, trí tuệ giác ngộ, đó là cho trí huệ Phật, cho là như vậy, chớ không phải có trí tuệ đem cho. Thấy rõ trí đó cùng với Như Lai bình đẳng, xưa nay không sanh không diệt, đó là cho trí tuệ Như Lai. Trí tuệ này là cái sẵn nơi mình chớ không phải do ai tạo tác, do ai làm ra, không phải mới có đây, là cho trí tuệ tự nhiên. Như vậy, nói cho mà có cho gì đâu. Do đó nói Phật cho tất cả chúng sanh mà Ngài không có thiếu, thì có gì đâu phải bỏn xẻn. Có vị tăng đến hỏi Ngài Triệu Châu:

- Khi người nghèo đến thì đem gì cho họ?

Ngài Triệu Châu đáp:

- Y chẳng thiếu thốn.

Tức là sao? Tức là thấy rõ họ có thiếu gì đâu. Bây giờ chỉ cần nhắc lại cái của báu sẵn nơi họ, khiến họ nhớ lại đem ra xài vậy thôi.

Và có vị Tăng hỏi Thiền Sư Thạch Củng:

- Thế nào là hạt châu trong tay Bồ Tát Địa Tạng?

Ngài Thạch Củng đáp:

- Trong tay ông lại có chăng?

Ông lo ông hỏi châu trong tay Địa Tạng còn trong tay ông thì sao? Tiếp theo Ngài nói bài tụng:

                    Bất thức tự gia bảo
                    Tùy tha nhận ngoại trần
                    Nhật trung đào ảnh chất
                    Cảnh lý thất đầu nhân   

Tức là:

                    Báu nhà mình chẳng biết
                    Theo người nhận ngoại trần
                    Giữa trưa chạy trốn bóng
                    Trong gương người mất đầu

Của báu sẵn nơi nhà mình mà không hay, không biết, rồi chạy sang nhà người ta để tìm là chạy theo người nhận ngoại trần, nếu mình có tìm có hiểu được thì cái đó thuộc về ngoại trần, thuộc bị hiểu. Ở giữa trưa thấy bóng chạy hoài không bao giờ hết, giỏi nhất là vào trong mát đứng, là tự an ổn. Cũng vậy, trong gương soi thấy đầu mình, tưởng đâu đầu thật, úp gương lại cho là mất đầu, trong kinh Lăng Nghiêm gọi là kẻ cuồng. Mà cuồng như vậy đó, ngay khi điên cuồng cái đầu có thật mất chăng? Chỉ cần đưa tay lên cú đầu một cái thì biết ngay. Cho nên ai ai cũng tưởng mình mất đầu, tưởng mình mất cái gì đó, rồi chạy tới người khác tìm. Nếu mình là người rõ được điều đó, chạy tới mình tìm, thì mình làm sao đây? Cho cái cú thôi là xong. Vậy thì có gì để bỏn sẻn? Ở đây phải hiểu được ý đó, nghĩa là thấy rõ được lẽ thật như vậy rồi, thì ai cũng đều có lẽ thật đó, sẵn sàng chỉ cho hết, không có bỏn xẻn, sợ chỉ cho họ rồi họ hơn mình là còn mang tướng ngã, thì chưa phải thật. Phật nhắc thêm: "nếu ở đời vị lai, thiện nam thiện nữ nào tin được trí tuệ Như Lai thì các ông phải vì đó mà diễn nói kinh Pháp Hoa này cho họ đều biết được, còn chúng sanh nào chẳng tin hoặc chưa tin được, thì phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai, cũng chỉ dạy cho họ để họ được lợi ích, đó là đền ơn Phật". Đền ơn Phật là như vậy. Ở tương lai ai tin mình có phần tri kiến Phật, mình phải chỉ thẳng cho họ tri kiến Phật đó để họ tin nhận họ sống, còn nếu họ chưa có tin nổi thì phải ở những pháp khác, những phương tiện khác, để nhắc họ, để cho họ lợi ích, rồi họ dần dần cũng tiến vào. Tức là không bỏ qua mộât ai hết, nhưng mà bản ý chính là muốn cho người đều tỏ ngộ tri kiến Phật. Đây là đền ơn Phật, chớ không phải đem cái này cái kia cúng dường thì đó chưa hẳn là đền ơn.

