headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 24/11/2024 - Ngày 24 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THIỀN SƯ ĐẠO ƯNG

Vân Cư - (?-902)

Sư họ Vương người ở Ngọc Điền U Châu. Thuở bé, Sư đã xuất gia theo thầy học đạo. Năm hai mươi lăm tuổi, Sư thọ giới cụ túc tại chùa Diên Thọ ở Phạm Dương. Bổn sư bắt Sư học kinh luật Thanh văn (Tiểu thừa). Sư than: ?Kẻ đại trượng phu đâu thể chịu luật nghi còng trói ư?? Sư bèn đến núi Thúy Vi hỏi đạo và ở lại đây ba năm.

*

Một hôm, có du Tăng từ Dự Chương đến khen ngợi pháp hội ở Động Sơn, Sư liền từ tạ, đến Động Sơn.

Động Sơn hỏi:- Từ đâu đến?

Sư thưa:- Từ Thúy Vi đến.

- Thúy Vi có lời gì dạy đồ chúng?

- Thúy Vi cúng dường La-hán, con hỏi: ?cúng dường La-hán, La-hán có đến chăng?, Thúy Vi hỏi con: ?mỗi ngày ông ăn cái gì?.

- Thật có lời này chăng?

- Có.

- Chẳng uổng tham kiến bậc tác gia (đạt đạo).

- Xà-lê tên gì?

- Tên Đạo Ưng.

- Lại nói lên trên?

- Nói lên trên tức chẳng tên Đạo Ưng.

- Ngươi đáp tương tợ với ta lúc đến Vân Nham.

*

Sư hỏi:- Thế nào là ý Tổ sư?

Động Sơn đáp:

- Sau này Xà-lê có nơi chốn ở yên, chợt có người đến hỏi như thế, phải đáp làm sao?

- Đạo Ưng tội lỗi.

*

Động Sơn hỏi:

- Ta nghe Hòa thượng Tư Đại sanh làm vua nước Nhật là thật giả?

Sư thưa:

- Nếu là Tư Đại, Phật còn chẳng làm, huống là làm vua.

Động Sơn gật đầu.

Một hôm, Động Sơn hỏi:- Từ đâu đến?

Sư thưa:- Đạp núi đến.

- Quả núi nào nên ở?

- Có quả núi nào chẳng nên ở.

- Thế ấy là cả nước đều bị Xà-lê chiếm hết.

- Chẳng phải.

- Thế ấy là ngươi đã được đường vào?

- Không đường.

- Nếu không đường làm sao được cùng Lão tăng gặp nhau?

- Nếu có đường thì cùng Hòa thượng cách núi vậy.

- Kẻ này về sau ngàn muôn người nắm chẳng đứng.

*

Sư theo Động Sơn lội qua suối. Động Sơn hỏi: ?Nước cạn sâu?? Sư thưa: ?Chẳng ướt.? Động Sơn bảo: ?Kẻ thô.? Sư thưa: ?Thỉnh Thầy nói.? Động Sơn nói: ?Chẳng khô.?

*

Sư làm tương, Động Sơn hỏi: ?Làm gì?? Sư thưa: ?Làm tương.? Động Sơn hỏi: ?Dùng muối nhiều ít?? Sư thưa: ?Xoay vào.? Động Sơn hỏi: ?Làm thành vị gì?? Sư thưa: ?Đắc.?

*

Động Sơn hỏi Sư:

- Người đại xiển-đề giết cha hại mẹ, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng, các việc như thế hiếu dưỡng đâu còn?

Sư thưa:- Mới được hiếu dưỡng.

Từ đây Động Sơn giao Sư làm lãnh tụ trong chúng.

*

Sư cất thảo am nơi Tam Phong, trải qua tuần nhật không xuống trai đường. Động Sơn thấy lạ hỏi:

- Mấy ngày nay sao ngươi không đến thọ trai?

Sư thưa:- Mỗi ngày có thiên thần cúng dường.

Động Sơn bảo:

- Ta bảo ngươi là kẻ vẫn còn kiến giải. Ngươi rảnh chiều lại.

Chiều, Sư đến. Động Sơn gọi:- Ưng am chủ!

Sư ứng thanh: Dạ!

Động Sơn bảo:- Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác là cái gì?

Sư trở về am ngồi yên lặng lẽ, thiên thần tìm mãi không thấy, trải ba ngày như thế mới thôi cúng dường.

*

Sư đến trụ ở núi Vân Cư, tứ?chúng đua nhau tìm đến, pháp hội nơi đây rất thạnh hành.

