headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 25/12/2024 - Ngày 25 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

THIỀN SƯ NGUYÊN TĨNH

Ở Nam Đường Đại Tùy

Sư là con nhà đại nho Triệu Công Ước Trọng. Lúc mười tuổi, Sư bị bệnh nặng, bà mẹ khấn vái cảm điềm mộng lạ, bèn cho xuất gia. Sư là cháu trong dòng Đại Từ Bảo Sanh Viện ở Thành đô. Niên hiệu Nguyên Hựu thứ ba (1088), Sư thông kinh được độ làm Tăng. Sư ở lại các hội giảng kinh mấy năm, mới đi dạo phương Nam.

*

Ban đầu Sư tham vấn Thiền sư Ân ở Vĩnh An, câu ba gậy của Lâm Tế, Sư được phát minh. Kế Sư đến các bậc danh túc, mà không có chỗ nào hợp ý. Sư nghe Thiền sư Pháp Diễn ở núi Ngũ Tổ cơ phong cao vót, bèn muốn đến đó. Sư liền đến núi Ngũ Tổ tham vấn. Pháp Diễn nói: - Ta trong đây chẳng sánh với chư phương, phàm ở trong thất chẳng cần ông tiến trước lùi sau, dựng ngón tay đưa nắm tay, nhiễu giường thiền làm người nữ bái, đưa tọa cụ lên, ngàn thứ kỹ lưỡng. Chỉ cần ông ngay một câu nói cho thích hợp, bèn là chỗ ông thấy.

Sư mờ mịt thối lui. Trải qua ba năm, một hôm Sư nhập thất xong, Pháp Diễn bảo: - Chỗ hạ ngữ của ông đã được mười phần, thử lại vì ta nói xem? Sư liền trình bày rành mạch. Pháp Diễn bảo: - Nói cũng nói được mười phần, lại vì ta đoạn xem.

Sư theo chỗ hỏi mà phán xét. Pháp Diễn bảo: - Hay là hay, chỉ là chưa hiểu lời nói của Lão tăng. Sau ngọ trai nên đến chỗ tháp Tổ sư vì ông mỗi mỗi xét qua mới được. Khi đến nơi, Pháp Diễn liền lấy những câu: “tức tâm tức Phật, phi tâm phi Phật, Mục Châu kẻ gánh bảng, Nam Tuyền chặt con mèo, Triệu Châu con chó không Phật tánh, có Phật tánh”, hỏi Sư. Sư đáp không có chỗ ngăn ngại. Đến câu con chó của Tử Hồ, Pháp Diễnnghiêm sắc mặt bảo: - Chẳng phải.

Sư thưa: - Chẳng phải lại thế nào?

Pháp Diễn nói: - Đây chẳng phải thì những cái trước đều chẳng phải.

Sư thưa: - Mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.

Pháp Diễn nói: - Xem kia nói: “Tử Hồ có một con chó, trên cắn đầu người, giữa cắn lưng người, dưới cắn chân người, người vào cửa xem kỹ. Vừa thấy Tăng vào cửa liền nói: - Xem chó.” Nhằm chỗ Tử Hồ nói “xem chó” hạ một chuyển ngữ khiến Tử Hồ phải đớ lưỡi, Lão tăng phải câm họng, là chỗ ông liễu đáng.

Hôm sau vào thất, Sư thầm thưa lời kia. Pháp Diễn cười nói: - Chẳng nói ông là người thiên liễu bách đáng, lời này chỉ giống Tiên sư hạ ngữ.

Sư thưa: - Con là người gì mà được giống Hòa thượng Đoan?

Pháp Diễn nói: - Chẳng vậy, Lão tăng tùy thừa kế Tiên sư, vẫn nói lời Tiên sư vụng. Vì vậy chỉ dùng thủ đoạn Viễn Lục Công tiếp người. Được như Lão tăng cùng Viễn Lục Công bèn cùng Bá Trượng, Hoàng Bá, Nam Tuyền, Triệu Châu, nắm tay cùng đi, vừa thấy lời vụng liền không chịu.

Sư cho là không đúng bèn chống gậy qua sông. Vừa gặp lúc nước sông dâng tràn, đành phải lưu lại. Hai năm sau, Pháp Diễn mới hứa khả. Thường thương lượng cổ kim, Pháp Diễn nắm tay Sư nói: - Được ông nói, phải là ta nhắc, được ta nhắc, phải là ông nói, từ nay về sau bí yếu Phật Tổ khóa cửa các nơi không thoát khỏi tay ông.

Pháp Diễn liền lập nhà Nam để cho Sư ở. Khi ấy danh tiếng Sư đồn khắp.

*

Nguyên soái Tịch Công ở Thành đô thỉnh Sư khai pháp tại Gia Hựu, chưa bao lâu lại mời đến Chiêu Giác, rồi dời lại Năng Nhơn và Đại Tùy.