CHÁNH VĂN:

Lúc đó, các vị đại Bồ Tát nghe Phật nói thế rồi, đều rất vui mừng khắp đầy nơi thân càng thêm cung kính, nghiêng mình chắp tay hướng Phật, đồng lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn chớ lo".

Khi đó Đức Thích Ca Mâu Ni Phật khiến các Đức Phật phân thân ở mười phương đến, đều trở về bổn độ mà nói rằng: "Các Phật đều về yên chỗ, tháp của Phật Đa Bảo đặng hoàn như cũ".

GIẢNG:

Các Bồ Tát thọ nhận lời Phật phó chúc, các Phật phân thân ai về chỗ nấy, tháp Phật Đa Bảo hoàn như cũ, tức đóng cửa lại như cũ. Ngay đó quý vị thấy được điều gì? Tức các pháp nó là như thị, ngộ đến đây là xong rồi, là triệt rồi, phần còn lại là để cho mỗi người tự thể nhập, cho nên bây giờ tháp Phật Đa Bảo đóng lại, đóng lại để chi? Để tự mỗi người mở vào. Trước là Thích Ca mở vào, bây giờ tự mỗi người phải mở vào.

CHÁNH VĂN:

Phật nói lời đó rồi, vô lượng các đức Phật phân thân ở mười phương ngồi trên toà sư tử dưới cây báu, và Phật Đa Bảo, cùng vô biên vô số đại chúng Bồ Tát, bực thượng hạnh thảy, Ngài Xá Lợi Phất v.v… bốn chúng hàng Thanh Văn và tất cả trong đời: trời, người, A tu la v.v... nghe Phật nói đều rất vui mừng.

GIẢNG:

Tất cả đều vui mừng hết, vì sao? Vì biết rằng mình đã có chỗ nương về chân Phật đó rồi không còn lo lắng gì nữa, đức Phật này dù diệt độ, nhưng Pháp Hoa vẫn còn đó. Vậy chúc lụy xong. Đến đây mở cái nhìn thấy thấu qua Đức Phật Thích Ca bằng da bằng thịt, mà cảm nhận đức Như Lai tuổi thọ vô lượng vô biên không tính kể. Nhưng thấy vậy thôi chưa đủ, vì sao? Không phải thấy Đức Như Lai ở Phật Thích Ca thôi, mà thấy Đức Như Lai ở ngay nơi chính mình, và không phải chỉ ở ngay chính mình mà ở tất cả mọi người nữa. Thấy như vậy mới thấy đầy đủ. Chính đó mới là chỗ Phật phó chúc, để giữ gìn kinh Pháp Hoa sau khi Phật diệt độ, thấy ý đó mới thấy ý sâu của Phật. Nghĩa là Phật diệt độ, nhưng diệt độ đó chỉ là hoá thân diệt, ứng thân diệt thôi, để nhắc cho mọi người có sanh ra thì có diệt, dù là thân Phật có tướng tốt đi nữa, đã có sanh phải có diệt, huống nữa là thân mình. Chỗ đó chưa phải chỗ mình nương tựa lâu dài. Ở phần trước mình có: "Như Lai nói diệt độ mà chẳng phải thiệt diệt độ". Cho nên ai bảo rằng Phật thật có sanh, thật có diệt, người đó chưa thật hiểu được Phật.

Tóm lại, nếu ai thấy được Đức Phật hiện tướng lưỡi rộng dài để phó chúc Pháp Hoa, thì mình ngồi ngay tại đây vẫn thấy Pháp Hội Linh Sơn ngay trước mặt. Bởi vì nghe cái gì cũng là nói Pháp Hoa, rồi Chư Bồ Tát cũng đang ngồi khắp quanh mình đây, nghĩa là nhìn đâu đâu cũng có ánh sáng giác ngộ hết. Khi quý vị chắp tay xá nhau thì cũng thấy đó chính là Bồ Tát Thường Bất Khinh: Xá xá các ông, không dám khinh các ông, các ông đều sẽ thành Phật!

Thật rõ ràng, học Pháp Hoa, nghe Pháp Hoa như vậy đó, mới thấy sâu được Pháp Hoa, thâm nhập được Pháp Hoa, mới nghe được những điều chưa nghe.