Sư dạy chúng:

- Phật pháp đâu có nhiều việc, hành được là phải. Chỉ biết tâm là Phật, chớ cho Phật chẳng biết nói. Muốn được việc như thế phải là người như thế. Nếu là người như thế thì còn lo cái gì? Nếu nói việc như thế là khó, thì các bậc tiên đức từ xưa thuần phác chân thật, vốn không khôn khéo. Giả sử có người đến hỏi ?thế nào là đạo?, hoặc khi các ngài đáp ?ngói gạch gốc cây làm gì? đều chú trọng việc căn bản ở dưới gót chân lâu nay đã sẵn có. Nếu thật hữu lực, là người bất tư nghì, nắm đất biến thành vàng. Nếu không có việc như thế, dù ông nói được như hoa như gấm, nói ta phóng quang động địa thế gian không ai hơn, nói tột hết, mà mọi người vẫn không tin nhận. Bởi lâu nay việc dưới chân nhà mình vẫn rỗng không, chẳng có một chút khí lực.

Các ông! Ví như con chó săn chỉ biết đuổi theo dấu chân thôi. Nếu khi gặp con linh dương mọc sừng thì chẳng những không thấy dấu chân, mà hơi hám cũng không biết.

Tăng hỏi:- Con linh dương khi mọc sừng thì sao?

Sư đáp:- Sáu lần sáu là ba mươi sáu. Hội chăng?

Tăng thưa:- Chẳng hội.

Sư bảo:- Chẳng thấy nói ?không dấu chân? sao?

*

Có một vị Tăng ở trong phòng tụng kinh. Sư ở ngoài cửa hỏi: Xà-lê tụng đó là kinh gì? Tăng thưa: Kinh Duy-ma. Sư bảo: Chẳng hỏi kinh Duy-ma người tụng là kinh gì? Vị Tăng này nhân đó được ngộ.

*

Có vị quan liêu đến cúng dường, hỏi: Thế Tôn có mật ngữ, Ca-diếp chẳng phú tàng, thế nào là Thế Tôn mật ngữ? Sư gọi: Thượng thơ! Vị quan ấy: dạ! Sư hỏi: Hội chăng? Vị quan thưa: Chẳng hội. Sư bảo: Ông nếu chẳng hội thì Thế Tôn có mật ngữ. Nếu ông hội thì Ca-diếp chẳng phú tàng.

*

Sư dạy chúng:

- Các ông dù học được việc bên Phật, vẫn là dụng tâm sai lầm rồi. Các ông đâu không thấy cổ nhân giảng được chư thiên rải hoa cúng dường, đá gật đầu, còn chẳng can hệ việc chính mình, ngoài ra còn có nghĩa gì? Như hiện nay toan đem thân tâm hữu hạn nhằm trong vô hạn mà dùng thì có giao thiệp gì? Như đem khúc cây vuông tra vào lỗ tròn thì sự sai ngoa nhiều ít? Nếu không hợp việc ấy, dù ông nói tươi như hoa đẹp như gấm vẫn là vô dụng, vì chưa rời tình thức vậy. Nếu tất cả việc đều hướng trong ấy đến sạch hết mới được không lỗi, mới được xuất thân. Nếu một sợi lông một mảy tóc đẹp chẳng hết liền bị trần lụy, huống là quá nhiều, sai chừng hào ly phạm lỗi bằng quả núi. Cổ nhân nói: Chỗ học chẳng sạch hết, ấy là kẻ thế gian; việc trong khuê các bỏ chẳng đặng, đều là rỉ chảy. Phải nhắm trong ấy nhận lấy, trong mọi hành động đều dẹp sạch tất cả việc, mới được không lỗi. Như người sự sự đều liễu, vật vật đều thông, chỉ gọi là người liễu sự, chẳng gọi là tôn quí. Nên biết tôn quí tự có đường riêng, là vật thế gian rất trọng rất quý. Chẳng được sau này hướng bên tôn quí. Nên biết không thể nghĩ bàn, chẳng xứng tâm mong muốn. Do đó cổ nhân nói: ?Ví như hai gương sáng, ánh sáng đối nhau, ánh sáng soi nhau, không thiếu không dư.? Đâu chẳng phải là một loại, vậy mà vẫn còn gọi việc bên ảnh tượng. Như khi mặt trời mọc lên, ánh sáng soi khắp thế gian là một nửa, một nửa này gọi là gì? Như hiện nay người chưa nhận được việc thô thiển bóng sáng ở ngoài cửa, mà muốn làm việc trong nhà thì làm sao làm được?

