headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 23/11/2024 - Ngày 23 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THIỀN SƯ PHÁP DIỄN

Ngũ Tổ

Sư họ Đặng, quê ở Miên Châu, đến ba mươi lăm tuổi mới thế phát xuất gia. Sư thọ giới cụ túc xong đến Thành đô học tập luận Bách Pháp, Duy Thức. Sư nhân nghe Bồ-tát khi vào kiến đạo, trí cùng lý hợp, cảnh cùng thần hội, chẳng phân năng chứng sở chứng. Ngoại đạo ở Ấn Độ thường nạn Tỳ-kheo rằng: Đã chẳng phân năng chứng sở chứng, lại lấy cái gì làm chứng? Tỳ-kheo không đáp được. Ngoại đạo chê bai không đánh chuông trống, chúng lại mặc ca-sa. Pháp sư Huyền Trang sang Ấn Độ cứu được nghĩa này rằng: ?Như người uống nước lạnh nóng tự biết.? Từ đây mới giải được cái nạn này. Sư nói: Lạnh nóng ắt là biết vậy, thế nào là việc tự biết? Sư liền chất vấn thầy dạy: Chẳng biết lý tự biết như thế nào? Giảng sư cũng không giải được, chỉ khuyên rằng: Ngươi muốn rõ lẽ này nên đến phương Nam hỏi những vị truyền Phật Tâm tông. Sư liền mang gói sang phương Nam.

Sư gặp các bậc tôn túc đều hỏi câu này, chỗ nghi trọn chẳng phá được. Khi đến Thiền sư Bổn ở Viên Chiếu thì những nhân duyên xưa nay đều hiểu hết. Chỉ hiểu chỗ: ?Tăng hỏi Hưng Hóa: - Khi bốn phương tám mặt đến thì thế nào? Hưng Hóa đáp: - Đánh ở giữa đi. Tăng làm lễ. Hưng Hóa nói: - Hôm qua ta đi phó trai trong thôn đi đường gặp một trận gió to mưa lớn, lại nhằm trong miếu cổ tránh được qua.? Sư đem điều này hỏi Thiền sư Bổn. Bổn đáp: - Đây là nhân duyên dưới tông Lâm Tế, phải hỏi con cháu trong nhà ấy mới được.

Sư liền đến yết kiến Thiền sư Viễn ở Phù Sơn thưa hỏi điều này. Viễn bảo: - Ta có một thí dụ nói tương tợ cho ông. Ông giống như kẻ bán củi trong ba thôn, gánh một gánh đến chữ thập (+) đầu đường đứng hỏi người, ở trong nhà ngày nay thương lượng việc gì?

Sư thầm nghĩ rằng: Nếu như thế vẫn chưa phải. Một hôm, Viễn bảo: - Ta già rồi e qua mất thì giờ của ông, nên đến nương với Bạch Vân, lão này tuy hậu sanh ta chưa biết mặt, chỉ thấy bài tụng ba gậy của Lâm Tế có chỗ hơn người, ắt hay làm xong việc lớn cho ông. Sư thầm lặng lễ từ.

 Đến Bạch Vân, Sư nhắc vị Tăng hỏi Nam Tuyền về châu ma-ni để thưa hỏi. Bạch Vân liền nạt. Sư lãnh ngộ dâng bài kệ đầu cơ:

                        Sơn tiền nhất phiến nhàn điền địa

                        Xoa thủ đinh ninh vấn Tổ ông

                        Kỷ độ mãi lai hoàn tự mại

                        Vị lân tùng trúc dẫn thanh phong.

    Dịch:

                        Trước non một mảnh nhàn điền địa

                        Tay chấp tận tình hỏi Tổ ông

                        Mấy độ bán ra rồi mua lại

                        Vì thương tùng trúc dẫn gió lành.

Bạch Vân ấn khả, sai coi việc trồng gai. Chưa bao lâu, Bạch Vân đến bảo Sư: - Có một số Thiền khách từ Lô Sơn đến đều có chỗ ngộ nhập, bảo y nói cũng nói được rõ ràng, cử nhân duyên hỏi y cũng hiểu được, bảo y hạ ngữ cũng hạ được, chỉ là chưa hiện tiền.