Đó là xong phần "NGỘ TRI KIẾN PHẬT".

 

hật ba phen xoa đảnh các đại Bồ tát như thế mà nói rằng: "Ta ở trong vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác này nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải thọ trì, đọc tụng rộng tuyên nói pháp này cho tất cả chúng sanh đều đặng nghe biết".

Vì sao? Đức Như Lai có lòng từ bi lớn, không có tánh bỏn xẻn, cũng không sợ sệt, có thể cho chúng sanh trí huệ của Phật, trí huệ của Như Lai, trí huệ tự nhiên. Như Lai là vị đại thí chủ cho tất cả chúng sanh, các ông cũng nên thọ trì học pháp của Như Lai, chớ sanh lòng bỏn xẻn. Ở đời vị lai nếu có người thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tin trí huệ của Như Lai, thời các ông phải vì đó diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa này khiến đều đặng nghe biết, vì muốn cho người đó đặng trí huệ của Phật vậy.

Nếu có chúng sanh nào chẳng tin nhận thời phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng, các ông nếu được như thế thời là đã báo được ơn của các đức Phật.

GIẢNG:

Qua phần này là phần chúc lụy, tức là trao phó, dặn dò. Phần trước: Ngộ Tri Kiến Phật đó, tới đây tâm ngộ đã thấu triệt đã khế hợp với tâm Phật. Cho nên Phật hiện thần thông chúc lụy, tức phó chúc gia nghiệp của Phật, khỏi lo sợ nữa. Bây giờ Phật từ tòa đứng dậy, hiện sức thần thông lớn, dùng tay mặt xoa đảnh của vô lượng các Bồ tát, rồi nói ta dùng muôn ức kiếp tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, bây giờ đây giao phó cho các ông, các ông phải làm cho lưu bố rộng rãi. Như vậy là phó chúc chỗ nào đâu?

Thứ nhứt là Phật đang ngồi ở tòa đứng dậy, quý vị thấy được cái gì trong đó? Thấy Như Lai trong đó thì mình mới kham nhận Ngài phó chúc. Thường chỉ thấy được Phật đứng dậy thôi thì chưa nhận nổi phó chúc đâu. Trong nhà thiền có câu chuyện:

Một hôm Thiền Sư Quốc Nhất đang ngồi, thấy vua Đường Đại Tông đến, Sư liền đứng dậy. Vua Đường mới hỏi:

- Thầy vì sao mà đứng dậy?

Sư đáp:

- Đàn việt đâu được nhằm trong bốn oai nghi mà thấy bần đạo.

Thấy đứng dậy đâu phải thấy được Sư, mà phải thấy cái gì? Không phải nhằm trên tướng đứng ngồi mà thấy. Thấy được như vậy mới thấy được Như Lai chân thật. Đâây cũng vậy, Phật đang ngồi đứng dậy, mình phải thấy Như Lai ở trong đó, thấy được chỗ đó mới đáng nhận Phật phó chúc. Nếu chỉ thấy cái tướng đứng dậy suông, đó là tướng sanh diệt sao nhận nổi phó chúc.

Rồi dùng tay mặt xoa đảnh mà nói hiện sức thần thông lớn. Vậy quý vị thấy hiện ở chỗ nào? Chính ngay xoa đảnh đó, có việc không thể nghĩ bàn, muốn trao phó trong đó. Mình chỉ thấy, chỉ hiểu là lấy tay xoa đảnh thôi, thì chuyện đó bình thường. Tức là ngay trong xoa đảnh đó, tâm tâm in nhau, tâm Phật in qua tâm mình. Ngay đó không có tạp niệm xen vào được. Trao phó là trao phó chỗ đó, thấy được chỗ đó, mới thấy được thần thông lớn của Phật, tức ngoài sức nghĩ bàn.

