headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 26/12/2024 - Ngày 26 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

DIỆT ĐẾ_2

DIỆT ĐẾ _Đế 3 (tt)

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa
Trích Phật Học Phổ Thông

NIRODHA ĀRIYA SACCA _ Part 2/4

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

III. CÁC TẦNG BẬC TU CHỨNG 

Ðoạn trên đã nói tổng quát về hai loại đoạn diệt phiền não cho dễ phân biệt và dễ hiểu. Ðến đây, để có một ý niệm rõ ràng về các tầng bậc tu chứng mà một hành giả cần phải trải qua, chúng ta hãy tuần tự điểm qua các quả vị từ thấp đến cao. 

 

 

 

 

1. Tứ Gia Hạnh: Muốn đoạn trừ kiến hoặc, trước tiên người tu hành phải rời xa các tà thuyết, xoay tâm ý, tư tưởng dần vào chân lý: vô thường, vô ngã, bất tịnh, tứ đế, để nhận chân được các tánh cách vô thường, vô ngã, bất tịnh, không thật v.v...của cuộc đời. Nhờ sự gần gũi với chân lý như thế, nên những điều thấy biết sai lầm điên đảo sẽ tan hết và 88 món kiến hoặc cũng không còn. Tuy nhiên, không phải chỉ trong một lúc mà đoan được tất cả kiến hoặc; trái lại, phải cần nhiều thời giờ, công phu tu tập. Từ những tư tưởng, thành kiến mê lầm của phàm phu mà đến Thánh trí để dự vào lòng Thánh quả, người tu hành phải tu bốn gia hạnh sau đây: 

 

 

 

a) Noản vị: Noản là hơi nóng; vị là địa vị. Người xưa, khi muốn lấy lửa, họ dùng hai thanh củi tre cọ sát vào nhau; trước khi lửa sắp bật lên, phải qua giai đoạn phát ra hơi nóng. Người tu hành muốn có lửa trí tuệ, cũng phải trải qua giai đoạn hơi nóng. Tất nhiên hơi nóng lửa trí tuệ chưa đốt cháy được củi phiền não, vì vậy không thể không qua giai đoạn nầy được. Ðó là giai đoạn "Noản vị". 

 

b) Ðảnh vị: Ðảnh là chóp cao. Qua khỏi giai đoạn Noản vị, người tu hành tiếp tục tiến bước và lên được trên chóp đỉnh núi mê lầm. Ðứng ở địa vị nầy, toàn thân hành giả được tắm trong khoảng không gian rộng rãi vô biên, nhưng chân chưa rời khỏi chóp núi mê lầm. 

 

 

c) Nhẫn vị: Nhẫn là nhẫn nhịn, chịu đựng. Người biết nhịn, luôn luôn vẫn yên lặng sáng suốt trước sự khuấy phá của đối phương. Người tu hành lên đến bậc này, trí giác ngộ đã gần sáng tỏ, thân tâm vẫn giữ được mực yên lặng trong sáng, mặc dù các pháp có lăng xăng và ẩn hiện. 

 

 

 d) Thế hệ nhất vị: Bậc nầy cao quí nhất trong đời. Tu đến bậc này là một công phu rất to tát, gần giải thoát ra ngoài vòng Dục giới ; như con diều giấy bay liệng giữa không trung, tự do qua lại, không còn bị cái gì làm ngăn ngại, ngoài sợi giây gai nhỏ. Nếu bứt sợi gai kia là diều bay luôn. Cũng như thế, người tu hành phá hết phần kiến hoặc nhỏ nhít sau cùng là được giải thoát luôn. 

 

 

 

Tóm lại, người tu hành thường xuyên qua bốn món gia hạnh nầy, tức là phá được cái lầm về tri kiến hay kiến hoặc, cái lầm của ‘Phi phi tưởng’ mà chứng đặng quả Tu đà hoàn là quả vị đầu tiên trong Thanh văn thừa. 

 

 

 

2. Tu Đà Hoàn : Tàu dịch là Dư lưu quả (dự vào dòng Thánh). Ở quả vị này, ý thức đã sáng suốt, không còn bị mê lầm nữa, song thất thức còn chấp ngã, nên phải trở lại trong cõi Dục, nhiều nhất là bảy phen sanh tử nữa, mới gọt sạch các kiết sử phiền não thầm kín, nằm nép trong tâm thức, và chứng quả A La Hán.