Khi ấy Sư rất nghi, thầm nghĩ: Đã ngộ rồi nói cũng nói được, rõ cũng rõ được, tại sao chưa hiện tiền? Sư bèn nghiên cứu luôn nhiều ngày, bỗng nhiên tỉnh ngộ, của báu từ trước buông hết, chạy đến yết kiến Bạch Vân. Bạch Vân dùng tay múa chân đạp. Sư chỉ một cái cười mà thôi. Sau Sư nói: - Tôi nhân đây khắp thân xuất mồ hôi, liền rõ được dưới chỗ gió lành.

Một hôm Bạch Vân dạy chúng: - Người xưa nói như gương đúc tượng, sau khi tượng thành gương ở chỗ nào? Chúng hạ ngữ đều chẳng khế hợp. Bạch Vân hỏi Sư, Sư lại gần thăm hỏi nói: - Cũng chẳng so sánh nhiều.

             Bạch Vân cười bảo: - Phải là Đạo giả mới được.

             Ban đầu Sư ra trụ trì chùa Tứ Diện, kế dời về Bạch Vân. Về già đến trụ Đông Sơn núi Ngũ Tổ.

             Tăng hỏi:- Cầm gậy lãnh chúng Tổ lệnh đang hành, ngồi cắt yếu tân, ý Sư thế nào?

             Sư đáp:- Gió thu thổi sông Vị, lá rụng đầy Trường An.

             Tăng thưa:- Tứ Diện không cửa núi non đẹp, ngày nay mới được chủ nhân về.

             Sư bảo: - Ông nói đầu đường ở chỗ nào?

             Tăng thưa: - Tại sao đối diện chẳng biết nhau?

             Sư bảo: - Đáng mừng đến rồi.

             Tăng hỏi: - Thế nào là một giọt nước Bạch Vân?

             Sư đáp: - Giã gạo đập gai.

             Tăng hỏi: - Người uống thì sao?

             Sư đáp: - Bảo ông không chỗ để mắt.

             Tăng hỏi: - Đầu lưỡi người trong thiên hạ bị Bạch Vân ngồi cắt, đầu lưỡi Bạch Vân người nào ngồi cắt?

             Sư đáp: - Thôn đông ông Vương Đại.

Sư thượng đường: Cổ nhân nói: ?Nếu ta vì ông nói liền dứt mất lưỡi của ta, nếu chẳng nói với ông liền câm mất miệng của ta, hãy nói lại có chỗ vì người hay chăng?? Tứ Diện có khi nghĩ vì ông nuốt mất, chỉ bị răng trước cửa làm ngại, nghĩ vì ông mửa hết, lại bị cổ họng nhỏ, hãy nói lại có chỗ vì người hay không? Sư bèn nói: - Tứ Diện tự đến  Liễu Hạ Huệ.

Sư thượng đường: Bạch Vân chẳng biết nói thiền, ba cửa mở qua hai bên, có người động đến cây chốt, hai cánh quạt đông quạt tây.

Sư thượng đường: Một bề thế ấy đi, lộ vắng người thưa, một bề thế ấy đi, cô phụ thánh trước, bỏ hai lối này Tổ Phật không thể gần, giả sử cùng Bạch Vân đồng sanh đồng tử cũng chưa xứng bình sanh. Sao vậy? Phụng Hoàng chẳng phải phàm phu vật, chẳng được ngô đồng thệ chẳng nương.

*

Tiểu tham Sư nhắc, Đức Sơn nói: ?Đêm nay chẳng đáp thoại, người hỏi thoại ăn ba mươi gậy.? Trong chúng thông đó rất nhiều, hiểu đó chẳng ít. Hãy nói nhằm chỗ nào thấy Đức Sơn? Có người nào chẳng tiếc tánh mạng thử ra nói xem? Nếu không, Sơn tăng vì đại chúng cùng Lão nhân Đức Sơn thấy nhau vậy. Đợi Đức Sơn nói: ?đêm nay chẳng đáp thoại, người hỏi thoại ăn ba mươi gậy? chỉ nhằm Ngài nói: ?có thoại cũng chẳng hỏi, gậy cũng chẳng ăn?. Các ông nói, lại ăn gậy Đức Sơn chăng? Đến trong đây phải là kẻ ấy mới được. Huống là ta hơn mười năm trên biển kiếm tìm, thấy mấy vị tôn túc tự cho là hiểu đúng. Khi đến trong hội Phù Sơn liền là mở miệng chẳng được. Sau đến dưới cửa Bạch Vân, nhai vỡ được một hạt đậu đá liền được trăm vị đầy đủ. Hãy nói một câu hạt đậu làm sao nói? Sư lại nói: Hoa nở màu gà my sớm thu, người nào hay nhuộm đỏ sợi tơ, có khi gió động cùng nương tựa, dường nhắm trước thềm dấu chẳng thôi.

