headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 18/05/2024 - Ngày 11 Tháng 4 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
Phatdan2024  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

ĂN VÀ SỐNG

Sơn Nhân 

Không phải riêng con người, mà muôn loài vạn vật trên thế gian này, nếu đã có sự sống, tất nhiên phải có sự ăn, ăn và sống là vấn đề vô cùng thiêng liêng, không thể thiếu được.

Cho nên nếu sự ăn không trong sạch, thì sự sống sẽ không phát triển tốt đẹp và tồn tại, bởi vậy mọi nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, thì cái ăn là trước hết (dĩ thực vi tiên). Hoặc “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là: phải có ăn rồi mới lo bổn phận được. Như vậy, vấn đề ăn là quan trọng biết dường nào! Chẳng những sự sống con người do ăn mới tồn tại, mà muôn loài vạn vật cũng đều do ăn mới sống còn. Thật vậy! Nếu không có ăn thì đâu sống được. Muôn loài vạn vật ăn lẫn nhau để sống, để tồn tại, để phát triển. Ăn trực tiếp, ăn gián tiếp, ăn qua nhiều hình thức v.v…

Vì sự sống không đơn giản để tồn tại và phát triển, nên nhu cầu của nó cũng vô cùng phức tạp, mà nhu cầu chính của nó là ăn, mà muốn có ăn là phải làm, làm muốn thành công có kết quả, thì phải đấu tranh chống thất bại và vô hiệu v.v… ngần ấy đủ chứng tỏ muốn có cái ăn để cân bằng cái sống, thật không dễ dàng chút nào! Bởi vậy người ta mới đưa vấn đề ăn lên hàng đầu, là quan trọng hơn các vấn đề khác. Vậy đấu tranh với ai để giành ảnh hưởng có lợi, tạo ra cái ăn? Chính là đấu tranh giữa người với người, giữa thú với người, giữa người và thiên nhiên v.v… Sự đấu tranh ấy vô cùng gây go và khốc liệt, để kết quả được cái ăn, cái sống là phải trả giá bằng hàng triệu tỷ sinh linh phải chết chóc đau khổ, và còn làm tổn hại đến thiên nhiên, môi trường một cách nghiêm trọng, đe dọa sự sống chung, rồi có lẻ một ngày nào đó, sẽ khó tránh khỏi sự hủy diệt toàn diện, thật là khủng khiếp. Khủng khiếp này chính do con người gây ra chứ không ai ngoài con người.

Chúng ta thử ngược dòng lịch sử của thời kỳ thượng cổ, rồi trung cổ và cận đại, và hiện nay, đã trải qua vô số cuộc chiến tranh tàn sát lẫn nhau rất khốc liệt. Thậm chí, rất man rợ hơn cả các loài dã thú nữa, cuộc chiến không còn chút tính người.

Sự cuồng nhiệt giết hại lẫn nhau như thế, là vì cái gì nhỉ?! Cơ bản chính là gì cái ăn và sự sống. Như vậy, chứng tỏ vấn đề ăn là rắc rối, là phức tạp vô cùng, chúng ta chớ có xem thường.

Vậy chúng ta thử nêu lên quan điểm về ăn của loài người như thế nào? Như quý vị đã biết, vấn đề ăn rất quan trọng cho sự sống, tất nhiên quan điểm về ăn, cũng phải rất phức tạp, cho nên nếu nói về quan điểm ăn thì có rất nhiều.

Tuy nhiên chúng ta có thể rút lại chỉ có hai quan điểm đại diện cho việc phức tạp này. Quan điểm thứ nhất: có một số người cho rằng: ăn để sống, sống để làm lợi mình, lợi người, để tiến hóa theo nẻo lành. Quan điểm của số người này họ cho rằng: cái sống chỉ là sống tạm, đã sống tạm, tất nhiên rồi phải chết, và cái chết cũng là tạm chết, mà đã tạm chết thì có lúc cũng phải sống lại, cho nên sống sống, chết chết đều là tạm tạm, vì thế mà họ không bảo thủ ham sống một cách kiên cố, và họ cũng rất bình tĩnh đối với sự chết một cách không hốt hoảng, kinh hãi. Ấy bởi họ đã thể nhập chân lý sống và chết, cho nên cái ăn đối với họ không bị nó chi phối lắm. Vì ăn là cung, sống là cầu, mà cầu đã là cầu tạm, thì cung cũng theo cầu mà thôi. Vì hiểu rõ điều này nên quan niệm ăn đối với họ cũng chỉ là tạm ăn, để tạm sống, tạm chết mà thôi, nên không có gì phải bảo thủ kiên cố ba lẽ tạm tạm này (tạm ăn, tạm sống, tạm chết).