Quý vị chú ý! Khi xoa đảnh, Phật bảo: "Ta ở trong vô lượng, trăm nghìn, vô số kiếp tu tập pháp Chánh đẳng Chánh giác khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ông". Trao chỗ nào đâu? Ngài có cầm pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ở chỗ nào mà trao? Rồi Bồ tát thì vô số mà tay Phật thì có một tay, làm sao xoa đầu cho hết đây? Những chỗ này tụng theo chữ nghĩa qua qua, làm sao thấy hết được. Thật ra chính khi thấy tay Phật xoa đảnh một vị, tức là xoa tất cả vị rồi, những vị khác cũng thầm cảm nhận được điều đó ngay nơi mình. Phật xoa cho người đó thì mình cảm nhận Phật xoa chính mình rồi. Bởi vì việc đó không phải ở bàn tay. Phần Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tu tập khó được, lâu đời đó không phải ở bàn tay, mà nó ở đâu? Ngay nơi mình. Bàn tay xoa đó là thầm nói: "nơi mỗi người, mỗi người đều đủ không thiếu, mà ngôn ngữ thì không thể nói hết được”. Cho nên ở đây Ngài dùng tay xoa đầu để cho mỗi người tự rõ. Bởi vì nói không ra. Sức thần thông lớn là như vậy đó. Rồi Phật còn nói tiếp "Ngài ở trong vô số kiếp tu tập pháp khó được này". Vậy pháp này Ngài từ vô lượng vô số kiếp tu tập, chớ không phải thường, thì đó là Ngài muốn nhắn nhủ cái gì? Trước khi trao gia nghiệp, phải nhắn nhủ điều đó. Ngài tu tập từ vô lượng kiếp, tức từng sống trong đó từ lâu rồi. Vậy thì các ông muốn lãnh nhận gia nghiệp này mà giữ gìn thì các ông phải luôn luôn sống trong đó như vậy. Sống thường xuyên không cho gián đoạn, không thể hời hợt xem thường thì mới kham nhận được sự phó chúc đó, còn chỉ ngộ ngay thôi đây, mà không gìn giữ cho nó luôn sáng mãi thì chưa thể nhận được phó chúc này. Rõ ràng như vậy. Tiếp Phật dặn: "Các ông phải thọ trì, rộng tuyên nói cho tất cả chúng sanh đều đặng nghe biết". Vậy vừa dặn dò, vừa có ý sâu trong đó. Tức phải làm cho nó sáng khắp hết không còn có giới hạn, mới thực sự sống được trong đó. Nếu thấy được nó ở chỗ này, mà không thấy được chỗ kia là chưa được trọn, cũng như thấy ở chúng sanh này mà không thấy ở chúng sanh kia, thì cái thấy đó cũng chưa trọn. Cho nên đây Ngài dặn phải lưu bố rộng rãi ra, khiến cho chúng sanh đều được nghe biết. Thấy như vậy đó mới thực sự giữ gìn tri kiến Phật. Còn mình nhiều khi thấy cũng thấy vậy, mà người mình thích thì thấy có, người không thích thì không. Hoặc người cùng tôn giáo mình, mình thấy có, còn người tôn giáo khác không có. Vậy cũng chưa phải trọn. Ở đây phải thấy suốt như vậy. Bởi chân lý mà còn chia chẻ giới hạn thì chưa phải thật là chân lý. Mới thấy Phật pháp chỉ có một chân lý bình đẳng như vậy. Mình còn tâm giới hạn chỗ này, giới hạn chỗ kia, là chưa thật khế hợp, đó cũng là muốn nhắc mình phải quên sạch dấu vết của cái ngã này, còn có cái tôi này là còn có giới hạn. Còn quên cái tôi này rồi mới vô giới hạn được, đó mới là chỗ Phật phó chúc.

Phật nói:"Vì sao? Đức Như Lai Ngài có lòng từ bi lớn, Ngài không có bỏn xẻn, cũng không sợ sệt, Ngài có thể cho chúng sanh trí huệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên". Bởi vì Ngài thấy rõ ai ai cũng có phần đó, đâu phải riêng một mình Ngài có. Như vậy nếu mình chỉ cho họ, dù cho chỉ hết đi nữa cũng đâu tổn thất gì. Còn trí tuệ Phật, trí tuệ Như Lai, trí tuệ tự nhiên thì làm sao cho? Bởi vì chúng sanh mê nên có mà không biết, bây giờ Ngài chỉ cho họ, khiến cho họ mở sáng được, nhận rõ được thì chính đó là trí tuệ Phật, trí tuệ giác ngộ, đó là cho trí huệ Phật, cho là như vậy, chớ không phải có trí tuệ đem cho. Thấy rõ trí đó cùng với Như Lai bình đẳng, xưa nay không sanh không diệt, đó là cho trí tuệ Như Lai. Trí tuệ này là cái sẵn nơi mình chớ không phải do ai tạo tác, do ai làm ra, không phải mới có đây, là cho trí tuệ tự nhiên. Như vậy, nói cho mà có cho gì đâu. Do đó nói Phật cho tất cả chúng sanh mà Ngài không có thiếu, thì có gì đâu phải bỏn xẻn. Có vị tăng đến hỏi Ngài Triệu Châu:

- Khi người nghèo đến thì đem gì cho họ?

