headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THIỀN SƯ TỀ LIÊN

Đại Trí

Sư họ Mâu, quê ở Trung Giang Đồng Xuyên, thuở nhỏ đã có chí thoát trần, năm mười ba tuổi xuất gia, đến Hộ Thánh thọ giới cụ túc. Năm sau sang Thành đô theo học Bách Pháp ở chùa Pháp Hoa. Sư lại thông Duy thức, đọc đến câu ?đây là danh pháp vô lậu giới bất tư nghì thiện thường, an lạc giải thoát, thân đại Mâu-ni?, dường như có tỉnh. Vị thầy kia không thể giải thích cho thỏa mãn. Sư than rằng: ?Ta bỏ nhà vì việc lớn, ở đây chỉ đọc lại những lời trên giấy, ví như mặt trời mặt trăng vẽ, há có ánh sáng sao?? Sư liền từ giã sang miền Nam.

Trước tiên, Sư đến tham vấn Đạo giả Đoạn Tý ở Thanh Khê. Đoạn Tý thầm nhận Sư. Sư lại tham vấn Thiền sư Diễn ở Ngũ Tổ, Thiền sư Triết ở Chơn Như, Thiền sư Túc ở Bá Trượng, Thiền sư Tâm ở Hối Đường, ngày đêm tham vấn mà chưa có tỉnh. Khi Sư ở Hối Đường, có người từ Đại Dương đến thuật lại lời dạy chúng của Phù Dung, lòng Sư vui thích, bèn đến đó tham vấn. Mới gặp Phù Dung dường như đã biết lâu rồi. Một hôm, buổi sáng nghe tiếng bảng, Sư hoát nhiên đại ngộ, chạy đến trình với Phù Dung. Phù Dung ấn khả. Phù Dung sai Sư giữ Tạng kinh và phân tòa thuyết pháp, cây dùi trong đãy trồi đầu, trong tùng lâm kính quí, danh tiếng vang xa. Chưa bao lâu, Sư trở về thăm cha mẹ.

Khi Phù Dung đến trụ chùa Tịnh Nhơn, Sư lại đến đó làm thủ chúng ở dưới tòa. Chùa Tịnh Nhơn ở chốn kinh đô mà Phù Dung vẫn giáo hóa hàng Tăng chúng. Người đến hỏi đạo có cả vạn, Sư lo phần ngoại hộ vẫn đầy đủ. Phù Dung nói về Sư, bảo với người rằng: Thủ tọa Liên đi như trâu nhìn như cọp, cơ phong bén nhạy, ngày khác sẽ hoằng hóa đạo của ta.

Khi ấy dân chúng kiến thiết chùa Sùng Ninh, chọn người truyền pháp, Kinh lược sứ Vĩnh Hưng là Vương Công Tự, Đô chuyển vận sứ là Tiết công Thiệu Bành dùng nghi lễ thỉnh Sư. Sư nhận lời, về ở đây năm năm danh tiếng đồn khắp, xa gần kính mộ. Sau đó, dời đến chùa Phổ Ninh ở Nhượng Dương. Đến năm đầu niên hiệu Chánh Hòa (1111), Sư trở về cố hương cất am Diệu Phong để dưỡng già. Lại bị Thiệu Bành thỉnh trụ chùa Năng Nhơn, kế sang chùa Đại Tùy, rồi Vô Vi ở Quảng Hán, Siêu Ngộ ở Thành đô, rốt sau đến chùa Đại Trí.

Lúc sư trụ chùa Đại Tùy, có tín đồ dối tố Sư tại châu. Sư vui vẻ đến ty nhận tội. Khi tra khảo Sư, trời đất tối tăm, có bầy chim bay kêu la, lại có con gieo mình xuống đất. Châu tướng kinh lạ bèn thả Sư ra. Siêu Ngộ là dãy nhà bên cạnh của chùa Đại Từ, sắp bày như cái quán hàng, Sư thường đóng cửa ngồi yên. Những người trọng giới luật thấy đều quí kính. Đạo đức của Sư càng cao, kẻ Tăng người tục muốn được biết mặt Sư, mà chỉ trông thấy lưng cổ. Khi đó, tuổi Sư đã cao, cảm thấy chán muốn bỏ đi, chúng cố mời lại mà không được. Họ bảo nhau, chùa Đại Trí ở phía Tây xa xôi rừng cây sầm uất đáng cho Sư ẩn lúc tuổi già, bèn đưa ý kiến lên quan phủ. Khi ấy Tịch Công làm Chế trí sử đến lễ thỉnh Sư. Sư hoan hỉ hứa khả.

Sư ở Đại Trí tám năm, Thiền khách các nơi tìm đến, ngôi chùa này trở thành Bảo Xã. Song từ đó, Sư ứng tiếp đơn sơ. Chợt Sư khởi bệnh. Có người thăm hỏi, Sư nói: Ta không khổ. Bỗng Sư bảo Chủ sự: Vì ta làm một cái kiệu lam, ta sẽ có chỗ cần. Hôm sau, Sư ngồi kiết già cầm bút viết kệ xong, lặng lẽ mà tịch.

Sư tịch ngày mùng bốn tháng mười một năm niên hiệu Thiệu Hưng thứ mười lăm (1146) thọ bảy mươi ba tuổi.

[ Quay lại ]