headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 26/12/2024 - Ngày 26 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

ĐẠO ĐẾ_2

ĐẠO ĐẾ _ Phần cuối

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

MAGGA – Part 2/2

L’OCTUPLE NOBLE SENTIER 

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

 
6.- Chánh tinh tấn: 

Chữ tinh tấn ở đây cũng cùng nghĩa như tinh tấn đã nói trong bài trước, nghĩa là chuyên cần, siêng năng, thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước. Chánh tinh tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật. 

Người theo đúng Chánh tinh tấn, trước tiên, bao giờ cũng hăng hái sửa mình, cương quyết bài trừ những điều ác, quyết tâm phát triển mọi hạnh lành (xem bài Tứ Chánh cần). Người theo đúng Chánh tinh tấn, dũng mãnh tiến lên trên đường đi đến giải thoát, cho đến lúc nào đạt được mục đích cao cả, cùng tột ấy mới thôi (xem đoạn "Tấn căn" trong bài Ngũ căn). 
Nói tóm lại, người theo đúng Chánh tinh tấn, quyết tạo nghiệp vô lậu xuất thế gian, lấy chánh trí làm mãnh lực, lấy Niết Bàn làm chỗ quy hướng, một lòng chẳng trễ, muôn kiếp không dời, quyết công phu, định thành đạo quả để trước tự độ, sau hóa độ chúng sanh. 

 

 


7.- Chánh niệm: 

Niệm là ghi nhớ (cũng như nghĩa chữ niệm ở các bài trước). Chánh niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu. 

Chánh niệm có hai phần:

1. Chánh ức niệm: là nghĩ nhớ đến các điều lỗi lầm để thành tâm sám hối, và nghĩ nhớ đến Tứ trọng ân: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân Tam Bảo để lo báo đền.

 

 

 

2. Chánh quán niệm: là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, tật bệnh, mê mờ mà chúng sinh đang mắc phải, để mở rộng lòng thương yêu và quyết ra tay cứu độ.

Người theo đúng Chánh niệm, thường quan sát cảnh chân đế, tưởng niệm các pháp trợ đạo; bất luận ở đâu và làm gì, cũng nhớ nghĩ đến cái quả vô lậu xuất thế gian, dù trải qua bao nhiêu số kiếp cũng không thối tâm xao lãng. 

 

 

8.- Chánh định: 

Chữ "Ðịnh" ở đây cũng đồng nghĩa như chữ Định trong các bài trước, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy cho rõ ràng. Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người. 

Người theo đúng Chánh định, thường tập trung tư tưởng để quan sát những vấn đề chính sau đây: 

- Quán thân bất tịnh (bất tịnh quán): tức là quán tưởng thân không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái (xem lại đoạn: "quán thân bất tịnh" trong bài Tứ niệm xứ). 

 

- Quán từ bi (từ bi quán): là quán tưởng tất cả chúng sinh đều là một chân tâm, bình đẳng không khác, để đoạn trừ thù hận, và mở rộng lòng thương yêu để cứu độ chúng sinh. 

 

- Quán nhân duyên (nhân duyên quán): là quán tưởng tất cả pháp hữu hình như muôn
vật, vô hình như tâm niệm đều là giả hợp, duyên nhau mà có, chứ không có một cách chân thật, không trường tồn, để đoạn trừ ngu si, pháp chấp. 

 

 

 

 

- Quán giới phân biệt (giới phân biệt quán): nghĩa là phân biệt và quán tưởng sự giả hợp của mười tám giới: sáu căn, sáu trần, sáu thức để thấy không thật có "ngã, pháp" ngõ hầu diệt trừ ngã chấp, pháp chấp. 

 

- Quán hơi thở (sổ tức quán:) nghĩa là quán tưởng bằng cách chuyên chú đếm hơi thở ra vào, để đổi trị sự tán loạn của tâm thức. 
 

