TẬP ĐẾ _1
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 16 Tháng bẩy 2016 13:17
TẬP ĐẾ _Đế 2 TỨ DIỆU ĐẾ HT. Thích Thiện Hoa
|
SAMUDĀYA ĀRIYA SACCA _2è Vérité QUATRE NOBLES VERITES Grand Vén. Thích Thiện Hoa Extrait du Bouddhisme Fondamental |
VÌ SAO PHẬT NÓI KHỔ ĐẾ TRƯỚC VÀ TẬP ĐẾ SAU?
Ngay trong phần Tập đế nầy, đức Phật giải đáp câu hỏi thứ nhứt của chúng ta là nói rõ nguyên nhân của đau khổ. Ðức Phật rất sành tâm lý của chúng sanh, nên mới nêu lên cái khổ trước rồi mới nói cái nhân sau. Nếu vào ngay đầu, ngài nói: "Nầy các người! hãy nghe ta nói rõ những nguyên nhân sanh ra đau khổ đây!" Nếu ngài bảo như thế, chắc chúng ta sẽ không chú ý nghe cho lắm, vì chúng ta, mặc dù là sống trong bể khổ, những vì mê mờ, chúng ta có thấy một cách tường tận và rùng rợn tất cả những nỗi khổ của cảnh Ta Bà đâu! Có nhiều khi chúng ta còn cho cảnh giới nầy là vui nữa là khác. Do đó, chúng ta không thiết tha đi tìm nguyên nhân phát sanh đau khổ. Chỉ khi nào chúng ta đã ý thức một cách sâu sắc những nỗi khổ sở của chúng ta, khi ấy chúng ta mới thấy sự băn khoăn khẩn cấp đi tìm đường tự giải cứu cho chúng ta. Và muốn tự giải cứu, tất chúng ta cần tìm xem vì đâu mà có đau khổ; như vị lương y, muốn trị bệnh, trước phải tìm hiểu nguyên nhân sinh bệnh. Nguyên nhân sinh bệnh khổ đau của chúng sanh, đức Phật gọi là Tập đế.
I.- ĐỊNH NGHĨA Tập đế: Tập là chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày mỗi nhiều hơn lên. Ðế là sự thật vững chắc, đúng đắn hơn cả. Tập đế là sự thật đúng đắn, vững chắc về nguyên nhân của những nỗi khổ đã chứa nhóm, tích trữ lâu đời, lâu kiếp trong mỗi chúng sanh. Ðó là sự thật về cội gốc của sanh tử, luân hồi, của bể khổ trần gian.
II.- NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU KHỔ LÀ NHỮNG GÌ? Phật dạy: Cội gốc của sanh tử luân hồi do các phiền não mê lầm là những dục vọng xấu xa, những ý niệm sai quấy, làm não loạn thân tâm chúng ta. Phiền não rất nhiều, nói rộng thì đến tám muôn bốn ngàn (84.000), nói hẹp lại thì có mười phiền não gốc, gọi là căn bản phiền não. Do mười phiền não gốc nầy mà sanh ra vô số phiền não ngành ngọn (nên xem quyển Tu Tâm, nói rất rõ). Mười phiền não gốc là: 1.- Tham: nghĩa là tham lam. Tánh tham có động lực bắt ta phải dòm ngó, theo dõi những cái gì nó ưa thích, như tiền tài, danh vọng, miếng ăn, chỗ ở v.v... rồi nó xúi ta lập mưu nầy, chước nọ để tầm kiếm cho được những thứ ấy. Ðiều tai hại nhất là lòng tham không có đáy, thâu góp bao nhiêu cũng không vừa; được một muốn có mười, được mười muốn có trăm. Tham cho mình chưa đủ, còn tham cho bà con quyến thuộc và xứ sở của mình. Cũng vì tham mà cha mẹ vợ con xung đột; cũng vì tham mà bè bạn chìa lìa; cũng vì tham mà đồng bào trở lại xung đột, xâu xé nhau; cũng vì tham mà chiến tranh tiếp diễn, giết hại không biết bao sanh linh. Tóm lại, cũng vì tham mà nhân loại, chúng sanh chịu không biết bao nhiêu điều thống khổ. Tham không những hại cho mình và cho người, trong hiện tại mà cả đến tương lai nữa.
2.- Sân: nghĩa là nóng giận. Vì nóng giận mà cha mẹ, vợ con, anh em xa lìa, bạn bè ly tán; vì nóng giận mà đồng bào trở nên thù địch, nhân loại đua nhau ra chiến trường; vì nóng giận mà kẻ bị tàn tật, người vào khám đường, kẻ mất địa vị, người tan sự nghiệp.
Kinh Hoa Nghiêm chép: "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai", nghĩa là một niệm sân hận nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Sách Phật chép: "Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn", nghĩa là một đóm lửa giận, có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức. Thật vậy, lửa sân hận đã bừng cháy lên giữa lòng nhân loại, và đã đốt thiêu không biết bao nhiêu là công lao, sự nghiệp mà nhân loại đã tốn bao nhiêu mồ hôi và nước mắt để tạo nên.
