headertvtc new


   Hôm nay Thứ hai, 20/01/2025 - Ngày 21 Tháng 12 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
Phatthanhdao  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

  • Bài mới nhất

  • Bài đọc nhiều nhất

  • Lịch thuyết giảng

thanhtutoantap new3

NGHI THỨC SÁM HỐI 3 NGHIỆP - Thiền Thất Thường Lạc


THIỀN TÔNG VIỆT NAM

BOUDDHISME THIEN VIETNAMIEN


NGHI THỨC SÁM HỐI 3 NGHIỆP

VÊPRES DU REPENTIR



KỆ NGUYỆN HƯƠNG
(Quỳ nguyện hương)

Trầm thủy, rừng thiền hương sực nức,
Chiên đàn vườn tuệ đã vun trồng.
Ðao giới vót thành hình non thẳm,
Nguyện đốt lò tâm mãi cúng dâng.
Nam Mô Bồ Tát Hương cúng dường.
                       (Niệm 3 lần rồi đứng lên)

   OFFRANDE D’ENCENS

(Le chef de cérémonie se prosterne devant l’autel du Buddha et psalmodie l’offrande d’encens)
 
La forêt de la Méditation répand son parfum suave d’aquilaria.
Le parc de la Sagesse embaumé de bois de santal a été boisé depuis longtemps.
Le sabre de l’Ethique est affûté en forme de pic des montagnes.
Nous faisons vœu d’attiser sans cesse la flamme de notre cœur en signe d’offrande. 
Hommage respectueux aux Bodhisattva voués à l’offrande d’encens. 
 (Il récite trois fois l’hommage avant de se redresser)

TÁN PHẬT

Ðại từ, đại bi thương chúng sanh,
Ðại hỷ, đại xả cứu hàm thức.
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.

● Chí tâm đảnh lễ : Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới.   (1 lạy) 
● Chí tâm đảnh lễ : Tất cả chánh pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới.  (1 lạy)
● Chí tâm đảnh lễ : Tất cả Tăng, bậc Hiền thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1  lạy)

 ELOGE AU BOUDDHA 

Namo Votre Honoré qui répand bonté aimante et compassion à tous les êtres vivants.
Namo Votre Honoré qui sauve avec joie et équanimité toutes les âmes.
Devant la splendeur et la solennité de votre Grâce, nous nous prosternons respectueusement devant Vous.
 
● Hommage solennel à tous les Buddha des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma.                   
(Une prosternation) 
● Hommage solennel à tous les vrais Dharma des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma.
(Une prosternation) 
● Hommage solennel à tous les Sages de la Saṅgha des trois générations et ce, jusqu’aux confins de la Sphère-du-Dharma.                  
(Une prosternation)

TÁN PHÁP

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chơn đức Thế Tôn. 
Quy kính Phật, Bồ Tát trên hội Bát Nhã. 

(Niệm 3 lần) 

ELOGE AU DHARMA 

Qu’il est inégalable, l’enseignement de l’Honoré profond et sublime,
Qu’il nous est difficile de le rencontrer durant les myriades des ères cosmiques.
Maintenant ayant pris connaissance de son importance, nous nous promettons d’en prendre soin,
et nous nous engageons, O l’Honoré, de bien comprendre la vraie signification du Dharma. 
Hommage respectueux aux Buddha et Bodhisattva siégeant à l’assemblée de la Grande Perfection de Sagesse.  (A réciter trois fois)

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN

Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba la mật đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.   (1 chuông)

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. (1 chuông)

Này Xá Lợi Phất! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, cũng không có chứng đắc.  (1 chuông)

Vì không có chỗ được, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba la mật đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: "Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha".  (Niệm 3 lần)

 

PRAJÑĀPĀRAMITĀ  HṚDAYA SŪTRA


Soutra du Cœur de la Perfection de la Sagesse transcendante

Lorsque le Bodhisattva Avalokiteśvara excella dans la pratique profonde du Prajñāpāramitā, il reconnut la vacuité des cinq skandha et se libéra de toutes les souffrances.

O Sāriputra! La forme n’est pas différente de la vacuité, la vacuité n’est pas différente de la forme, la forme n’est que vacuité, la vacuité n’est que forme. Il en est de même pour les sensations, perceptions, formations mentales et la conscience.

