headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 24/11/2024 - Ngày 24 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Lễ giỗ Thiền Sư Chân Nguyên - 2018

hinh10Sáng ngày 04/12/2018 (nhằm ngày 28 tháng 10 Mậu Tuất), Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 291 năm ngày viên tịch của Thiền sư Chân Nguyên – Tuệ Đăng Chánh Giác (1647 - 1726). Đây là hoạt động mang đậm ý nghĩa uống nước nhớ nguồn.

Buổi lễ diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh tại Chánh Pháp đường dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Thông Phương trụ trì TVTL Yên Tử, cùng chư Tôn đức Tăng Ni các Thiền viện, Tự viện trong Tông môn và đông đảo Phật tử các đạo tràng.

 Thiền sư Chân Nguyên là người có công lớn tiếp nối ngọn đuốc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, với phong cách đặc sắc trực chỉ tùy duyên cuộc đời và sự nghiệp của Ngài đã góp phần tô điểm cho nền  thiền học Việt Nam thêm rực rỡ.  Ngài cũng đã từng trụ trì hai ngôi cổ tự Huỳnh Lâm và Long Động nay là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Thiền Sư CHÂN NGUYÊN

pháp danh TUỆ ĐĂNG

Sư họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, mẹ họ Phạm quê ở làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Một hôm, mẹ Sư nằm mộng thấy cụ già cho một hoa sen, sực tỉnh dậy, từ đây biết có mang. Năm Đinh Hợi (1647), tháng 9 ngày 11 giờ ngọ, mẹ sinh ra Sư. Lớn lên theo học với cậu là ông Giám Sinh. Sư rất thông minh, hạ bút là thành văn. Năm 16 tuổi, Sư đọc quyển Tam Tổ Thực Lục, đến Tổ thứ ba là Huyền Quang liền tỉnh ngộ nói: “Cổ nhân ngày xưa dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống ta là một chú học trò.” Sư liền phát nguyện đi tu.

Năm 19 tuổi, Sư lên chùa Hoa Yên vào yết kiến Thiền sư Tuệ Nguyệt (Chân Trú).

Sau khi được tâm ấn rồi, Sư thọ giới Tỳ-kheo. Một năm sau, Sư lập đàn thỉnh ba đức Phật (Phật Thích-ca, Di-đà, Di-lặc) chứng đàn, thọ giới Bồ-tát và đốt hai ngón tay nguyện hành hạnh Bồ-tát. Về sau, Sư được truyền thừa y bát Trúc Lâm, làm Trụ trì chùa Long Động và chùa Quỳnh Lâm, là hai ngôi chùa lớn của phái Trúc Lâm.

Năm 1684, Sư dựng đài Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Quỳnh Lâm theo kiểu mẫu đài Cửu Phẩm Liên Hoa mà Thiền sư Huyền Quang đã dựng trước kia ở chùa Ninh Phúc.

Năm 1692, lúc 46 tuổi, Sư được vua Lê Hy Tông triệu vào cung để tham vấn Phật pháp. Vua khâm phục tài đức Sư, ban cho Sư hiệu Vô Thượng Công và cúng dàng áo ca-sa cùng những pháp khí để thừa tự.

Năm 1722, lúc 76 tuổi, Sư được vua Lê Dụ Tông phong chức Tăng Thống và ban hiệu Chánh Giác Hòa Thượng.

Đến năm 1726, Sư triệu tập đệ tử dặn dò và nói kệ truyền pháp, kệ rằng:

Bày hiện rõ ràng được suốt ngày,
Đây là tự tánh mặc phô bày.
Chân thường ứng dụng sáu căn thấy,
Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay.

(Hiển hách phân minh thập nhị thì,
Thử chi tự tánh nhậm thi vi.
Lục căn vận dụng chân thường kiến,
Vạn pháp tung hoành chánh biến tri.)

Nói kệ xong, Sư bảo chúng: “Ta đã 80 tuổi, sắp về cõi Phật.” Đến tháng mười, Sư nhuốm bệnh, đến sáng ngày 28 viên tịch, thọ 80 tuổi. Môn đồ làm lễ hỏa táng thu xá-lợi chia thờ hai tháp ở chùa Quỳnh Lâm và chùa Long Động, tháp hiệu Tịch Quang. Sư là người khôi phục lại thiền phái Trúc Lâm.

Một số hình ảnh buổi lễ
 

(Hình ảnh do PT Đăng Chân cung cấp)

[ Quay lại ]