headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 25/11/2024 - Ngày 25 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THIỀN SƯ DUY NGHIỄM

Dược Sơn - (751-834)

Sư họ Hàn, quê ở Ráng Châu. Năm mười bảy tuổi, Sư theo Thiền sư Huệ Chiếu ở Tây Sơn Triều Dương xuất gia. Ðời Ðường niên hiệu Ðại Lịch thứ tám (774 T.L.) Sư thọ đại giới nơi Luật sư Hy Tháo ở Hoành Nhạc. Sư học thông kinh luận, nghiêm trì giới luật. Một hôm, Sư tự than:

- Ðại trượng phu phải rời pháp tự tịnh, đâu thể theo việc vụn vặt, làm hạnh áo khăn này.      

HTML clipboard

Sư tìm đến Thiền sư Hy Thiên (Thạch Ðầu) hỏi:

- Ðối Tam thừa mười hai phần giáo, con còn hiểu biết thô sơ, đến như thường nghe phương Nam nói "chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật", thật con mù tịt. Cúi mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.

Thiền sư Hy Thiên bảo:

- Thế ấy cũng chẳng được, không thế ấy cũng chẳng được, thế ấy không thế ấy đều chẳng được, ngươi làm sao?

Sư mờ tịt không hiểu.

Thiền sư Hy Thiên bảo:

- Nhân duyên của ngươi không phải ở đây, hãy đến chỗ Mã Ðại sư (Ðạo Nhất).

Sư vâng lệnh đến yết kiến Thiền sư Ðạo Nhất (Mã Tổ). Sư thưa lại câu đã thưa với Thiền sư Hy Thiên.

Thiền sư Ðạo Nhất bảo:

- Ta có khi dạy y nhướng mày chớp mắt, có khi không dạy y nhướng mày chớp mắt; có khi nhướng mày chớp mắt là phải, có khi nhướng mày chớp mắt là không phải, ngươi làm sao?

Ngay câu nói này, Sư liền khế ngộ, bèn lễ bái.

Thiền sư Ðạo Nhất hỏi:- Ngươi thấy đạo lý gì lễ bái?

Sư thưa:- Con ở chỗ Thạch Ðầu như con muỗi đậu trên trâu sắt.

Thiền sư Ðạo Nhất bảo:- Ngươi đã biết như thế, tự khéo gìn giữ.

Sư ở đây hầu hạ ba năm.

Một hôm Thiền sư Ðạo Nhất hỏi:- Ngày gần đây chỗ thấy của ngươi thế nào?

Sư thưa:- Da mỏng da dày đều rớt sạch, chỉ có một chân thật.

Thiền sư Ðạo Nhất bảo:

- Sở đắc của ngươi đã hợp với tâm thể, khắp hết tứ chi. Ðã được như thế, nên đem ba cật tre cột da bụng, tùy chỗ ở núi đi.

Sư thưa:- Con là người gì dám nói ở núi?

Thiền sư Ðạo Nhất bảo:

- Chẳng phải vậy, chưa có thường đi mà chẳng đứng, chưa có thường đứng mà chẳng đi, muốn lợi ích không chỗ lợi ích, muốn làm không chỗ làm, nên tạo thuyền bè, không nên ở đây lâu.

Sư từ giã Mã Tổ trở về Thạch Ðầu.

*

Một hôm Sư ngồi trên cục đá, Thạch Ðầu trông thấy hỏi:

- Ngươi ở đây làm gì?

Sư thưa:- Tất cả chẳng làm.

- Tại sao ngồi yên?

- Nếu ngồi yên tức làm.

- Ngươi nói chẳng làm, chẳng làm cái gì?

- Ngàn thánh cũng không biết.

Thạch Ðầu dùng kệ khen:

            Tùng lai cộng trụ bất tri danh
            Nhậm vận tương tương chỉ ma hành
            Tự cổ thượng hiền du bất thức
            Tạo thứ phàm lưu khởi khả minh.

    Dịch:
            Chung ở từ lâu chẳng biết chi
            Lặng lẽ theo nhau chỉ thế đi
            Thượng hiền từ trước còn chẳng biết
            Huống bọn phàm phu đâu dễ tri.

Thạch Ðầu dạy:- Nói năng động dụng chớ giao thiệp.

Sư thưa:- Chẳng nói năng động dụng cũng chớ giao thiệp.   

- Ta trong ấy mũi kim mảnh bụi chẳng lọt vào.

- Con trong ấy như trồng hoa trên đá.

Thạch Ðầu ấn khả.

*

Sau Sư đến ở Dược Sơn Lễ Châu, đồ chúng theo học rất đông. Một hôm, Sư ngồi, Ðạo Ngô, Vân Nham đứng hầu. Sư chỉ hai cây, một tươi, một khô đứng trên núi, hỏi Ðạo Ngô:

- Khô là phải hay tươi là phải?

Ðạo Ngô thưa:- Tươi là phải.

Sư bảo:- Sáng tỏ tất cả chỗ, quang minh xán lạn.

Sư lại hỏi Vân Nham:- Khô là phải hay tươi là phải?

Vân Nham thưa:- Khô là phải.

Sư bảo:- Sáng tỏ tất cả chỗ, thôi dạy khô lạt.

Chợt Sa-di Cao đến. Sư hỏi:- Khô là phải hay tươi là phải?