 

 

 

3. Tư Đà Hàm: Tàu dịch là Nhất lai, nghĩa là một phen sanh lại cõi Dục để tu hành và dứt cho sạch phần mê lầm ở cõi Dục, mới tiến đến bực A La Hán. Trên kia, quả Tu Đà Hoàn chỉ là kết quả của công phu tu hành đoạn được Kiến hoặc, chứ chứ đá động đến Tư hoặc. Sau khi chứng quả Thánh đầu tiên rồi, phải tu nữa để đoạn trừ tư hoặc, mới chứng được bậc nầy. Tuy nhiên, ở cõi Dục có chín Phẩm tư hoặc, mà vị này chỉ mới đoạn có 6 phẩm, còn 3 phẩm nữa chưa đoạn. Nghĩa là mới đoạn sáu phẩm thô thiển bên ngoài, còn ba phẩm sâu kín bên trong chưa đoạn. Vì thế, phải trở lại một phen để đoạn cho hết ba phần sau, mới bước lên Thánh quả thứ ba là A na hàm được. 

 

 

 

 

 

4. A Na Hàm: Tàu dịch là Bất lai, nghĩa là không trở lại cõi Dục nữa. Khi còn mê lầm của cõi Dục lôi kéo, mới sanh vào cõi Dục. Ðến địa vị A na hàm nầy những mê lầm ấy không còn nữa, nên không bị tái sanh ở đấy nữa, trừ trường hợp phát nguyện trở lại cõi nầy để độ sanh. Vị nầy ở cõi Trời Ngũ tịnh cư thuộc Sắc giới, cũng gọi là Ngũ bất hoàn thiên hay Ngũ na hàm. Vị nầy đã cách xa chúng ta như trời vực, đã thoát ra ngoài cõi Dục. Tuy thế, họ vẫn còn mang trong mình những mê lầm vi tế cu sanh của hai cõi Sắc và Vô sắc. Vì vậy, ở Ngũ tịnh cư thiên, họ phải tu luyện để dứt cho hết vi tế hoặc, mới bước lên Thánh quả A La Hán.

 

[Tư hoặc gồm có 9 phẩm. Tư đà hàm quả đoạn sáu hoặc, A na hàm quả đoạn thêm ba hoặc, đến A La Hán quả là đoạn hết]. 

 

 

 

 

III. LES DIFFÉRENTS STADES DE LA RÉALISATION DE L’ÉVEIL

Nous avons précédemment abordé, de façon globale, les deux manières d’épurer les ‘souillures’,  pour mieux les différencier et les comprendre.  Dans ce chapitre, pour avoir une idée claire sur les différentes étapes de la réalisation de l’éveil que le pratiquant sera appelé à réaliser, nous allons faire le tour de tous ces stades en commençant par les plus élémentaires pour arriver aux plus élaborés.

 

1.  Les Quatre Stades de la Vertu

Pour éliminer la vue erronée, le pratiquant bouddhiste doit s'éloigner des dogmes hérétiques, diriger ses pensées et son esprit vers la Vérité Authentique, à savoir l’impermanence, le non-soi, les impuretés, les illusions …de la vie.  Cette prise de conscience de l’ultime vérité permet au pratiquant de faire dissiper les visions erronées ainsi que les 88 sortes d’impuretés. Cependant, il n’est pas possible de les éliminer toutes en une seule fois. En revanche, il faudra beaucoup de temps à consacrer à l’entraînement. Pour pouvoir transcender des pensées illusoires et des préjugés en des pensées nobles et sages afin d’accéder à la Voie de Sainteté, le disciple de Bouddha devra pratiquer les Quatre Vertus suivants :

 

a) Stade d’Echauffement

Nos ancêtres pour avoir du feu frottaient deux bâtons de bambou l'un contre l'autre. Ce frottement émet de la chaleur sous forme de fumée qui annonce l'étincelle de feu.  De la même façon, le pratiquant doit passer par le stade d’échauffement pour obtenir le feu de la sagesse. Bien entendu, la chaleur dégagée de la sagesse ne permet pas encore de consumer les bois des afflictions. Ainsi tout pratiquant ne peut pas sauter cette étape d’Echauffement.

b) Stade de Sommité

Ayant traversé l’étape d’échauffement, le pratiquant continue à progresser et parvient au sommet des illusions. De cette hauteur, ses pieds restent plantés sur le sommet des illusions, alors que son corps est immergé dans l'univers immense étendu à l’infini.