Đã không bảo thủ kiên cố, tất nhiên họ sẽ không đấu tranh quyết liệt để giành lấy cái ăn, giữa người với người, giữa người với thú, giữa người và thiên nhiên, họ rất bình tĩnh tạo ra cái ăn và bình tĩnh sống để chờ chết, bình tĩnh chết để chờ sống v.v…

Họ hoàn toàn không tiêu cực thụ động, cũng không quá khích, manh động, họ ăn, họ nói, họ làm, đều thuận theo lẽ tiến hóa, thuận hợp với thiên nhiên, tự nhiên v.v…

Thỉnh thoảng họ tự nhủ với chính họ và đồng loại rằng “miếng ăn là miếng tồi tàn, đừng để mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”. Lời tự nhủ này, văn nghĩa tuy hơi thô một chút, nhưng ý tứ rất tuyệt vời. Họ có ý nhắc nhở đồng loại đừng quá tham ăn, tham sống, sợ chết mà lao mình vào hố sâu tội lội, để rồi hủy diệt sự sống chung.

Đây là quan điểm thứ nhất về vấn đề ăn của một số người. Còn quan điểm thứ hai về cái ăn của một số người như sau:

Họ cho rằng sống để ăn. Có ăn mới có sống, không có ăn hay thiếu ăn thì sự sống sẽ suy yếu, dẫn đến chết mất. Họ rất lo sợ không có ăn, thiếu ăn, nên tìm mọi cách để tạo ra cái ăn, vì muốn sống, ham sống, nên bằng mọi cách để bảo vệ sự sống, thì cái ăn là trước hơn hết và cần thiết hơn hết, bởi vậy họ mới dồn hết tâm trí để đầu tư cho cái ăn. Nhân đó mà bao nhiêu là thủ đoạn, mưu kế, để đấu tranh giữa người và người, giữa người với thú, với thiên nhiên một cách quyết liệt để giành lấy ảnh hưởng cho cái ăn có lợi về phía mình, dầu phải trả giá bằng cảnh núi xương sông máu cũng phải chấp nhận. Mặc cho hậu quả phải bị hủy diệt toàn diện sự sống trên trái đất mà họ cũng chẳng hề quan tâm.

Chính quan điểm của nhóm người này, họ mới sáng tạo ra đủ mọi chuyện trên đời, nào là chế tạo những thứ để phục vụ cho cái ăn cái mặc cũng như nhu cầu cần thiết cho sự sống v.v…

Thật vậy! Mọi tiện nghi vật chất, mọi phát minh sáng tạo về khoa học kỹ thuật khéo xảo tân kỳ cốt chính để lấy cái ăn cái sống, vì bảo vệ cái ăn cái sống. Cổ kim như thế và luôn luôn như thế. Từ đời này qua đời khác, mãi mãi không gì khác hơn vấn để ăn và sống. Tóm lại: quan điểm của hai nhóm người vừa nêu trên đều không vượt qua vấn đề ăn và sống, chỉ khác nhau là: một nhóm cho rằng ăn để sống, nhưng dầu ăn để sống, hay sống để ăn, đều góp phần mở mang cho sự hiểu biết và tiến hóa, tiến hóa theo nẻo lành, hoặc chẳng lành.

Tại sao hai nhóm người đều có hai quan điểm khác nhau về vấn đề ăn và sống, mà lại góp phần mở mang sự hiểu biết cho lẻ tiến hóa. Chính vì nỗi lo sự thiếu ăn, hoặc không có ăn, sẽ đe dọa sự sống của họ, nên họ phải đầu tư cho sự suy nghĩ, tính toán, từ đó mới sinh ra nhiều loại của cải vật chất, họ phát minh ra vô số điều hay mới lạ khéo xảo tối tân. Ngần ấy chỉ vì ăn và sống, mà họ đã tạo ra được vô số của cải vật chất, vì sợ kẻ khác chiếm đoạt cái ăn, cái sống nên họ lại sáng tạo phát minh ra vô số vũ khí tối tân, để bảo vệ, bảo quản thành quả của họ nên họ mới xung đột lẫn nhau, họ mâu thuẫn lẫn nhau, họ chạy đua vũ trang một cách ráo riết, họ nuôi mộng làm bá chủ toàn cầu, hành tinh này là của họ, họ làm chủ, họ quản lý vì muốn đoạt cho bằng được mục tiêu tham vọng ấy, mà vô số mưu hay kế lạ, vô số thủ đoạn độc ác phát sinh, vô số cuộc chiến dã man đã xảy ra, cảnh núi xương sông máu đã phô diễn liên tục, hành tinh này không lúc nào gián đoạn sự giết hại lẫn nhau một cách man rợ không bút nào tả xiết. Tệ trạng khủng khiếp bi thảm này đã có hằng triệu tỉ năm qua rồi, cho đến hiện nay, sự khủng hoảng nhiều mặt đã và đang trỗi dậy và biến diễn không ngừng, chung quy cũng vì giành ăn, giành sống, giành hưởng thụ mà ra.