Sa-di Cao thưa:

- Khô là từ nơi khác mà khô, tươi là từ nơi khác mà tươi. Sư nhìn Ðạo Ngô, Vân Nham bảo:

- Chẳng phải, chẳng phải.

*

Viện chủ thưa:- Ðánh chuông rồi, thỉnh Hòa thượng thượng đường.

Sư bảo:- Ông bưng giùm bát cho tôi.

- Hòa thượng không tay từ bao giờ?

- Ông chỉ là uổng mặc ca-sa.

- Con chỉ là thế, Hòa thượng thì sao?

- Ta không quyến thuộc ấy.

*

Thấy thầy Tri viên trồng rau, Sư bảo:

- Trồng thì không ngăn ngươi trồng, chớ cho nó mọc rễ.

Thầy Tri viên thưa: - Không cho mọc rễ thì đại chúng lấy gì ăn?

Sư bảo:- Ngươi có miệng sao?

Thầy Tri viên không đáp được.

*

Có vị Tăng hỏi:

- Tổ sư chưa đến nước này (Trung Hoa), nước này có ý Tổ sư chăng?        

Sư đáp:- Có.

- Ðã có ý Tổ sư, lại đến làm gì?

- Bởi có, cho nên đến.

*

Sư xem kinh, có vị Tăng thấy, hỏi:

- Hòa thượng bình thường không cho chúng con xem kinh, vì sao Hòa thượng lại xem?

Sư đáp:- Ta xem chỉ để che mắt.

- Chúng con học theo Hòa thượng được chăng?

- Nếu các ngươi xem thì da trâu cũng lủng.

*

Thích sử Lý Tường ở Lãng Châu, nghe danh Sư, nhiều phen sai người đến thỉnh mà Sư không đi. Ông đích thân lên núi yết kiến Sư. Sư cầm quyển kinh xem không nhìn lại. Thị giả bạch:

- Thái thú đến đây!

Lý Tường tánh nóng nảy nói:- Thấy mặt không bằng nghe danh.

Sư gọi:- Thái thú!

Lý Tường:- Dạ!

Sư bảo:- Sao lại quí lỗ tai mà khinh con mắt?

Lý Tường chấp tay xin lỗi, rồi hỏi:- Thế nào là đạo?

Sư lấy tay chỉ trên, chỉ dưới, hỏi:- Hội chăng?

Tường thưa:- Chẳng hội.

Sư bảo:- Mây ở trời xanh, nước trong bình. (Vân tại thanh thiên, thủy tại bình.)

Lý Tường vui mừng thỏa thích làm lễ, trình một bài kệ:

            Luyện đắc thân hình tợ nhạn hình
            Thiên châu tùng hạ lưỡng hàm kinh
            Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết
            Vân tại thanh thiên thủy tại bình.

  Dịch:
            Luyện được thân hình giống nhạn hình
            Dưới tùng ngàn gốc hai hòm kinh
            Ta tìm hỏi đạo không lời khác
            Mây ở trời xanh, nước trong bình.

Tường lại hỏi:- Thế nào là giới định tuệ?

Sư bảo:- Bần đạo trong ấy không có gia cụ nhàn này.

Lý Tường không lường nổi huyền chỉ.

Sư lại bảo:- Thái thú muốn gìn giữ được việc này, cần phải tiến lên ngọn núi cao chót vót mà ngồi, xuống tận đáy biển sâu mà đi, việc trong khuê các nếu bỏ chẳng được bèn là lủng chảy.

*

Sư thượng đường dạy chúng:       

- Tổ sư chỉ dạy bảo hộ, nếu tham sân khởi lên cần phải phòng ngự, chớ cho khởi dậy. Các ngươi muốn biết cây khô ở Thạch Ðầu cần phải gánh vác, trọn không có cành lá. Tuy nhiên như thế, lại phải tự xem, không được bặt ngôn ngữ. Nay ta vì các ngươi nói ngôn ngữ ấy để hiển bày không ngôn ngữ, cái này xưa nay không tướng mạo tai mắt...

*

Một hôm Sư lên núi đi kinh hành, chợt mây tan thấy trăng sáng, Sư cười to một tiếng, vang xa gần chín mươi dặm. Dân chúng ở xa nghe tiếng, hôm sau tìm đến hỏi Tăng chúng. Tăng chúng bảo:

- Ðó là tiếng của Hòa thượng đêm qua ở trên núi cười.

Lý Tường nghe việc này lại làm bài thơ tặng:

            Tuyển đắc u cư hiệp dã tình
            Chung niên vô tống diệc vô nghinh
            Hữu thời trực thướng cô phong đảnh
            Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh.     
   
 Dịch:
            Chọn nơi xa vắng hợp lòng quê
            Năm tròn mặc khách đến hay về
            Có khi tiến thẳng lên đảnh núi
            Mây tan trăng hiện tiếng cười hề!

*

Ðời Ðường niên hiệu Thái Hòa, năm thứ tám (834 T.L.) tháng hai, sắp thị tịch, Sư kêu to:

Pháp đường ngã! Pháp đường ngã!

Ðại chúng đều mang cột đến chống.

Sư khoát tay bảo:- Các ngươi không hiểu ý ta.

Sư bèn từ giã chúng thị tịch, thọ tám mươi bốn tuổi, sáu mươi tuổi hạ.

Vua sắc phong là Hoàng Ðạo Ðại sư, tháp hiệu là Hóa Thành.

[ Quay lại ]