headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 22/11/2024 - Ngày 22 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

HÒA THƯỢNG TRÍCH THỦY.

Một hôm thiền sư Nghi Sơn tắm, vì nước quá nóng nên gọi đệ tử đem nước lạnh đến thêm vào. Đệ tử vâng lệnh, còn dư chút ít thuận tay đổ bỏ. Thiền sư không vui nói :

- Tại sao ông lại phung phí như thế ? Trên đời bất cứ sự vật gì cũng có chỗ dùng của nó, chỉ là giá trị lớn nhỏ không đồng mà thôi. Cớ sao ông xem thường giọt nước mà đem đổ đi ? Một giọt nước nếu dùng tưới cây, tưới hoa, không những cây hoa tươi tốt mà cũng không mất giá trị của giọt nước. Tại sao phung phí đổ đi ? Dù là một giọt nước nhưng giá trị vô hạn.

Vị đệ tử nghe xong dường như có tỉnh ngộ, do đó đem pháp danh của mình đổi thành Trích Thủy (giọt nước). Sau này Hòa thượng Trích Thủy rất được mọi người tôn trọng.

Khi ra hoằng pháp truyền đạo, có người hỏi :
- Trên thế gian này cái gì công đức lớn nhất ?
- Giọt nước. Hòa thượng Trích Thủy đáp.
- Hư không bao dung muôn vật, cái gì có thể bao dung hư không ?
- Giọt nước.
Hòa thượng Trích Thủy từ đây tâm và giọt nước dung thông một chỗ, tâm bao hàm hư không, trong một giọt nước cũng có hư không vô tận.

Lời bình :

Con người ở đời, phước báo có được bao nhiêu ? Nếu hưởng hết sẽ không còn gì. Một người có bao nhiêu tiền vàng, bao nhiêu ái tình, bao nhiêu phước thọ, bao nhiêu hưởng dụng, nếu tiêu dùng phung phí thì có lúc hết. Cho nên cần phải tiếc phước, tuy là một giọt nước cũng không được bỏ. Giọt nước tuy nhỏ, biển cả cũng do giọt nước mà thành.
 

[ Quay lại ]