Sư thượng đường: Quân vương rõ rõ tướng soái tỉnh tỉnh, một phen đắc thắng sáu nước thanh bình.

Sư thượng đường: Nhắc lời Lâm Tế tham vấn Hoàng Bá, Hòa thượng Bạch Vân Đoan tụng rằng: “Một thoi thoi ngã lầu Hoàng Hạc, một đạp đạp nhào Châu Anh Võ, khi có ý khí thâm ý khí, chỗ chẳng phong lưu cũng phong lưu.” Sư nói: Đại Tùy (Sư) tức chẳng vậy, “tuổi đời bảy chục già lù khù, con mắt sáng ngời tai chẳng ù, bất chợt có người tỏ khinh bỉ, một thoi té ngã đến Quan Đông”.

*

Sư thượng đường vấn đáp xong, bèn nói: Có Tổ đến giờ người đời lầm hiểu, chỉ đem ngôn cú dùng làm thiền đạo. Đâu chẳng biết đạo vốn không thể, nhân thể được tên, đạo vốn không tên nhân tên mà lập hiệu. Chỉ như vừa rồi Thượng tọa thế ấy ra đây, liền thế ấy về chúng. Hãy nói đủ mắt chẳng đủ mắt? Nếu nói đủ mắt, vừa thế ấy ra đây mắt ở chỗ nào? Nếu nói chẳng đủ mắt, đâu nên liền thế ấy đi? Chư nhân giả! Nơi đây thấy được thấu suốt rõ ràng thì biết Nhị Tổ lễ bái đứng y chỗ cũ thật được tủy kia. Chỉ chút xíu này là mạng căn chư Phật ba đời, là mạng mạch sáu đời Tổ sư, là chỗ an thân lập mạng chư lão Hòa thượng trong thiên hạ. Tuy nhiên như thế, phải là thân mới đến được.

*

Sư thượng đường: Vườn ruộng chính mình mặc sức cày, móng nền tông Tổ gắng làm hay, ngộ được ngàn thánh chỗ ngồi ấy, dụng nhắm tam đồ thẳng bước ngay.

Tăng hỏi: - Tổ sư tâm ấn thỉnh Thầy chỉ thẳng?

Sư đáp: - Ông nghe nóng chăng?

Tăng thưa: - Nghe.

Sư bảo: - Vả chăng nghe lạnh.

Tăng thưa: - Hòa thượng lại nghe nóng chăng?

Sư đáp: - Chẳng nghe.

Tăng hỏi: - Vì sao chẳng nghe?

Sư cầm quạt quạt nói: - Vì ta có cái này.

Tăng hỏi: - Thế nào là đoạt nhân chẳng đoạt cảnh?

Sư đáp: - Bắt sống ma vương xỏ lỗ mũi.

Tăng hỏi: - Thế nào là đoạt cảnh chẳng đoạt nhân?

Sư đáp: - Ở giữa cái cây thuộc tôi xem.

Tăng hỏi: - Thế nào là nhân cảnh cả hai đều đoạt?

Sư đáp: - Một lưỡi câu ba núi dính sáu trạnh.

Tăng hỏi: - Thế nào là nhân cảnh đều chẳng đoạt?

Sư đáp: - Ban ngày cỡi trâu qua chợ búa.
 

*

Tăng hỏi: - Hoa sen khi chưa ra khỏi nước thì thế nào?

Sư đáp: - Tốt.

Tăng hỏi: - Sau khi ra khỏi nước thì sao?

Sư đáp: - Tốt.

Tăng hỏi: - Thế nào là hoa sen?

Sư đáp: - Tốt.

Vị Tăng lễ bái.

Sư bảo: - Cùng kia ba cái tốt, muôn việc một lúc thôi.

*

Tăng hỏi: - Thế nào là thiền trong núi?

Sư đáp: - Ngoài sân trúc ốm sanh măng trước, khe suối tùng khô cành lão dài.

Tăng hỏi: - Thế nào là thiền trong chợ?

Sư đáp: - Sáu đường chuông trống vang đùng đùng, chính chỗ bày vàng thế giới trung.

Tăng hỏi: - Thế nào là thiền trong thôn?

Sư đáp: - Trộm cắp hết rồi tằm lúa chín, vui ca múa hát nhạc thăng bình.

*

Có vị lão túc nói: Đầu đường chữ thập (+) cất một nhà cầu bằng tranh, chỉ là không cho người ỉa. Có vị Tăng đem lời này hỏi Sư. Sư bảo: Chính ông ỉa trước rồi, lại bảo người nào ỉa. Lão túc nghe thắp hương trông xa về Đại Tùy lễ bái tạ đó.

*

[ Quay lại ]