Như đã nói ở đoạn mở đề, Bát Chánh đạo là pháp môn rất được thông dụng. Sự thông dụng này sở dĩ có được là nhờ lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân của người tu hành, đối với xã hội, và đối với đời sống tương lai. Có thể tóm tắt những lợi ích, hay công năng của Bát Chánh đạo trong ba điểm sau đây:

 

1. Cải thiện tự thân: Nếu con người chuyên tu theo tám đường chánh này, thì sửa đổi được tất cả mọi sự bất chính, mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại của mình, như ý niệm mê mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sai quấy, đời sống vô luân. Khi những điều  trên nầy đã được cải thiện, thì tất cả cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, và thiện mỹ.

 

 

 

2. Cải thiện hoàn cảnh: Nếu trong xã hội ai ai cũng đều chuyên tu theo tám đường chánh đạo nầy, thì cảnh thế gian sẽ an lành, tịnh lạc, không còn chiến tranh xâu xé, giết hại lẫn nhau.

 

3. Chứng quả Bồ đề: Người chuyên tu theo tám đường chánh này, không những có nhiều lợi lạc trong cuộc đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề để ngày sau gặt hái quả vô thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

 

Vì những lợi ích quý báu như thế, chúng tôi xin khuyên mọi Phật tử hãy phát nguyện cương quyết tu theo Bát Chánh đạo. 

 

 

TỔNG KẾT VỀ ĐẠO ĐẾ 

Chúng ta vừa biết qua nội dung của Ðạo đế, hay ba mươi bảy món trợ đạo là: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ đề phần, Bát Chánh đạo.

 

Phần Ðạo đế đã chiếm hết bốn bài trong mười bài nói về Tứ đế. Chỉ cái số lượng ấy cũng đủ nói lên sự quan trọng mà đức Phật muốn dành cho phương pháp tu hành để chứng nhập Niết Bàn. Nhưng chúng ta đừng nên thấy quá nhiều pháp môn mà vội nản lòng, thối chí. Vì căn cơ chúng sinh không đều, nên đức Phật cần chế ra nhiều pháp môn, để mỗi người có thể tùy theo căn cơ mình mà lựa pháp môn thích hợp để tu hành. Tất nhiên một người có thể tu nhiều pháp môn nếu có đủ khả năng, trí tuệ, sức khỏe; nhưng nếu không đủ điều kiện, thì tu một pháp môn cũng được. Khi tu thành một pháp, các pháp kia đều thành, vì nó nhiếp thuộc lẫn nhau, trợ thành cho nhau.

Vậy Phật tử không nên ngã lòng thối chí. Với sự quyết tâm, với đức tinh tấn, chúng ta tuần tự tiến dần vào Ðạo đế, không lo sợ, không nghi ngờ, cũng không quá bồng bột, nóng nảy, rồi đây chậm hay nhanh, thế nào cũng phải đến đích.

 

Hỡi quí vị Phật tử! Mười phương các đức Như Lai, đầu tiên đều nhờ các pháp môn nầy mà dần dần được viên thành Phật quả. Tất cả Thánh giả trong ba thừa, đều nương vào đây để tu hành cho đến ngày đạt đích. Chúng ta, đàn con Phật, những người đang canh cánh ôm ấp bên lòng trí nguyện thành Phật, để cứu độ và cứu độ chúng sinh, lẽ nào trong lúc đức Phật đã vì lòng từ bi mà sửa soạn cho chúng ta mọi phương tiện, mọi hành lí để tiến lên đường giải thoát, chúng ta lại do dự, chần chờ hay thối thác!

Vậy chúng ta hãy mau mau cất bước lên đường giải thoát.