Ngài Triệu Châu đáp:

- Y chẳng thiếu thốn.

Tức là sao? Tức là thấy rõ họ có thiếu gì đâu. Bây giờ chỉ cần nhắc lại cái của báu sẵn nơi họ, khiến họ nhớ lại đem ra xài vậy thôi.

Và có vị Tăng hỏi Thiền Sư Thạch Củng:

- Thế nào là hạt châu trong tay Bồ Tát Địa Tạng?

Ngài Thạch Củng đáp:

- Trong tay ông lại có chăng?

Ông lo ông hỏi châu trong tay Địa Tạng còn trong tay ông thì sao? Tiếp theo Ngài nói bài tụng:

                    Bất thức tự gia bảo
                    Tùy tha nhận ngoại trần
                    Nhật trung đào ảnh chất
                    Cảnh lý thất đầu nhân   

Tức là:

                    Báu nhà mình chẳng biết
                    Theo người nhận ngoại trần
                    Giữa trưa chạy trốn bóng
                    Trong gương người mất đầu

Của báu sẵn nơi nhà mình mà không hay, không biết, rồi chạy sang nhà người ta để tìm là chạy theo người nhận ngoại trần, nếu mình có tìm có hiểu được thì cái đó thuộc về ngoại trần, thuộc bị hiểu. Ở giữa trưa thấy bóng chạy hoài không bao giờ hết, giỏi nhất là vào trong mát đứng, là tự an ổn. Cũng vậy, trong gương soi thấy đầu mình, tưởng đâu đầu thật, úp gương lại cho là mất đầu, trong kinh Lăng Nghiêm gọi là kẻ cuồng. Mà cuồng như vậy đó, ngay khi điên cuồng cái đầu có thật mất chăng? Chỉ cần đưa tay lên cú đầu một cái thì biết ngay. Cho nên ai ai cũng tưởng mình mất đầu, tưởng mình mất cái gì đó, rồi chạy tới người khác tìm. Nếu mình là người rõ được điều đó, chạy tới mình tìm, thì mình làm sao đây? Cho cái cú thôi là xong. Vậy thì có gì để bỏn sẻn? Ở đây phải hiểu được ý đó, nghĩa là thấy rõ được lẽ thật như vậy rồi, thì ai cũng đều có lẽ thật đó, sẵn sàng chỉ cho hết, không có bỏn xẻn, sợ chỉ cho họ rồi họ hơn mình là còn mang tướng ngã, thì chưa phải thật. Phật nhắc thêm: "nếu ở đời vị lai, thiện nam thiện nữ nào tin được trí tuệ Như Lai thì các ông phải vì đó mà diễn nói kinh Pháp Hoa này cho họ đều biết được, còn chúng sanh nào chẳng tin hoặc chưa tin được, thì phải ở trong pháp sâu khác của Như Lai, cũng chỉ dạy cho họ để họ được lợi ích, đó là đền ơn Phật". Đền ơn Phật là như vậy. Ở tương lai ai tin mình có phần tri kiến Phật, mình phải chỉ thẳng cho họ tri kiến Phật đó để họ tin nhận họ sống, còn nếu họ chưa có tin nổi thì phải ở những pháp khác, những phương tiện khác, để nhắc họ, để cho họ lợi ích, rồi họ dần dần cũng tiến vào. Tức là không bỏ qua mộât ai hết, nhưng mà bản ý chính là muốn cho người đều tỏ ngộ tri kiến Phật. Đây là đền ơn Phật, chớ không phải đem cái này cái kia cúng dường thì đó chưa hẳn là đền ơn.

