headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 19/03/2024 - Ngày 10 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

DIỆT ĐẾ _1

DIỆT ĐẾ _Đế 3

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

NIRODHA ĀRIYA SACCA _ 3è Vérité

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

A. MỞ ÐỀ 

Sau khi giải bày đầy đủ hiện tượng nhân quả về phần nhiễm, về phương diện đau khổ xong, đức Phật liền thuyết minh các hiện tượng nhân quả về phần tịnh, về phương diện An lạc. Nói một cách khác, sau khi dạy xong Khổ đế và Tập đế, đức Phật liền dạy Diệt đế và Đạo đế. Có người chỉ thấy hai phần đầu của Tứ đế là Khổ và Tập, nên đã tưởng Phật là đạo yếm thế, bi quan. Họ cho rằng Phật giáo gieo vào lòng người sự chán đời và tuyệt vọng. Họ đã lầm lộn. Kẻ bi quan, chán đời là kẻ thấy cuộc đời xấu xa, đau khổ, mà không tìm ra phương pháp để giải thoát ra khỏi cảnh ấy, mà chỉ buông xuôi tay ngồi nhìn và khóc than, sầu khổ. Ðạo Phật không làm như thế. Ðạo Phật trình bày cho mọi người nhìn thấy cái hiện tại đen tối của mình, cái hoàn cảnh xấu xa, có nhiều sự khuyết điểm, để cải đổi nó, kiến tạo lại một cuộc sống đẹp đẽ, an vui hơn. Một giáo lý như thế, không thể gọi là yếm thế, bi quan được mà chính là yêu đời, lạc quan, vì còn tin tưởng ở khả năng kiến tạo của mình, ở tương lai tươi đẹp của mình và chúng sinh. Cảnh giới mà Ðức Phật trình bày cho chúng ta thấy ở đây là một cảnh giới hoàn toàn trái ngược với cảnh giới tối tăm, sầu khổ, đớn đau mà chúng ta đang sống. Cảnh giới ấy là cảnh giới huy hoàng, an lạc, mà chỉ những người diệt dục, hết mê mới đạt được.  Cảnh giới ấy, chúng ta sẽ nghe đức Phật trình bày trong phần Diệt đế sau đây : 

 

 

 

B. CHÁNH ÐỀ 

I. ÐỊNH NGHĨA: SAO GỌI LÀ DIỆT ĐẾ? 

Diệt là tiêu diệt, trừ diệt. Diệt ở đây tức là diệt dục vọng mê mờ, phiền não. Ðế là lý lẽ chất thật, đúng đắn do trí tuệ sáng suốt soi thấu. Diệt đế, chữ Pali gọi là "Nirodha Dukkha" tức là sự thật đúng đắn mà đức Phật đã thuyết minh về hoàn cảnh tốt đẹp mà mọi người có thể đạt được khi đã diệt hết mọi phiên não, mê mờ. Phiền não, mê mờ là nguyên nhân của đau khổ, như chúng ta đã nghe Phật thuyết trong Tập đế. 
Khổ là quả, mà Tập là nhân. Diệt khổ mà chỉ diệt cái quả thì không bao giờ hết khổ được. Muốn diệt khổ tận gốc, thì phải diệt cái nhân của nó, như muốn nhổ cái thân cây, thì phải bới cho hết cái rễ của nó ăn sâu trong lòng đất. 

Trong khi nhân quả, Phật dạy rằng: "Các ông phải biết, ví Tập nhân phiền não mới có quả khổ sanh tử, vậy các ông phải dứt trừ phiền não tập nhân. Khi đã dứt trừ rồi, lại thường nắm chắc chỗ dứt trừ cho chắn chắc, không khi nào nới bỏ. Ðến khi chứng được đạo quả Niết Bàn, thì tất nhiên tập nhân phiền não phải diệt hết, mà khổ luân hồi cũng không còn". 

Thế cho biết, muốn giải thoát tất cả phải tu hành. Mà tu hành là gì? 

-Là diệt trừ tập nhân phiền não vậy ! Diệt trừ phần nào tập nhân là đã bước đến gần giải thoát chừng ấy, như một cái phao, càng bớt dần chừng nào vật nặng dìm nó xuống, thì nó lại nổi dần lên mặt nước chừng ấy vậy. 

 

 

 

 

 

II. THỨ LỚP ÐOẠN HOẶC (Mê lầm) 

Như chúng ta đã biết trong bài Tập đế, tập nhân phiền não rất phức tạp; có thứ mong manh, cạn cợt, có thứ in sâu vào tâm thức từ lâu đời lâu kiếp rất khó dứt trừ. Do tính chất cạn sâu của các thứ phiền não ấy, nên đoạn trừ cũng phải tuần tự, theo thứ lớp.

 

 

 

 

Có hai lớp Đoạn Hoặc chính là: 

1.- Kiến đạo sở đoạn hoặc: Những mê lầm nầy, khi thấy chánh đạo mới đoạn được. Ðây là sự dứt trừ những sai lầm về phần lí trí. Những phiền não nầy thuộc loại cạn cợt gây ra bởi sự gần gũi tà sư, sự tuyên truyền tà vạy của sách vở, cùng những người tri kiến không chân chánh. Nếu gặp được Minh sư, thấy được chân lý, thì liền đoạn hết. Vì thế sự dứt trừ những phiền não nầy, gọi là "Kiến đạo sở đoạn hoặc". 

