headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Lời chúc mừng Đại lễ Vesak 2011 của Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trong ngày đại lễ Vesak năm nay, tôi đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Đức Vua Thái Lan Bhumipol, Ngài Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Hòa thượng Viện trưởng Đại học Mahachulalongkorn và Giáo hội Phật giáo Thái Lan.

Năm nay, Phật lịch 2555 – 2011, đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lại được long trọng diễn ra tại vương quốc Thái Lan. Cơ quan Văn  hóa UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc là một lễ hội văn hóa, tôn giáo thế giới.

 DSC_4470_resize.JPG

Vào năm 2000, lần đầu tiên, đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York. Từ đó đến nay, năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã chính thức tổ chức đại lễ Vesak 12 lần, trong số đó, nước Việt Nam của chúng tôi cũng đã vinh dự được tổ chức đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2008 và gặt hái được sự thành công tốt đẹp.

Thái Lan là một nước Phật giáo đã có sáng kiến tổ chức đại lễ Vesak mỗi năm để quy tụ Phật giáo đồ trên toàn thế giới làm lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại là Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn của Đức Phật. Và vương quốc Thái Lan đã được vinh dự lớn lao trong việc tổ chức đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc hàng năm tại đất nước mình. 

Trong ngày đại lễ Vesak năm nay, tôi đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng đức Vua Thái Lan Bhumipol, Ngài Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Hòa thượng Viện trưởng Đại học Mahachulalongkorn và Giáo hội Phật giáo Thái Lan.

DSC_4478_resize.JPG

HT. Thích Trí Quảng (Ảnh: Chí Giác Thông)

Kỷ niệm đại lễ Vesak, gợi nhắc chúng ta nhớ lại Đức Phật xuất hiện trên thế gian này chỉ nhằm mang lại sự an vui, lợi ích cho số đông, cho chư Thiên và loài người.

Quả đúng như vậy, từ khi Đức Phật ra đời đến nay, giáo lý của Ngài truyền bá đến đâu đều mang an vui và hạnh phúc cho nơi đó. Tuy nhiên, thế giới ngày nay đã và đang trải qua những cuộc xung đột, chiến tranh khốc liệt trong khu vực và trên thế giới, mà đa phần phát xuất từ nguyên nhân kinh tế.

Từ sự kiện thực tế này khiến chúng ta càng nhận thức sâu sắc rằng cuộc đời của Đức Phật cũng như giáo lý của Ngài và Tăng đoàn do Ngài sáng lập luôn luôn thể hiện tinh thần không tham lam, không ích kỷ, không bực tức, không giận dữ. Vì vậy, Phật giáo truyền thông đến nơi nào cũng làm cho người ta lắng dịu lòng tham lam, ích kỷ, giải tỏa được cơn bực tức, giận dữ, từ đó họ có được cái nhìn sáng suốt, xử sự có tình người, biết thương yêu, hòa hợp và giúp đỡ nhau.

Nhân ngày đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay tại vương quốc Thái Lan, tôi kêu gọi cộng đồng Phật giáo thế giới tích cực thể hiện tình thương của Đức Phật, trải rộng năng lượng từ bi vô ngã vị tha đến cho mọi người, nhằm xoa dịu nỗi khổ niềm đau và hóa giải hận thù, lòng tham lam, đố kỵ, để mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho chúng sinh trên toàn cầu.

HT. Thích Trí Quảng (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng phái đoàn GHPGVN tham dự Vesak 2011)

- Theo giacngo.vn-

[ Quay lại ]