Thật vậy! Bao nhiêu chuyện rắc rối trên đời đều không ngoài vấn đề ăn và sống, hay sống và ăn. Ăn ăn sống sống, có thể được coi là một chân lý, một chân lý diễn biến phức tạp mà thường hằng, cũng sanh sanh diệt diệt, nhưng cũng bất sanh bất diệt, vì nó luôn hiện hữu không lúc nào gián đoạn và mất đi ở cái cõi ta bà ô hợp này.

Nhưng tiếc một điều là, người ta không nhận ra nó, nên lo sợ mất nó, không có nó, mà khởi ra vô số tư tưởng, vô số quan điểm, vô số hành động để giành chiếm, bảo thủ nó, mà làm lệch đi vẻ thiên nhiên, tự nhiên, làm đảo lộn cán cân âm dương, làm môi trường sống bị xáo trộn, tự mình gây tạo sự khủng hoảng cho chính mình, tự mình làm cho sự sống của chính mình bị rút ngắn. Cho nên, theo tôi thì trong hai quan điểm ăn và sống của loài người, thì chí có quan điểm thứ nhất là có thể chấp nhận được (ăn và sống) vì quan điểm này, ít gây ra sự rắc rối trên đời, vì họ có định hướng, có lập trường rõ rệt là, ăn để sống, sống để tiến hóa theo nẽo lành, họ sống thuận xuôi theo nguồn chân lý, không làm tổn hại đến môi trường, không làm đảo lộn trật tự của thiên nhiên. Họ luôm luôn nghĩ đến hậu quả của ăn và sống, họ không bị sự đào thải thiên nhiên, tự nhiên chi phối họ. Cuộc sống của họ tuy rất đơn giản mà rất phong phú, cái ăn của họ không cầu kỳ mà rất thánh thiện, đời sống của họ mới nhìn thấy như bình thường, nhưng lại là văn minh, chủ trương, tôn chỉ của họ là không sát sanh, không trộm cướp, không tà dục, không nói dối, không uống rượu say sưa vô ích, họ cho rằng: muốn sống là không sát sanh, vì sát sanh là làm tổn hại sự sống, bất cứ là làm tổn hại sự sống của ai, tức là làm tổn hại đến sự sống của chính mình, vì mỗi mỗi sự sống trong vũ trụ này đều có mối tương quan lẫn nhau, không thể tách ly nhau được, cho nên, sát sanh giết hại kẻ khác tức là sát sanh giết hại chính mình. Trộm cướp tài sản của kẻ khác, tức là làm tổn hại tài sản của chính mình, vì luật đối đãi sẽ không dung thứ cho kẻ nào làm sai đi luật đối đãi ấy, bởi nó trái với lẻ công bằng, trái với thiên nhiên. Tà dâm là hạnh nhơ xấu, so với loài cầm thú không hơn kém. Nói dối sẽ làm mất đi niềm tin lẫn nhau thì đâu xảy ra sự đánh giết nhau (chiến tranh). Nếu họ biết tôn trọng quyền lợi của nhau thì họ đâu có khởi tâm tham vọng trộm cướp (xâm chiếm lãnh thồ) nếu họ biết tự trọng danh dự phẩm hạnh, thì họ đâu làm việc nhơ xấu tà dục (tệ nạn xã hội). Nếu họ biết tôn trọng lời nói, có lòng tin lẫn nhau, thì cần gì ký hiệp định hòa ước, giao kèo làm gì. Năm căn bản này là năm yếu tố hòa bình cho nhân loại.