CHÁNH VĂN:

Lúc đó, các vị đại Bồ Tát nghe Phật nói thế rồi, đều rất vui mừng khắp đầy nơi thân càng thêm cung kính, nghiêng mình chắp tay hướng Phật, đồng lên tiếng bạch rằng: "Như lời Thế Tôn dạy, chúng con sẽ vâng làm đầy đủ, kính xin Thế Tôn chớ lo".

Khi đó Đức Thích Ca Mâu Ni Phật khiến các Đức Phật phân thân ở mười phương đến, đều trở về bổn độ mà nói rằng: "Các Phật đều về yên chỗ, tháp của Phật Đa Bảo đặng hoàn như cũ".

GIẢNG:

Các Bồ Tát thọ nhận lời Phật phó chúc, các Phật phân thân ai về chỗ nấy, tháp Phật Đa Bảo hoàn như cũ, tức đóng cửa lại như cũ. Ngay đó quý vị thấy được điều gì? Tức các pháp nó là như thị, ngộ đến đây là xong rồi, là triệt rồi, phần còn lại là để cho mỗi người tự thể nhập, cho nên bây giờ tháp Phật Đa Bảo đóng lại, đóng lại để chi? Để tự mỗi người mở vào. Trước là Thích Ca mở vào, bây giờ tự mỗi người phải mở vào.

CHÁNH VĂN:

Phật nói lời đó rồi, vô lượng các đức Phật phân thân ở mười phương ngồi trên toà sư tử dưới cây báu, và Phật Đa Bảo, cùng vô biên vô số đại chúng Bồ Tát, bực thượng hạnh thảy, Ngài Xá Lợi Phất v.v… bốn chúng hàng Thanh Văn và tất cả trong đời: trời, người, A tu la v.v... nghe Phật nói đều rất vui mừng.

GIẢNG:

Tất cả đều vui mừng hết, vì sao? Vì biết rằng mình đã có chỗ nương về chân Phật đó rồi không còn lo lắng gì nữa, đức Phật này dù diệt độ, nhưng Pháp Hoa vẫn còn đó. Vậy chúc lụy xong. Đến đây mở cái nhìn thấy thấu qua Đức Phật Thích Ca bằng da bằng thịt, mà cảm nhận đức Như Lai tuổi thọ vô lượng vô biên không tính kể. Nhưng thấy vậy thôi chưa đủ, vì sao? Không phải thấy Đức Như Lai ở Phật Thích Ca thôi, mà thấy Đức Như Lai ở ngay nơi chính mình, và không phải chỉ ở ngay chính mình mà ở tất cả mọi người nữa. Thấy như vậy mới thấy đầy đủ. Chính đó mới là chỗ Phật phó chúc, để giữ gìn kinh Pháp Hoa sau khi Phật diệt độ, thấy ý đó mới thấy ý sâu của Phật. Nghĩa là Phật diệt độ, nhưng diệt độ đó chỉ là hoá thân diệt, ứng thân diệt thôi, để nhắc cho mọi người có sanh ra thì có diệt, dù là thân Phật có tướng tốt đi nữa, đã có sanh phải có diệt, huống nữa là thân mình. Chỗ đó chưa phải chỗ mình nương tựa lâu dài. Ở phần trước mình có: "Như Lai nói diệt độ mà chẳng phải thiệt diệt độ". Cho nên ai bảo rằng Phật thật có sanh, thật có diệt, người đó chưa thật hiểu được Phật.

Tóm lại, nếu ai thấy được Đức Phật hiện tướng lưỡi rộng dài để phó chúc Pháp Hoa, thì mình ngồi ngay tại đây vẫn thấy Pháp Hội Linh Sơn ngay trước mặt. Bởi vì nghe cái gì cũng là nói Pháp Hoa, rồi Chư Bồ Tát cũng đang ngồi khắp quanh mình đây, nghĩa là nhìn đâu đâu cũng có ánh sáng giác ngộ hết. Khi quý vị chắp tay xá nhau thì cũng thấy đó chính là Bồ Tát Thường Bất Khinh: Xá xá các ông, không dám khinh các ông, các ông đều sẽ thành Phật!

Thật rõ ràng, học Pháp Hoa, nghe Pháp Hoa như vậy đó, mới thấy sâu được Pháp Hoa, thâm nhập được Pháp Hoa, mới nghe được những điều chưa nghe.

Đó là xong phần "NGỘ TRI KIẾN PHẬT".

 

[ Quay lại ]