 

 

 

 

2.- Tu đạo sở đoạn hoặc: Những mê lầm nầy, khi tu đạo mới đoạn được. Ðây là sự đoạn trừ những phiền não, sâu kín, đã đâm sâu gốc rễ trong tâm thức, biến thành thói quen, như sự chấp ngã, sự say đắm nhục dục, tham, giận, kiêu căng v.v. Ðối với những thứ phiền não nầy, phải cần nhiều công phu tu hành dẻo dai, chắc chắn mới có thể đoạn trừ được. Do đó, mới gọi là "Tu đạo sở đoạn hoặc". 



 

A. INTRODUCTION

Après avoir parlé de la souffrance et de ses causes et effets, le Bouddha exprima de façon concomitante le Nirvana et sa causalité. En d’autres termes, après avoir enseigné la vérité de la souffrance, le comment et le pourquoi  de la souffrance, il  exposa aussitôt après la vérité du Nirvana et la voie de sa réalisation. Les personnes n’ayant lu que les deux premières parties des quatre Nobles Vérités pensent avoir affaire à une religion misanthrope et pessimiste. Ils croient que le bouddhisme sème le dégoût de la vie et le désespoir. Ils se trompent grandement. Les gens pessimistes estiment que la vie est laide, en souffrent, ne trouvent pas de solutions pour se libérer de la situation et se laissent aller ; ils s’en lamentent et souffrent. Le Bouddhisme ne se comporte pas ainsi. Il présente l’état négatif des conditions humaines pleines des circonstances mauvaises et indésirables, d’imperfections, en vue d’y rémédier et de reconstruire une vie plus belle et plus paisible.

Aussi, on ne peut qualifier une telle doctrine de pessimiste; au contraire, elle est positive et optimiste puisqu’elle croit à la créativité, à l’avenir rayonnant de chacun des êtres et de l’humanité.

Le tableau que peint le Bouddha est totalement contraire à celui dans lequel nous vivons.  Ce monde est magnifique, paisible et seuls ceux qui réussisent à éteindre leurs désirs, à sortir de leurs illusions, peuvent l’atteindre. Ce monde nous est présenté dans le chapitre suivant :

 

B. SUJET PRINCIPAL

I. COMMENT DEFINIR NIRODHA ĀRIYA SACCA?

Nirodha, c’est exterminer, anéantir. Ici cela veut dire transcender les désirs, éclairer les ignorances, supprimer les afflictions. Nirodha est la vérité juste et correcte, que l’esprit clair a percée et révélée. P/Nirodha Dukkha est la vérité juste, à l’aide de laquelle chacun, lorsqu’il aura supprimé les afflictions, les illusions,  peut parvenir au monde splendide que le Bouddha a dépeint, les ignorances étant les causes des souffrances comme le Bouddha l’a expliqué dans Samudaya.

La souffrance est le résultat, le réceptacle des différentes sources de la souffrance est la cause. Si nous éliminons seulement le fruit, nous ne cesserons pas de souffrir. Pour enlever un arbre, il faut creuser profondément pour en détruire toutes ses racines.

Sur les causes et les effets, le Bouddha a dit : ‘‘Vous devez le savoir ! les graines de la souffrance produisent les fruits de la souffrance ; il faut donc extirper les racines de la souffrance ; et une fois qu’on arrive à les déraciner, il faut s’y tenir et ne jamais relâcher. Atteindre le Nirvana signifie qu’on a tout cessé, et les causes de la souffrance et la souffrance de la réincarnation.’’

Pour ce faire, il faut se mettre à la pratique. Et qu’est-ce que pratiquer ?

-C’est exterminer les causes de la souffrance ! Eliminer graduellement les causes veut dire qu’on s’approche de la délivrance; plus on enlève le poids  qui engloutit une bouée, plus vite elle peut flotter.

 

 

II. LES DIFFÉRENTES COUCHES D’ELIMINATION DES IMPURETÉS

Comme nous avons vu dans le chapitre Samudaya, l’origine des souffrances est très complexe; il y a des causes fragiles, peu profondes, d’autres comme incrustées dans la conscience depuis de nombreuses existences et très difficiles à dissoudre. Vu leur nature, pour ce faire, nous devons procéder avec un certain ordre.

 

 

Il y a deux impuretés principales :

1.- Les impuretés supprimées par la Vue juste : Ces aberrations ne peuvent être éliminées que par la pratique d’une ‘voie juste’. Ici c’est l’élimination des erreurs par la raison. Ces souffrances sont superficielles et engendrées par la fréquentation de mauvais maîtres, la lecture des livres apocryphes, la rencontre des personnes dont les connaissances ne sont pas ‘justes’. Si nous fréquentons un enseignant éclairé qui nous fait découvrir la vérité, alors nous pouvons remédier à toutes les erreurs générées par la vue erronée. Voilà ce que signifie "La vue juste supprime les souillures"  

 

2.- Les impuretés épurées par la pratique : Ces illusions ne peuvent être anéanties que si nous pratiquons. C’est l’extinction des souffrances en profondeur, ayant racines dans la conscience et devenant habitudes, comme l’ego, la luxure, la cupidité, la colère, l’orgueil etc. Nous devons beaucoup pratiquer, avec tenacité et fermeté pour pouvoir y résister infailliblement. Voilà ce que signifie "La pratique efface les souillures". 

 

La traduction de ce passage a été assurée par Madame  Tâm Chân Thường. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.       

 

 

[ Quay lại ]