 
 

 

 

 

 

 

 



 


6.-  L’Effort juste (Samma Vayama):

Comme mentionné précédemment, le terme ‘Effort juste’ consiste à s’efforcer de façon continue, laborieuse, diligente à atteindre l’objectif fixé d’avance en excluant toute marche arrière. L’effort doit être assidu, appliqué au travail sensé qui soit profitable tant à soi-même qu’à autrui et aux animaux.
La personne qui pratique l’Effort juste est toujours enthousiaste pour s’améliorer, déterminée à éradiquer le mal et à développer toutes les bonnes actions. La personne qui pratique conformément à l’Effort juste, s’engage résolument, avec courage et détermination sur la voie de la libération jusqu’à l’aboutissement ultime de ce noble objectif.


Bref, la personne qui exerce régulièrement l’Effort juste, est amenée à engendrer du karma ‘pur’, supra-mondain, à se servir de Pensées justes comme force majeure, à prendre le Nirvana comme repère pour s’y retrouver, sans tarder, sans se dérouter lors de la traversée des multitudes de kappa, à s’y entrainer en vue de réaliser l’Eveil afin de se libérer et ensuite d’aider ses semblables à suivre le chemin de la délivrance de soi.  

 

7.- L’Attention juste (Samma Sati):

‘Sati’ consiste à garder constamment une attention vigilante au bien, à tout ce qui amène bonheur à soi et à autrui, à la morale bouddhique authentique et sublime.

 

La Pleine Conscience comporte deux parties:

1. La Mémorisation juste : Se rappeler des erreurs commises en vue de se repentir en toute sincérité, et d’accomplir les Quatre Reconnaissances essentielles envers les parents, la patrie, autrui et les Trois Joyaux.

 

2. La Pleine Conscience juste : Développer la compassion en vue de se rendre compte que la vie est souffrance, maladie, illusion, afin de répandre l’amour et  d’être déterminé à aider autrui.

La personne qui pratique en conformité avec la Pleine Conscience, observe constamment la Vérité ultime et visualise constamment les différents Dharma permettant la réalisation de l’Eveil; N’importe où et quoi qu’elle fasse, elle pense sans relâche à l’objectif transcendant supra-mondain, et ce, malgré la traversée de nombreuses existences.

 

8.-  La Concentration juste (Samma Samadhi) :

Comme mentionné précédemment, le terme ‘Samadhi’ désigne la capacité à se concentrer sur un problème afin de voir clairement. La Concentration juste consiste à se concentrer sur une question légitime, conforme à la vérité ultime (et non pas à la réalité conventionnelle), profitable à soi-même et à autrui.
La personne qui pratique en conformité avec la Concentration juste concentre son esprit sur l’observation des sujets essentiels suivants :

- L’Impureté du Corps : Visualiser le corps impur afin d’éradiquer les abus des désirs sensuels, la soif des passions (voir le paragraphe: "Visualiser l'impureté du corps" dans le chapitre des Quatre Etablissements de l'Attention).

- La Compassion : Visualiser que les êtres vivants ont tous la nature du Bouddha, qu’ils sont égaux, et ce, afin d’éradiquer la rancune et la haine, d’étendre la compassion en vue de sauver les êtres.

 

- L’Interdépendance conditionnée ou Coproduction conditionnée: Visualiser que les phénomènes, soit avec forme comme les êtres et animaux, soit sans forme comme les pensées, sont tous illusoires et ‘coproduits’ grâce aux conditions favorables, n’ayant aucun caractère vrai et immuable, afin d’éradiquer l’ignorance et l’attachement aux choses.

 

- La Discrimination: Visualiser la fausseté des dix huits domaines tels que les six sens, les six objets des sens et les six consciences, afin de prendre conscience qu’il n’y a pas d’égo et de dharmas, et d’éradiquer l’attachement au soi et aux dharmas. 

 

- La Respiration (Comptage de la respiration): Se concentrer en comptant la respiration entrante et sortante, et ce afin d’éradiquer le vagabondage de l’esprit.   

Comme mentionné dans le paragraphe d'ouverture, l’Octuple Sentier est une pratique très courante, en raison de ses avantages pratiques et précieux pour la vie personnelle, la société, et la vie future.

