headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 28/03/2024 - Ngày 19 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Tám Căn Cứ Lười Biếng

 Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, IX-80), Phật dạy: Chúng sanh có tám căn cứ lười biếng. Thế nào là tám ?

1. Ta có việc sẽ làm (bởi vì có việc sẽ làm nên ưng nằm nghĩ để mai làm).

2. Ta có việc đã làm (vì đã làm mệt nên nghĩ cho khỏe).

3. Ta có việc sẽ đi (mai sẽ đi đâu nên nghĩ để đi)

4. Ta có việc đã đi (đi đường dài mệt nằm nghĩ cho hết mệt).

 

5. Ði khất thực được thức ăn không như ý (ăn thiếu ưng nằm nghĩ để khỏi đói).

6. Khất thực như ý (ăn no tu không được, để hết no sẽ tu).

7. Bệnh ít ít (có chút ít bệnh, nghĩ cho khỏe).

8. Bệnh nhiều mới khỏi (Bệnh mới khỏi nên dưỡng cho mau bình phục sẽ tu).

Trái lại, Phật dạy nên biết chuyển đổi quan niệm sẽ thành tinh tấn. Chuyển đổi quan niệm thế nào?

1. Nếu ngày mai có việc sẽ làm ta nên khởi nghĩ: Mai ta có việc phải làm, nay phải ráng tu để mai tu không được.

2. Nếu làm xong việc ta nên khởi nghĩ: Hôm qua bận việc, nay đã làm xong ráng tu bù lại hôm qua tu ít.

3. Ngày mai có việc đi đâu ta nên khởi nghĩ: Mai sẽ đi không tu được, nay ráng lo tu.

4. Khi đã đi qua con đường dài ta nên khởi nghĩ: Ðã đi không tu được, đi xong phải ráng tu.

5. Khi nhận thức ăn (khất thực) không như ý ta nên khởi nghĩ: Ăn ít bụng nhẹ dễ tu.

6. Khi nhận thức ăn (khất thực) như ý ta nên khởi nghĩ: Ðược cúng dường đầy đủ ráng tu để khỏi thiếu nợ thí chủ.

7. Khi bệnh chút ít ta nên khởi nghĩ: Bệnh còn ít ráng tu để bệnh nhiều tu không được.

8. Khi bệnh nặng đã hết nên khởi nghĩ: Bệnh lâu không tu được nay khỏi bệnh ráng tu bù lại.

Bình:

Xin nhắc lại, tám căn cứ giải đãi nêu trên là những điều thiết thực, mà người tu dễ bị gạt. Bởi bị lừa gạt nên xuôi thuận chiều ăn ngủ mà không tiến đạo. Trái lại, nếu một phen biết chuyển tâm niệm như đã giải thích trên thì nó sẽ giúp ta tiến lên đến đạo giải thoát.

Chúng ta vẫn còn nhớ gương đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng Ngài Di Lặc đồng thời tu. Ðức Bổn Sư do tinh tấn mà nay đã thành Phật, trái lại đức Di Lặc vẫn còn làm vị Bồ Tát và sẽ thành Phật ở tương lai xa tít.

Vì thế, tinh tấn rất thiết yếu cho người tu tập các hạnh lành, bởi lẽ đó mà được sắp vào hàng thứ ba trong sáu pháp Ba la mật.

[ Quay lại ]