headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

TẬP ĐẾ_3

TẬP ĐẾ _Đế 2 (hết)

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa


Trích Phật Học Phổ Thông

SAMUDĀYA ĀRIYA SACCA _Part 3/3

L’ORIGINE DE LA SOUFFRANCE

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

6.- Thân kiến: nghĩa là chấp thân ngũ ấm tứ đại giả hiệp này làm ta. 

Vì cái chấp sai lầm ấy, nên thấy có một cái ta riêng biệt, chắc thật không biến đổi, thấy cái ta ấy là riêng của ta, không dính dấp đến người khác, và là một thứ rất quý báu. Vì tưởng lầm như thế, nên kiếm món ngon, vật lạ cho ta ăn, may sắm quần áo tốt đẹp cho ta mặc, lo xây dựng nhà cao, cửa lớn cho ta ở, thâu góp thật nhiều của cải, đất ruộng để dành cho ta hãnh diện với mọi người. Do sự quý chuộng phụng sự cho cái ta ấy, mà tạo ra lắm điều tội lỗi, chà đạp lên bao nhiêu cái ta khác, làm cho họ đau khổ vì ta. Và thế giới trở thành một bãi chiến trường thường trực cũng vì thế. 
 


7.- Biên kiến: nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, có một thành kiến cực đoan. Biên kiến có hai lối chấp sai lầm lớn nhất là:

 

1. Thường kiến: Nghĩa là chấp rằng khi chết rồi, cái ta vẫn tồn tại mãi. Người chết sẽ sanh ra người, thú chết sẽ trở lại thú, thánh nhơn chết trở lại làm thánh nhơn. Do sự chấp ấy, họ cho rằng tu cũng vậy, không tu cũng vậy, nên không sợ tội ác, không thích làm thiện. Lối chấp này, đạo Phật gọi là "Thường kiến ngoại đạo".

 

 

2. Ðoạn kiến: Nghĩa là chấp rằng chết rồi là mất hẳn. Ðối với hạng người chấp Ðoạn kiến, thì hễ tắt thở là không còn gì tồn tại nữa; tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ không tin nhân quả luân hồi, nên mặc tình làm các điều tội lỗi. Họ tự bảo: "Tu nhơn tích đức già đời cũng chết; hung hăng, bạo ngược tắt thở cũng không còn". 

 

Có người đối trước những cảnh buồn lòng, nghịch ý, những chuyện tình duyên trắc trở, tưởng rằng chết là hết đau khổ, là giải thoát tất cả, nên họ đã không ngần ngại mượn chén thuốc độc, hay dòng sông sâu để kết liễu đời mình. Họ đâu có ngờ rằng chết rỗi vẫn chưa hết! Lối chấp này, kinh Phật gọi là "Ðoạn kiến ngoại đạo".

 

 

8-. Kiến thủ: nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình. 

Kiến thủ có hai phương diện:

1. Kiến thủ vì không ý thức được sai lầm của mình: 

Hành vi của mình sai quấy, ý kiến của mình sai lầm, nhưng vì không đủ sáng suốt để nhận thấy, nên cứ bảo thủ hành vi, ý kiến của mình, tự cho là giỏi, ai nói cũng chẳng nghe.

2. Kiến thủ vì tự ái hay vì cứng đầu: 
Biết mình làm như thế là sai, nói như vậy là dở, nhưng vì tự ái, cứ bảo thủ cái sai, cái dở của mình, không chịu thay đổi. Như ông bà trước đã lỡ theo tà đạo, nay con cháu vẫn biết đó là tà, nhưng cứ theo như thế mãi không chịu đổi. Họ cứ nói một cách liều lĩnh: "Xưa sao nay vậy", hay "Xưa bày này làm". Hay như cha mẹ trước đã lỡ làm nghề tội lỗi, đến đời con cháu, vẫn cứ bảo thủ nghề ấy không chịu thay nghề khác.