 

c) Stade de la Patience, de l’Endurance

C'est l’attitude de celui qui sait endurer et qui sait demeurer à tout instant calme et clairvoyant devant toute agitation extérieure. A ce stade, la conscience d’éveil est presque illuminée, le corps et l’esprit conservent la plénitude et la clarté malgré que les phénomènes extérieurs s’agitent ou non, apparaissent ou disparaissent.

 

d) Stade le plus Gradé de ce Monde.

Ce stade est le plus noble de tous les stades dans cette vie terrestre. Atteindre ce stade qui est presque libéré du monde des Désirs, nécessite un entraînement grandiose. Le pratiquant est comme le cerf volant qui plane en toute liberté dans le ciel, la seule attache restante étant le fil ténu qui le retient. Si le fil se rompt, le cerf volant s'envolera. Il en est de même pour le pratiquant, toutes les dernières petites visions souillées étant éliminées, il sera immédiatement libéré.

 

En résumé, en traversant constamment ces quatre Etapes, le pratiquant pourra se défaire de ses vues erronées, de l’égarement dans ‘la ni non-cognition’, et atteindre le stade de Sotapanna, le premier stade des Quatre grades de réalisation de la Voie des Auditeurs. 

 

 

2. Sotāpanna 

Ce terme signifie en chinois ‘l'Entrée dans la voie de Sainteté’. A ce stade, l'esprit est redevenu clair, et n’est plus désabusé par des illusions. Comme les sept consciences sont encore sous l'emprise de l'égo, le pratiquant doit revenir au monde des Désirs et se réincarner tout au plus sept fois afin de pouvoir se défaire de toutes les impuretés  profondément enfouies dans l'inconscience avant d'atteindre le stade d’Arhat.

 

3. Sakadagāmi

En chinois, ce terme désigne le deuxième stade des ‘Êtres nobles qui ne renaîtront qu'une fois au plus dans le monde des Désirs’ afin de pouvoir purger les dernières illusions dans ce monde et ensuite progresser vers l’état Arhat. Au stade précédent, le Sotapanna, c’est juste le résultat de la pratique sur les vues erronées et non sur les impuretés personnelles. Après avoir réalisé le premier grade de Sotapanna, le pratiquant devra s’exercer à l’élimination des souillures personnelles, alors il atteint le deuxième stade de Sakadagāmi. Néanmoins,  il y a neuf groupes d’impuretés personnelles dans le monde des Désirs. Ce Saint a pu éliminer seulement les six impuretés les plus primitives et superficielles, il lui en reste encore trois autres subtiles, profondément enfouies à purger. Il doit ainsi retourner une dernière fois à la vie terrestre pour se purifier et être exempt des trois dernières impuretés restantes afin de pouvoir atteindre le troisième stade d’Anagāmi.

          
4. Anagāmi

En chinois, ce terme traduit ‘Celui qui ne revient plus dans le monde des Désirs’. Tant qu’il y a attirance pour ce monde des Désirs, il y aura re-naissance dans ce monde. A ce troisième stade, libéré de toutes les illusions, il n'y a plus de retour à la réincarnation pour le pratiquant hormis s’il manifeste le vœu d’y revenir dans le but d’aider les êtres encore perdus dans les illusions de la vie. Ce Saint siège dans le monde des Formes … qui est très loin de nous, complètement délivré du monde des Désirs. Cependant, il pourrait encore être sujet à des erreurs infimes propres aux mondes des Formes  et des Sans Formes. Ainsi dans le monde céleste nommé ‘l’Espace des Cinq Sérénités’, ce Saint doit encore travailler sur lui même pour se défaire de toutes les petites impuretés et parachever son chemin vers le stade d’arhat.

 

 

La traduction de ce passage a été assurée par Madame  le Dr Lệ Hà. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.

 

 

[ Quay lại ]