O Sāriputra! Puisque tous les phénomènes sont la vacuité, ils sont ainsi non nés non morts, ni souillés ni purs, ni croissants ni décroissants. Aussi, dans la vacuité, n’apparaissent ni forme ni sensations ni perceptions ni formations mentales ni conscience, ni yeux ni oreilles ni nez ni langue ni corps ni mental, ni forme ni son ni odeur ni goût ni toucher ni objet mental, ni perception visuelle ni conscience, ni ignorance ni cessation de l’ignorance, pas de vieillesse et de mort ni extinction de la vieillesse et de la mort, ni souffrance ni origine de la souffrance, ni cessation de la souffrance ni noble sentier octuple, ni sagesse ni réalisation ultime.

Ainsi délivré de toute attache, le Bodhisattva demeure dans la sagesse du Prajñāpāramitā et son esprit se libère de tous les obstacles. Sans peur, il est détaché de toutes les perceptions erronées et atteint le Nirvāṇa. Tous les Buddha du passé, du présent et du futur qui s’appuient sur le Prajñāpāramitā, accèdent également à l’Eveil le plus élevé, le plus complet et le plus parfait. Sachez donc que le Prajñāpāramitā est le grand mantra, le mantra rayonnant de sagesse, le mantra suprême, le mantra inégalable capable de soulager toutes les souffrances. Ceci est la vérité authentique et non illusoire.

C’est pourquoi nous devons aussitôt proclamer le mantra de Prajñāpāramitā :  
« Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi Svāhā ».        
   (A réciter trois fois)



LỄ PHẬT VÀ TỔ

                           ● Chí tâm đảnh lễ: Quá khứ Phật Tỳ Bà Thi.           
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Hiện tại Phật Thích Ca Mâu Ni.  
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Vị lai Phật Di Lặc Tôn.                 
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Đại Ca Diếp.                    
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư A Nan.                             
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma.                
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Khả.                         
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huệ Năng.                       
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Trúc Lâm Ðại Ðầu Ðà.    
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Pháp Loa.                       
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tổ sư Huyền Quang.                
                           ● Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư vị Tổ sư Ấn Ðộ, Trung Hoa, Việt Nam.   

 HOMMAGE AUX BUDDHA ET AUX PATRIARCHES

   ● Hommage respectueux au Buddha du passé Vipassi.              
   ● Hommage respectueux au Buddha du présent Śākyamuni.     
   ● Hommage respectueux au Buddha du futur Maitreya.            
   ● Hommage respectueux au Patriarche Mahā Kaśyapa.            
   ● Hommage respectueux au Patriarche Ānanda.                       
   ● Hommage respectueux au Patriarche Bodhi Dharma.              
  ● Hommage respectueux au Patriarche Hui K’o.                        
  ● Hommage respectueux au Patriarche Hui Neng.                     
● Hommage respectueux au Patriarche Trúc Lâm Đại Đầu Đà.
 ● Hommage respectueux au Patriarche Pháp Loa.                   
  ● Hommage respectueux au Patriarche Huyền Quang.             
                                      ● Hommage respectueux à tous les Patriarches de l’Inde, de la Chine et du Vietnam.

BÀI SÁM HỐI BA NGHIỆP CĂN
( Quỳ tụng )

