headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

LỄ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 709 - Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

hinh00Sáng ngày mùng 01 tháng 11 Đinh Dậu (18/12/2017) tại Tổ Đình Thiền Viện Thường Chiếu. BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai phối hợp với Ban quản trị Thiền Phái Trúc Lâm - Việt Nam, thành kính, trang nghiêm tổ chức LỄ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 709 (01/11/Mậu Thân (1308)-01/11/Đinh Dậu (2017) ngày Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn.

 Quang lâm và chứng dự buổi lễ có Hòa Thượng thượng Thanh hạ Từ Tông chủ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; HT.Thích Thiện Hiện, Thành viên HĐCM; HT.Thích Nhật Quang, UVTT HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Huệ Khai, UV HĐTS, Phó ban Thường trực BTS tỉnh cùng chư tôn đức Phó BTS GHPGVN tỉnh; NT.Thích nữ Huệ Hương, UV HĐTS, Phó BTS kiêm Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh; chư tôn đức Thường trực BTS, thành viên Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm, BTS các địa phương trong tỉnh và Tăng Ni, Phật tử và đại diện chánh quyền trong tỉnh về tham dự.

HT.Thích Giác Quang cung tuyên tiểu sử, nói về thân thế, quá trình hình thành nên đạo phong và đạo hạnh trác tuyệt của bậc du hành ẩn sĩ, trong đó có đoạn: “Sau khi truyền y bát cho Tôn giả Pháp Loa, Ngài tập trung biên soạn kinh sách và ngữ lục. Qua đó, Ngài đã để lại cho đàn hậu học một số tài liệu vô cùng quý báu như: Trần Nhân Tông thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch Thất mỵ ngữ, Trung hưng thực lục, Truyền đăng lục… Theo sử cũ, Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 1-11-Mậu Thân (1308), thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân (Đông Triều, Quảng Ninh). Vua Trần Anh Tông cung thỉnh nhục thân Ngài về kinh đô Thăng Long cử hành quốc tang trong thời gian hai tuần. Sau đó, cử hành lễ trà-tỳ, thu nhặt xá-lợi và chia làm hai phần, một phần xây tháp thờ ở lăng Quý Đức - phủ Long Hưng (Thái Bình); một phần xây tháp tôn thờ tại chùa Vân Yên (Yên Tử, Quảng Ninh), lấy hiệu là Huệ Quang kim tháp, dâng Thánh hiệu: Đại Thánh Trần Triều, Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ”.

TT.Thích Huệ Khai đã dâng lời tưởng niệm Phật hoàng, bày tỏ: “Hương thiền gió lộng tỏa ngàn phương. Trăng sáng năm xưa ngập dặm đường. Hoa lòng đã nở từ độ ấy. Nương pháp âm về tận cố hương”. 

Dù thời gian có đi qua hơn 700 năm, dù thế gian có vô thường , vạn vật đã đổi thay biến dịch, song công đức và đạo nghiệp của Tổ sư vẫn còn sáng ngời trong trang sử vàng son của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam. Đúng như lời như Tổ sư đã dạy: ‘Tất cả pháp không sinh/ Tất cả pháp không diệt/ Ai hiểu được nghĩa này/ Thì chư Phật hiện tiền/ Nào có đến có đi’.

TT.Thích Thông Hạnh thay mặt Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm đã dâng lời tưởng niệm, nhấn mạnh vai trò của Sơ tổ Trần Nhân Tông đối với đạo pháp, dân tộc được thể hiện ở ba phương diện: “Con người thực hiện” - nhà vua là một nhân vật lịch sử của nước Việt; “Con người hướng thượng” với 5 năm chuyên tâm nhất ý thiền định ở Ngọa Vân am, Ngài đã hoàn thành đại sự, làm chủ được mình, tùy thuận độ chúng sinh mà vẫn ung dung tự tại, sống đời thảnh thơi và “Con người nhập thế” - sự thị hiện vào đời hóa độ chúng sanh , Phật hóa nhân gian của Điều ngự Giác hoàng. 

TT.Thích Huệ Sanh, Phó BTS GHPGVN tỉnh thay mặt ban tổ chức đọc lời cảm tạ kết thức buổi LỄ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 709 (01/11/Mậu Thân (1308)-01/11/Đinh Dậu (2017) ngày Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn.


 
Một số hình ảnh buổi lễ

Một số hình ảnh buổi LỄ TƯỞNG NIỆM LẦN THỨ 709 (01/11/Mậu Thân (1308)-01/11/Đinh Dậu (2017) ngày Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh

yentu13

 

[ Quay lại ]