*

Sư thượng đường: Hôm qua Sơn tăng vào thành thấy một hàng rào trong là người gỗ, liền lại gần xem, hoặc thấy đẹp đẽ kỳ lạ, hoặc thấy xấu xa vô kể, chuyển động đi ngồi xanh vàng đỏ trắng mỗi mỗi thấy rõ, khi xem kỹ vốn là miếng vải xanh bọc lại ở trong có người. Lão tăng không thể chịu nổi, bèn đến hỏi ông tên gì, kia nói: Hòa thượng già xem là xong, hỏi tên làm gì? Đại chúng! Lão tăng bị kia hỏi một câu khiến cho không lời có thể đáp không lý có thể bày. Lại có người vì Sơn tăng nói được chăng? Hôm qua trong ấy rơi cành, ngày nay trong đây nhổ gốc.

*

Sư dạy chúng: Chân như phàm thánh đều là lời mộng, Phật và chúng sanh đều là Tăng ngữ. Hoặc có người ra nói: Lão Bàn Sơn ghê! Chỉ nói với y: Chẳng nhân Tử Bá hoa nở sớm, đâu được hoàng oanh đậu liễu tơ. Nếu lại hỏi rằng: Lão Ngũ Tổ ghê! Tự bảo: Vâng! Tỉnh tỉnh lấy.

*

Sư dạy chúng nhắc: Hòa thượng Đức Sơn nhân Tăng hỏi ?chư Thánh từ trước lấy pháp gì dạy người?, Đức Sơn đáp: ?tông ta không ngữ cú, không một pháp cho người?. Tuyết Phong do đây có tỉnh. Sau có vị Tăng hỏi Tuyết Phong: ?Hòa thượng thấy Đức Sơn được cái gì liền thôi đi?, Tuyết Phong nói: ?ta khi ấy đi tay không về tay không?. Ngày nay Bạch Vân nói: ?Nhằm thấu chưa qua.? Có người từ Đông Kinh lại, hỏi y: ?chỗ nào lại?, y lại nói: ?Tô Châu lại?, hỏi y: ?Tô Châu việc thế nào?, y nói: ?tất cả tầm thường?. Tuy nhiên như thế, dối Bạch Vân chẳng được. Cớ sao? Chỉ vì ngữ âm mỗi nơi có khác. Cứu kính thế nào? Tô Châu ấu, Thiệu Bá sen.

*

             Ba ông Phật hầu Sư, trên một cái nhà trạm nói thoại ban đêm, đến khi trở về đèn đã tắt. Sư ở trong tối bảo: - Mỗi người hạ một chuyển ngữ.

             Phật Giám thưa: - Phụng đẹp múa đêm vắng.

             Phật Nhãn thưa: - Rắn sắt ngang đường xưa.

             Phật Quả thưa: - Xem gót chân.

             Sư bảo: - Diệt tông ta là Khắc Cần vậy.

*

Niên hiệu Sùng Ninh thứ ba (1104) ngày hai mươi lăm tháng sáu, Sư thượng đường từ chúng: Hòa thượng Triệu Châu có câu rốt sau, các ông làm sao hội, thử ra nói xem? Nếu hội được chẳng ngại sống thích thú tự tại, bằng chưa được thế, việc tốt này làm sao nói? Sư im lặng giây lâu nói: Nói tức nói rồi, chỉ là các ngươi chẳng biết. Cần hiểu chăng? Giàu hiềm ngàn miệng ít, nghèo hận một thân nhiều. Trân trọng! Sư trở về trượng thất tắm gội sạch sẽ, gần sáng nằm kiết tường mà tịch.

[ Quay lại ]