Tóm lại: Hai vấn đề ăn và sống của loài người đã làm cho trái đất này rút ngắn sự sống của nó, đành rằng trong vũ trụ rộng lớn vô tận này, vạn vật đều theo định luật vô thường biến hoại, không có một sự vật gì đứng dừng một chỗ, luôn luôn diễn biến không ngừng, sự diễn biến hay biến dịch đều phải trải qua bốn giai đoạn, bốn khoảng thời gian là giai đoạn thành, giai đoạn trụ, giai đọan hoại, giai đoạn không. Về con người cũng có bốn giai đoạn, một là sanh ra và lớn lên, hai là già nua, ba là bệnh hoạn, bốn là tan rã (chết). Hành tinh này cũng phải trải qua bốn giai đoạn: một là thành, hai là trụ, ba là hoại, bốn là không. Nhưng tuổi sống của hành tinh rất dài, có thể nói hàng tỷ tỷ năm mới hình thành, rồi hàng tỷ tỷ năm lớn lên và gài cỗi, rồi hàng tỷ tỷ năm bệnh hoạn, rồi hàng tỷ tỷ năm dẫn đến tan ra. Đó là định luật của thiên nhiên, tự nhiên như thế, trong đó vai trò quan trọng của định luật này là môi trường. Loài người cũng vì ăn và sống, không sáng suốt trong sạch nên làm tổn hại đến môi trường, đến thiên nhiên, gây xáo trộn lẻ tự nhiên, làm cho hành tinh này mau già cỗi dẫn đến băng hoại trước định luật cùa nó. Nếu loài người chúng ta cứ cuồng nhiệt đua nhau phá hoại môi trường, thì rồi họ sẽ chưa biết di cư về một hành tinh nào khác để sinh hoạt nữa đây?

Vì hành tinh này đang bị nhiễm bệnh rất nghiêm trọng, chính do con người gây ra, nào là chất nhiễm độc, nước nhiễm độc, không khí nhiễm độc. Hiện nay những phương tiện giao thông trên không, giao thông trên đất, giao thông trên nước, những khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn thế giới đã liên tục thải ra những chất ô nhiễm, rồi là chiến tranh khu vực, chiến tranh cục bộ, dẫn đến có thể xảy ra chiến tranh toàn cầu v.v… Ngần ấy, vô số chất phóng xạ độc hại từ vô số loại vũ khí tối tân phát ra, như bom vi trùng, bom khinh khí, gọi chung là vũ khí hóa học, sẽ tạo thành một laoị phóng xạ hỗn hợp làm ảnh hưởng xấu đến tầng ôzôn, tia cực tím mặt trời và những chất phóng xạ vũ trụ làm khí hậu hành tinh nóng lên, băng tuyết hai cực sẽ tan dần có lẽ trận đại hồng thủy cũng khó tránh khỏi ….

Nếu loài người không chịu dừng lại sự cuồng nhiệt của mình, hành động ấy có thể phá vỡ nơi cư trú, nơi nương tựa thiêng kiêng của mình, là hành tinh này, chung quy chỉ vì ăn và sống mà ra, một hậu quả đáng tiếc như thế, cũng chỉ vì họ không hiểu rằng: sống chỉ là sống tạm, thì ăn cũng tạm mà thôi, như vậy đâu cần phải lo sợ không có ăn hay thiếu ăn. Vì thiên nhiên đã ưu đãi cho chúng ta những thuận lợi về ăn và sống quá nhiều rồi, không cần phải dồn hết tâm trí để đầu tư cho sự sống nữa để phải trả giá rất đắt là chúng ta làm cho thiên nhiên và môi trường bị tổn hại một cách nghiêm trọng. Loài người chúng ta không ai là không thích sống, ưa sống, ham sống, điều này không ai phủ nhận, nhưng trớ trêu thay, hành động của chúng ta lại mang nghĩa ghét sống, chán sống, không muốn sống. Một minh chứng rõ nét nhất là: con người coi thiên nhiên là đối tượng khai thác, đối tượng phải chinh phục nên điên cuồng phá hoại môi trường một cách rất hiệu quả, bằng cái gọi là tiến bộ khoa học kỹ thuật, đua nhau chế tạo vô số quá chất độc hại để phục vụ cho chiế tranh, phục vụ cho nông nghiệp v.v… Làm cho hành tinh này bị tổn thương, vô số bệnh tật quái lạ xuất hiện, vô số tất cả tai họa đã và đang đến với loài người đều do loài người gây ra. Có lẽ, ba cái học là học ăn, học nói, học làm loài người chưa thâu suốt, chưa lãnh hội, hoặc là chưa được học cũng nên.

[ Quay lại ]