Chúng con đồng đến trước Phật đài,
Tâm thành đảnh lễ mười phương Phật,
Tất cả Bồ tát trong ba đời,
Thanh văn Bích chi chúng Hiền Thánh,
Đồng đến chứng minh con phát lồ.
Bao nhiêu tội lỗi trong nhiều kiếp,
Ba nghiệp gây nên chẳng nghĩ lường,
Nổi chìm lăn lộn trong ba cõi,
Tội ác chiêu hoài không biết dừng.
Hôm nay tỉnh giác con sám hối,
Hổ thẹn ăn năn mọi lỗi lầm,
Cầu xin chư Phật đồng chứng giám,
Bồ tát Thanh văn thảy hộ trì.
Khiến con tội cũ như sương tuyết,
Hiện tại đời con đang sống đây,
Tuy có duyên lành gặp Phật pháp,
Mà đã gây nên lắm nghiệp khiên.
Lòng còn chứa chấp tham kiêu mạn.
Sân si tật đố hạnh tà mê,
Miệng nói điêu ngoa thêm dối trá,
Gạt lường ác khẩu lời vu oan,
Sát sanh hại vật thân gây tạo,
Thương tổn sanh linh để lợi mình,
Tam Bảo chúng minh con sám hối.
Dứt tâm tương tục kể từ đây,
Không hề tái phạm dù lỗi nhỏ,
Nguyện gìn ba nghiệp như giá băng,
Nguyện đạt chân tông giáo viên đốn,
Kiến tánh viên minh tâm nhất như.
Vọng tình ngoại cảnh dường mây khói,
Nghiệp thức vốn không trí sáng ngời,
Liễu sanh thoát tử không ngăn ngại,
Tam giới ra vào độ chúng sanh.
Thuyền từ chống mãi không dừng nghỉ,
Đưa hết sanh linh lên giác ngạn,
Công đức tu hành xin hồi hướng,
Tất cả chúng sanh đều Niết bàn,
Vào nhà chư Phật ngồi tòa báu,
Mặc áo Như Lai chứng pháp thân,
Đồng phát Bồ đề tâm bất thối,
Đồng ngộ vô sanh pháp giới chân,
Đồng lên Phật quả vào Diệu giác,
Đồng nhập chân như thể sáng tròn.

VÊPRES DU REPENTIR

( des trois Karma )
En nous rassemblant devant l’autel du Buddha,
nous nous prosternons solennellement devant tous les Buddha des dix directions,
tous les Bodhisattva des trois générations,
les Auditeurs, les Éveillés solitaires ainsi que tous les Sages et les Saints,
nous les prions d’être les témoins de notre repentir.
Nous avons commis tant d’erreurs depuis de nombreuses vies antérieures,
et les trois karma indicibles ainsi engendrés
nous entraînent sans cesse dans les trois voies de la souffrance,
les erreurs se reproduisant inlassablement sans pouvoir s’arrêter.
Aujourd’hui conscients de toutes ces erreurs,
nous nous repentons avec beaucoup de regret.
Que tous les Buddha assistant à notre repentir,
ainsi que les Bodhisattva et les Auditeurs veuillent être les témoins de notre repentir et ce,
jusqu’à ce que nos fautes deviennent aussi légères que des flocons de neige.
Dans notre vie actuelle, malgré l’opportunité d’apprentissage du Dharma,
nous avons encore engendré de nombreux karma négatifs.
Notre cœur entasse beaucoup d’avidité, d’orgueil,
de colère, d’ignorance, de jalousie et des perceptions erronées.
Notre bouche profère des paroles tendancieuses et mensongères,
des paroles méchantes, trompeuses ou diffamatoires.
Notre corps commet des karma en tuant les animaux
ainsi que tous les autres êtres sensibles afin de servir notre propre intérêt.
Que les Trois Joyaux témoignent de notre repentir
pour apaiser désormais ce mental en perpétuel mouvement,
pour ne plus jamais récidiver, ne serait ce qu’une petite faute.
Nous tâchons de préserver les trois karma aussi purs que la banquise;
Nous nous engageons à acquérir l’enseignement authentique de l’Eveil complet,
à reconnaître notre vraie nature et à réaliser l’esprit clair et équanime.
L’affect sentimental, les phénomènes extérieurs ressemblent aux nuages ou à la fumée.
La conscience du karma étant vide, l’esprit s’illumine ;
Mort et renaissance ne créent plus d’obstacle;
Nous entrons et sortons dans les Trois Mondes afin d’aider les êtres à réaliser l’Eveil.
Nous devons ramer sans cesse pour faire avancer la barque de la compassion
afin d’amener tous les êtres vers la rive de l’éveil;
Les mérites de la pratique sont dédiés
à tous les êtres afin qu’ils puissent atteindre le Nirvāṇa,
entrer dans la demeure des Buddha et s’asseoir sur le trône du lion,
revêtir le kesa de l’Honoré et réaliser la Nature-du-Dharma.
Nous nous engageons tous ensemble à développer sans répit le cœur de compassion,
à réaliser l’état non-né de la vraie nature-du-Dharma,
à atteindre l’état merveilleux de l’Eveil,
et à entrer en communion avec l’Ainsité de nature illuminée et spacieuse.