 

 

Nói rộng ra trong thế giới, có một số đông người, mặc dù thời thế đã cải đổi, tiến bộ mà họ cứ vẫn giữ lại những lề thói, cổ tục hủ bại mãi. Chẳng hạn như ở Việt Nam ta, đến bây giờ mà vẫn có những Phật tử, hễ trong nhà có người chết là giết heo bò để cúng kiến. Khi đưa đám tang, gánh theo những con heo quay to tướng, đi biểu diễn qua các đường phố; mỗi khi tuần tự hay kỵ giỗ, thì đốt giấy tiền vàng bạc, áo quần kho phướn, mỗi năm phải hội họp để cúng tế tà thần, ác quỷ, vv. Chấp chặt những hủ tục như thế, đều thuộc vào "Kiến thủ" cả. 

 

 

 

9.- Giới cấm thủ: nghĩa là làm theo lời răn cấm của ngoại đạo tà giáo. 

Nhưng sự răn cấm nầy nhiều khi thật vô lý, mê muội, dã man, không làm sao đưa người ta đến sự giải thoát được, thế mà vẫn có nhiều người tin và làm theo. Chẳng hạn như ở Ấn độ, có phái ngoại đạo lấy đá dằn bụng, đứng một chân giữa trời nắng, nằm chỗ bẩn thỉu, leo lên cao nhảy xuống, gieo mình vào lửa, hay nhảy xuống sông trầm mình để được phước.

 

 

Có đạo, mỗi năm lại bắt tín đồ giết một người để tế thần, hay như đạo của anh chàng Vô Não, phải giết một trăm người lấy một trăm ngón tay xâu làm chuỗi hạt mới đắc đạo. Những thứ cuồng tín như thế, không làm cho cuộc đời sáng sủa, mà còn làm đen tối, khổ đau thêm. 

 

 

 

10.- Tà kiến: nghĩa là chấp theo lối tà, không chân chánh, trái với sự thật, trái với luật nhân quả. 

Nói một cách khác, Tà kiến nghĩa là mê tín dị đoan, như thờ đầu trâu, đầu cọp, bình vôi, ông táo, xin xâm, bói quẻ, buộc tôm, đeo niệt, coi sao, cúng hạn, v.v.

Nói rộng ra, cả bốn món chấp trên, đều thuộc về Tà kiến cả. 

6.- Attachement à l’Ego /Satkāyadṛṣṭi

C’est l’Attachement au Corps constitué de cinq agrégats et de quatre éléments que nous croyons être notre ‘Moi’ réel. A cause de cet attachement qui est erroné, nous croyons qu’il existe une entité appelée le  ‘Moi’ inchangé et permanent que nous chérissons le plus au monde.   A cause de cette illusion,  nous gâtons ce ‘Moi’ avec les plats les plus savoureux, les vêtements les plus beaux, les maisons les plus somptueuses, nous ne cessons d’accumuler des biens, des terres à son profit. Nous chérissons tellement ce ‘Moi’ que nous commettons d’innombrables méfaits en piétinant pas mal d’autres ‘moi’, en leur infligeant maintes souffrances. Et c’est ainsi que le monde devient un champ de bataille permanent.    


7.- Attachement  à l’Idée fixe : C’est la prédilection à un camp déterminé, l’Attachement  au préjugé extrême. Les deux types d’idées fixes les plus erronées sont : 

1. v/Thường kiến: C’est la croyance que le ‘Moi’ continue à exister, même après la mort. Un être humain se réincarne en
être humain, un animal se réincarne en
animal, un saint se réincarne en saint.  De par cette illusion, on pense que s’appliquer à la pratique ne sert à rien, alors on ne craint pas les conséquences des actes négatifs, on n’affectionne pas non plus les actes positifs. C’est pourquoi le Bouddha la nomme ‘l’Attachement à la Permanence des Non-Bouddhistes.’

2. v/Ðoạn kiến: C’est la croyance qu’il n’existe rien après la mort. Aucune conséquence karmique ni positive, ni négative, ni péché ni mérite. On ne croit pas aux Lois karmiques, à la Causalité et à la Réincarnation, et on commet des péchés sans aucune retenue. On se dit : ‘Que l’on accumule des mérites durant toute la vie ou que l’on se comporte de façon violente et cruelle, après la mort, il ne subsistera plus rien.’ 