*

Sư dạy:

- Người được chẳng nhẹ nhỏ, người sáng chẳng dùng hèn, người biết không than thở, người hiểu không chán xấu. Từ trời rơi xuống là bần cùng, từ đất vọt lên là phú quí, trong cửa ra thân là dễ, trong thân ra cửa là khó. Động thì chôn thân ngàn thước, chẳng động thì liền đó mọc mầm. Một câu nói siêu thoát cứu được người đương thời. Nói bàn chă?g cần nhiều, nói nhiều ắt là vô dụng.

Tăng hỏi:- Thế nào từ trời rơi xuống là bần cùng?

Sư đáp:- Chẳng quí mà được.

- Thế nào từ đất vọt lên là phú quí?

- Trong không mà được có.

*

Sư dạy:

- Liễu không thật có, được thì không chỗ mong, nói không lẽ phải, hành không chỗ nương, tâm không chỗ gá, đến tột mới được không lỗi. Ở chỗ đông như không người, ở chỗ không người như đông, nơi thân như không thân, ở thế như không thế, đâu chẳng phải đức vô nhiễu, vượt hơn muôn loài, thoát khỏi tất cả trói buộc. Ngàn người muôn người được, còn nói chẳng bằng mình. Như hiện nay được cọng khởi một loại bạn đầu, cổ nhân nói: ?thể hội được việc bên nây, lại sang giẵm đạp bên kia?. Bên nây có việc gì? Bên kia lại giẵm đạp gì? Sở dĩ nói có cũng chớ đem đến, nói không cũng chớ đem đi, hiện tại đây là việc nhà ai?

*

Sư dạy:

- Muốn thể hội việc này phải như người thở ra không hít vào, mới cùng người này tương ưng. Nếu thể hội được ý người ấy mới cho ít phần nói bàn, mới có ít phần hành lý. Tạm thời chẳng hiện như đồng người chết, huống là như nay bàn năm luận tháng? Như người thường hiện thì lo gì việc nhà chẳng xong, muốn biết việc lâu xa chỉ như việc hiện nay, hiện nay nếu được lâu xa cũng được. Như người ở viễn phương về nhà, đi đến là phải, phải thì tất cả đều phải, chẳng phải thì tất cả đều chẳng phải. Cần được lửa sáng trên đầu phát, cũng chẳng phải hay làm tất cả, tất cả chẳng làm. Nên nói: trọn ngày tham việc trước mặt, quên mất việc sau lưng. Nếu thấy việc sau lưng, quên mất việc trước mặt. Như người chẳng trước sau thì có việc gì?

*

Sư dạy:

- Như xem vật trong lòng bàn tay, quyết định quyết định, mới có thể tùy duyên. Nếu một như thế thì ngàn muôn cũng vậy, trong ngàn muôn khó làm một hai, một hai không thể được. Đâu chẳng nghe nói: Người hiển chiếu là dễ được, người hiển chiếu rồi thì khó được, chẳng nói hoàn toàn không, mới là hi hữu. Nếu không được như thế chẳng cho gắng làm, gắng làm tức sanh não, sanh não tức lui sụt đạo, lui sụt đạo thì tột đến trên thân, là thấy chẳng được, nói gì là đại thoại.

Các ông xuất gia như kẻ tội ra khỏi khám đường, nên ít muốn biết đủ, chớ tham danh lợi ở đời, nhịn đói nhịn khát chí cầu vô vi, được ở trong Phật pháp mười phần sống chín phần chết, chớ trái với Phật pháp nhổ đinh cắt sắt, chớ mang nhiều việc Như Lai, nên phải ít. Mỗi người tự liễu lấy, có việc thì lại gần đây, không việc hãy lui đi.

*

Sư trụ trì ba mươi năm tại Vân Cư đạo truyền khắp thiên hạ. Chúng hiện có mặt đến một ngàn năm trăm vị. Nam Xương vương tôn Sư làm thầy, nguyện kính làm thầy đời đời.

Đời Đường niên hiệu Thiên Phục năm đầu (902) mùa Thu, Sư có chút ít bệnh, đến ngày hai mươi tám tháng chạp, vì chúng nói pháp lần chót. Sau đó, Sư từ biệt chúng, chúng đều thương mến. Lưu lại đến ngày mùng ba tháng giêng năm sau, Sư hỏi thị giả: Hôm nay ngày mấy? Thị giả thưa:  mùng ba. Sư bảo: ?ba mươi năm sau, chỉ nói là cái ấy?. Sư ngồi ngay thẳng từ chúng tịch.

[ Quay lại ]