Chủ Lễ Xướng:

Tánh tội vốn không do tâm tạo,
Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong,
Tội trong tâm diệt, cả đều không,
Thế ấy mới là chân sám hối.
Nam mô cầu sám hối Bồ tát.
(Đồng tụng 3 lần)

CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN

Một nguyện nguồn linh thường trong lặng.
Hai nguyện tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyện khối nghi đều tan nát.
Bốn nguyện trăng định mãi tròn đầy.
Năm nguyện pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyện lưới ái lìa buộc ràng.
Bảy nguyện suy nghĩ hành Thập địa.
Tám nguyện nghe suốt bỏ tam thiên.
Chín nguyện tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyện ý ngựa dứt cương yên.
Mười một nguyện mở lòng nghe Phật dạy.
Mười hai nguyện mến thích Tổ sư Thiền.

CHÍ TÂM HỒI HƯỚNG

Chúng con hồi tâm về Thánh chúng,
Ân cần đầu cúi lễ Từ Tôn.
Thềm thang Thập địa nguyện sớm lên,
Chơn tâm Bồ đề không thối chuyển.

Le chef de cérémonie psalmodie :

Bien que le péché soit de nature vide, il est néanmois engendré par toute affluence du mental.
Une fois le mental transcendé, le péché disparaît.
Le péché transparent dans l’esprit clair, tous les deux ne sont autres que vacuité.
Telle est l’authenticité du repentir.
Namo les Bodhisattva à l’écoute du repentir. (A prier ensemble trois fois)

DOUZE VŒUX SINCÈRES

Le premier vœu est de garder l’Esprit toujours clair et silencieux.
Le deuxième vœu est de cesser toute errance du mental.
Le troisième vœu est de dissiper tous les doutes.
Le quatrième vœu est de réaliser la pleine lune de concentration du calme mental.
Le cinquième vœu est de faire cesser toutes les manifestations des objets mentaux.
Le sixième vœu est de se libérer totalement des lacets du désir d’attachement.
Le septième vœu est de penser à réaliser les Dix Terres de Bodhisattva.
Le huitième vœu est de ne pas se contenter de renaître dans les Trois Mondes célestes.
Le neuvième vœu est d’arrêter les sauts de l’esprit-singe.
Le dixième vœu est de cesser les galops du mental-cheval.
Le onzième vœu est d’ouvrir le cœur aux enseignements du Buddha.
Le douzième vœu est d’aimer les patriarches zen.

DÉDICACE DES MÉRITES

Nous dédions nos mérites à la Saṅgha.
Nous nous prosternons tête baissée devant l’Honoré-du-monde.
Nous nous promettons de gravir toutes les marches des Dix Terres,
et de réaliser sans faille l’Esprit-Bouddhéité.

PHỤC NGUYỆN
(Chủ lễ đọc)
Cửa Thiền thường nghiêm tịnh,
Toàn chúng mãi thuận hòa.
Phật huệ chiếu sáng ngời,
Mưa pháp hằng nhuần gội.
Phật tử lòng tin sâu,
Ruộng phước càng tăng trưởng.
Chúng sanh sống an lạc,
Vui hưởng cảnh thái bình.
Nơi nơi dứt đao binh,
Mỗi mỗi đều thành Phật.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Đồng đứng lên lễ Phật)

BA QUY Y TAM BẢO


● Chí tâm quy mạng lễ, mười phương vô thượng Tam Bảo.
(3 lạy)

DEDICACE DE LA PAIX ET DU BONHEUR AUTHENTIQUES

(psalmodiée par le chef de cérémonie)
Que le portique du monastère zen soit toujours solennel et calme.
Que la Saṅgha vive en paix.
Que la sagesse de Buddha rayonne partout.
Que la pluie du Dharma nous arrose régulièrement.
Que les laïcs aient la foi profonde.
Que les champs de mérite deviennent prospères.
Que tous les êtres sensibles vivent en paix
et profitent avec joie d’une vie paisible.
Que tous les conflits cessent.
Que tous deviennent Buddha.

Namo Śākyamuni Buddha.
(A prier ensemble avant de se redresser)

TROIS PRISES DES REFUGES AUX TROIS TRESORS
● Hommage solennel en prenant refuge aux Trois Trésors suprêmes des dix directions.

(Trois prosternations)

 

[ Quay lại ]