La traduction de ce passage a été assurée par Mr Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Benoit Piette et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT. |
Pourquoi le Bouddha a abordé au préalable ‘Dukkha’/Souffrance et analysé seulement après ‘Samudaya’ /ses causes, origines? Dans ‘Dukkha’, nous avons clairement identifié les souffrances du monde. Face à ces souffrances, on ne peut pas éviter d’être démoralisé et de s’inquiéter pour cette vie dans le monde Saba car personne ne peut se sentir en sécurité et vivre tranquillement. Beaucoup de questions ont ainsi taraudé nos esprits : -D’où proviennent ces souffrances ? - Pouvons-nous nous échapper de leurs griffes pour vivre dans un meilleur cadre? -Et comment devons-nous nous y prendre? Telles sont les questions que le Bouddha va expliquer à fond en trois parties: Samudaya (l’Origine ou la Cause), Nirodha (Extinction de la souffrance) et Magga (la Voie conduisant à l’Extinction de la souffrance). Dans cette partie Samudaya, le Bouddha a expliqué clairement les Origines de la souffrance. Etant fin psychologue, le Bouddha aborde en premier lieu la problématique de la souffrance avant de se pencher sur les facteurs constituant sa cause. Si au début, il avait dit: "Chers Auditeurs, écoutez-moi vous exposer clairement la Cause de la souffrance !", alors bien sûr, nous n’allions pas lui accorder beaucoup d'attention. Bien que nous vivions dans un océan de souffrance, à cause des illusions, nous n’avons pas pu tout voir des malheurs de ce monde Saba qui se manifestent dans tous ses états. Au contraire, il arrive souvent que nous considérions ces ‘images’ mondaines comme les joies de la vie. Par conséquent, nous ne sommes pas aptes à rechercher les causes génératrices de la souffrance. Ce n'est que lorsque nous sommes profondément conscients de notre malheur, que nous ressentons l'urgence de trouver une voie de délivrance. Et si nous voulons nous sauver, nous devrions chercher d’où viennent nos souffrances; Comme un médecin qui veut guérir la maladie, il doit au préalable en trouver la cause. La source originelle de nos souffrances, le Bouddha l’a appelée ‘Samudaya Ariya Sacca’ / Les Origines de la souffrance’.
I.-DÉFINITIONS ‘s/Samudaya’ est le réceptacle, le réservoir qui accumule de jour en jour. ‘p/Āriya-sacca’ est la vérité solide, correcte. ‘Samudaya Ariya-sacca’ est la vérité judicieuse et indéfectible sur les causes des souffrances qui avaient été stockées au cours de nos vies antérieures dans l’Alaya. Il s’agit de la Vérité sur l'origine de la re-naissance et de la mort, du samsara, de la souffrance mondaine.
II. – QUELLE EST l’ORIGINE DE LA Les souillures sont d’une manière globale au nombre de 84.000, et d’une manière restreinte constituent les dix Afflictions de base. Celles-ci engendrent un nombre infini d’Afflictions secondaires.
Les dix Afflictions de base sont : 1.- Avidité / Cupidité (p/Lobha) L’avidité est une puissante motivation
2.-Colère (p/Dosa) Quand nous rencontrons des circonstances contrariantes telle que l’avidité inassouvie, la colère apparaît comme un feu qui nous brûle intérieurement. Puis notre visage devient rouge ou pourpre, prenant un aspect grossier, nous poussant à l’agression verbale, parfois à l’utilisation de la force ou des armes pour assommer la personne qui nous a offensés. La colère sème discorde ou séparation entre parents, époux, frères et sœurs ainsi qu’entre amis ; la colère rend les gens hostiles les uns envers les autres, suscite des guerres sans fin entre humains, et fait que certains sont devenus handicapés, d’autres envoyés en prison, et d'autres perdant leur statut et fortune. L'Avatamsaka Sutra dit : "Dès qu’un soupçon de colère se lève dans l’esprit, cent mille portes karmiques s’ouvrent. " Dans les Ecritures a été noté : "Une étincelle de colère pourrait brûler en une fois des milliers de forêts de mérites." En effet, une fois embrasé dans le cœur des humains, le feu de colère peut enflammer à foison leurs mérites et leurs œuvres construits à partir de larmes et de sueurs humaines. Perspectives de la 2ème Noble Vérité selon le Vén. Ajahn Sumedho (extraits) : La Deuxième Noble Vérité établit qu’il existe une origine à la souffrance et que cette origine est l’attachement à trois sortes de désirs : la soif pour les plaisirs sensuels – kama tanha, la soif de devenir – bhava tanha et celle d’éliminer – vibhava tanha. 1.-Kama tanha est très facile à comprendre. Il s’agit de l’appétit pour les plaisirs expérimentés par l’intermédiaire des sens,
2.-Bhava tanha - C’est la soif de vouloir devenir autre chose que ce que vous êtes, à tout moment.
3.-Vibhava tanha - Lorsque nous sommes désenchantés par la soif de devenir, le souhait de se débarrasser des choses apparaît. Nous pouvons ainsi contempler vibhava tanha – le désir d'éliminer: « Je veux me débarrasser de ma souffrance… Je désire me libérer de ma colère… J’ai tendance à m’emporter et je veux que cela cesse… Je souhaite me délivrer de la jalousie, de la peur, de l’anxiété… ». Observez toutes ces manifestations de vibhava tanha. En fait, nous contemplons ce qui, en nous-mêmes, veux se défaire des choses; il ne s’agit pas d’éliminer vibhava tanha. Nous ne prenons pas parti contre le désir de « se débarrasser », pas plus que nous ne l’encourageons. Au lieu de cela, nous contemplons que c’est ainsi, c’est ce que l’on ressent quand on veut se débarrasser de quelque chose : « Je dois vaincre ma colère; je dois anéantir le mal et me débarrasser de ma convoitise – alors je deviendrai…».
L’Attachement est Souffrance Nous avons tendance à considérer que la souffrance est un sentiment, mais sentiment et souffrance sont deux choses différentes. C’est l’attachement au désir qui est souffrance.
|