Il y a des gens qui, face aux malheurs de la vie, aux infortunes dans l’amour,  croyant  que la mort met fin à la souffrance,  n'ont pas hésité  à mettre fin à leur vie, soit au moyen du poison, soit en se jetant dans les eaux profondes. Ils n'avaient pas prévu que la mort est loin de mettre fin à la souffrance! Cet attachement, le Bouddha le nomme ‘l’Attachement au Néant des Non-Bouddhistes’

 

8-. v/Kiến thủ: C’est l’Attachement  à notre savoir  qui est erroné.

Cet attachement a deux aspects :

1. Attachement par inconscience de son erreur.
Nos comportements incorrects, nos opinions erronées, mais comme nous manquons de lucidité dans le discernement, nous persistons à préserver nos actes, nos  opinions,  et nous faisons la sourde oreille aux observations d’autrui.

2. Attachement par orgueil ou entêtement.

Tout en sachant qu’on se comporte mal, qu’on dit des choses incorrectes, par orgueil, on veut conserver ses erreurs, ses défauts et ne veut pas corriger ses torts. Comme nos aïeuls dans le passé suivaient une pratique erronée, nous continuerons  maintenant à la suivre par habitude, tout en sachant que cela est irréligieux. On se dit imprudemment : ‘tel passé, tel présent.’ Comme les parents dans le passé exerçaient par inadvertance des métiers chargés de karma négatif, nous, en tant que descendants, nous continuerons à les conserver par habitude.

Plus largement dans le monde, il y a un grand nombre de personnes qui, bien que les temps aient changé et évolué, continuent à conserver leurs habitudes, leurs coutumes désuètes.  Par exemple, au Vietnam de nos jours, il y a encore des bouddhistes qui, à chaque décès d’un membre de la famille, tuent un cochon ou une vache pour les offrandes. Lors de la procession vers le lieu de funérailles, ils défilent dans les rues en exhibant de gros cochons laqués ; A chaque anniversaire de la mort d’un parent, ils brûlent  des papiers-monnaies d'or et d'argent et des papiers-vêtements, ils organisent des fêtes annuelles avec offrandes, des sacrifices aux devins corrompus, démons, etc. Poursuivre ces mœurs arriérées, c’est ‘l’Attachement au Concept’

9.- v/Giới cấm thủ, c’est suivre aveuglément les pratiques des cultes païens.

Ces pratiques sont souvent absurdes, aveugles,  barbares et ne peuvent amener les gens à la libération ; et pourtant beaucoup de gens y croient encore et les pratiquent.   Par exemple, en Inde, certaines personnes hérétiques s’imposent des pratiques ascétiques extrêmes pour obtenir des mérites, telles posant de lourdes pierres sur le ventre, se tenant  debout sur un pied en plein soleil, se couchant dans un endroit sale, se jetant dans le feu ou dans le fleuve, s’immergeant dans l’eau.

Il existe des religions qui exigent de leurs croyants des sacrifices humains chaque année, telle la secte suivie par cet homme nommé ‘Vô Não/Sans cerveau’  qui, en vue d’obtenir la réalisation suprême, doit tuer cent êtres humains et découper cent index pour en faire un chapelet. De tels fanatismes, loin de rendre la vie plus lumineuse, ne fait que la rendre plus sombre et miséreuse.

 

10.- v/Tà kiến: Attachement à la Vision erronée, non authentique, contraire à la vérité, à la loi de causalité.

En d'autres termes, il s’agit de la pure superstition, comme la vénération de la tête du buffle, de la tête du tigre, du pot à chaux, du génie du feu,  comme le recours aux diseuses de bonne fortune, à la divination via les hexagrammes, les étoiles, etc.

En somme, les quatre autres attachements précités font partie également à l’Attachement à la Vision erronée.

 

 

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.     

 

 

[ Quay lại ]