 

On peut résumer les avantages et potentialités de l'Octuple Sentier en trois points:

 

1.  Amélioration de Soi : La personne qui pratique l’Octuple Sentier pourra transformer tous les agissements immoraux, toutes les erreurs dans sa vie actuelle tels que les pensées illusoires, les paroles déloyales, les actes incorrects et illégaux, les comportements immoraux. Lorsque les faits précités sont amendés, toute la vie personnelle de chacun deviendra authentique, vertueuse et magnifique.

 


2. Amélioration de l’Environnement: Si tout le monde dans la société pratique assidument l’Octuple Sentier, alors le monde sera paisible et heureux. Il n’y aura plus de guerre à l’occasion desquelles les gens s’entre-déchirent et s’entretuent.

  
3.  Réalisation de l’Eveil : La personne qui pratique l’Octuple Sentier récolte non seulement de nombreux avantages dans la vie présente, mais crée aussi pour soi un avenir brillant, sème les graines de Bouddhéité en vue de la récolte ultérieure des fruits suprêmes du Nirvana emplis des quatre vertus : Pérennité, Félicité, Vrai Soi et Pureté.


En raison des ces précieux avantages, nous recommandons à tous les pratiquants bouddhiques de s’adonner avec détermination à la pratique de l’Octuple Sentier.


RÉSUMÉ SUR LE MAGGA

Nous venons d’examiner le contenu de p/Magga ou les trente-sept Moyens d’Action amenant à l’Eveil: Les Quatre Etablissements de l'Attention, les Quatre Efforts justes, les Quatre Suffisances, les Cinq Facultés des sens, les Cinq Forces de l’esprit, les Sept Caractéristiques de l’Eveil, et l’Octuple Noble Sentier.

Magga occupe à elle seule quatre des dix articles sur les Quatre Nobles Vérités. Cette proportion décisive a démontré suffisamment l’importance que le Bouddha voudrait accorder à cette méthode de pratique destinée à la réalisation de l’Eveil et du Nirvana. Cependant, le nombre élevé de pratiques bouddhiques ne doit pas nous décourager. Vu que les êtres humains sont de tempérament différent, le Bouddha se doit d’inventer plusieurs pratiques, de sorte que chaque personne puisse, selon sa nature, trouver la pratique qui lui convient le mieux. Bien sûr, une personne peut adopter plusieurs pratiques si elle réunit les conditions d’aptitude, de sagesse et de santé. Sinon, une seule pratique suffit. Quand on réussit dans une pratique, les autres pratiques s’accomplissent également, vu que les pratiques interfèrent les unes avec les autres et se complètent.


Aussi les bouddhistes ne devraient pas être découragés. Avec détermination, effort et persévérance, nous progressons dans la Voie de Magga, sans crainte ni le moindre doute, sans précipitation ni impatience. Dans un proche avenir, nous atteindrons de toute façon le but, que ce soit lentement ou rapidement.


 O chers Bouddhistes! Grâce à ces pratiques, les différents Bouddha des dix directions sont, étape par étape, parvenus à la réalisation de la bouddhéité.
Tous les Saints des trois traditions bouddhiques se sont également appuyés sur ces mêmes méthodes dans leur pratique, et ce jusqu’au jour de leur réalisation de l’Eveil.  Nous, en tant que d’adeptes de Bouddha, qui avons la même détermination pour parvenir à l’Eveil, pour nous sauver et sauver les êtres, il n’y a pas de raison que le Bouddha par compassion ne nous ai procuré tous les moyens, tous les bagages nécessaires pour nous aider à avancer sur la route de la libération, ni que nous hésitions, tergiversions ou pire, inventions des prétextes pour ne pas nous mettre à l’entraînement!

Par conséquent, il faudrait nous hâter de nous engager sur le chemin de la libération.

 

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.    

 

[ Quay lại ]