headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 26/12/2024 - Ngày 26 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Hóa nhân thuyết pháp

Vua Đường Văn Tông rất thích ăn sò ốc, dân chúng ven biển ngày nào cũng bắt dâng nộp triều đình. Có một lần, người đầu bếp đang luộc ốc, thấy có một con ốc hả miệng ra, trong vỏ có hình dáng giống như Bồ-tát Quán Âm, đầy đủ tướng thanh tịnh, hết sức trang nghiêm.

Văn Tông bèn dùng hộp gấm báu đựng vỏ ốc để mọi người chiêm lễ. Sò ốc là loài thủy sản mà hiện ra thánh tượng như Bồ-tát Quán Âm, đó là một điều hết sức lạ lùng hiếm có. Do đó, Đường Văn Tông hỏi các quần thần :
- Các khanh có biết trong vỏ ốc hiện ra thánh tượng Bồ-tát Quán Âm đó là tượng trưng cho điềm lành gì không ?
Có một vị đại thần tâu :
- Đó là việc siêu phàm nhập thánh, không phải hạng người tầm thường biết được, thánh thượng cần phải tham cứu việc này. Ở Thái Nhất Sơn có thiền sư Duy Chánh hiểu Phật pháp sâu lắm, học rộng nhớ nhiều, có thể mời đến để thưa hỏi.
Khi thiền sư Duy Chánh vào cung, liền nói với Đường Văn Tông :
- Vật không bao giờ ứng hiện suông, đó là khai mở tín tâm của bệ hạ. Kinh Pháp Hoa nói : “Người đáng dùng thân Bồ-tát để độ liền hiện thân Bồ-tát mà thuyết pháp”. Nay Bồ-tát hiện thân, đó là thuyết pháp cho hoàng thượng !
Văn Tông nói :
- Tuy Bồ-tát đã hiện thân, nhưng chưa nghe ngài thuyết pháp ?
Thiền sư Duy Chánh liền giải thích :
- Bệ hạ có nhận thấy rằng thánh tượng Quán Âm hiện trong vỏ ốc, có khai mở tín tâm của bệ hạ không ?
Vua Văn Tông nói :
- Việc linh dị hiếm có này là tròng mắt của ta, đương nhiên phải tin nhận.
Thiền sư Duy Chánh nói :
- Bệ hạ đã phát khởi lòng tin, đó là Bồ-tát đã thuyết pháp cho ngài rồi.

Lời bình :

Thiền sư Duy Chánh thuyết pháp cho Đường Văn Tông hết sức nhiệm mầu. Trí huệ sáng suốt này là do tâm thiền mà được, nghĩa là tâm thiền nói ra những gì cũng là chân lý. Nếu chúng ta thể ngộ được thiền, thì trên thế gian này tất cả sắc, hương, cỏ cây đều là đạo cả. Nếu chúng ta hiểu được : Dương liễu xanh xanh, hoa vàng rỡ rỡ đều là pháp thân Phật, thì chúng ta sẽ hiểu tiếng sóng sông biển, giọt nước mái hiên đều là âm thanh thuyết pháp của Phật. Vậy thì nơi nào cần Quán Âm hiện thân ? Nơi nào cần Quán Âm thuyết pháp ?
 

[ Quay lại ]