headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 26/12/2024 - Ngày 26 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TẬP ĐẾ_2

TẬP ĐẾ _Đế 2 (tt)

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa


Trích Phật Học Phổ Thông

SAMUDĀYA ĀRIYA SACCA_Part 2/3

L’ORIGINE DE LA SOUFFRANCE

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental


3.- Si: nghĩa là si mê, mờ ám. 

Si như là một tấm màn dày đặc, đen tối trùm lên trí huệ của ta, làm cho ta không thể nhìn thấy được sự thật, phán đoán được cái hay, cái dỡ, cái tốt, cái xấu. Do đó, ta gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi, làm hại mình, hại người mà không hay. Vì si mà lòng tham trở thành không đáy, bởi vì nếu người sáng suốt thấy cái tai hại của tham, thì người ta đã kềm hãm được một phần nào tánh tham. Vì si mà lửa sân tự do bùng cháy; nếu người sáng suốt biết cái tai hại của lửa sân thì không để cho nó hoành hành như thế. Tổ sư đã dạy: "Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì". Nghĩa là không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ mình giác ngộ chậm. Nói một cách dễ hiểu hơn: Không sợ tham và sân, mà chỉ sợ si mê. Thật đúng như thế: Nếu tham, sân nổi lên, mà có trí sáng suốt ngăn chận lại, thì tham, sân không thể tồn tại được; như khi đã có ánh sáng mặt trời lên, thì bóng tối tất nhiên phải tự tan biến.

 

 

 

 

Ba tánh tham, sân, si này, Phật gọi là ba món độc; vì do chúng nó mà chúng sanh phải chịu nhiều kiếp sanh tử luân hồi, đọa vào địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh. 
 

 

 4.- Mạn: nghĩa là tự nâng cao mình lên và hạ người khác xuống. 

Tự thấy mình là quan trọng mà khinh rẻ mọi người; ỷ mình có tiền của, tài trí hy quyền thế mà dương dương tự đức, mục hạ vô nhân, khinh người già cả, hỗn láo với người đức hạnh, chà đạp người dưới, lấn lướt người trên. 

 

 

 

Vì lòng ngã mạn cho mình là hơn hết, nên chẳng chịu học hỏi thêm, không nghe lời nói phải. Do đó, làm nhiều điều lầm lẫn sai quấy, phước lành tổn giảm, tội lỗi càng tăng, phải chịu sanh tử luân hồi không bao giờ cùng. 

 

Mạn có bảy thứ :

1. Mạn: Hơn người ít, mà nghĩ mình hơn nhiều.


2. Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người.


3. Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng.


4. Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người.

 

5. Tăng thượng mạn: Chưa chứng thánh quả mà cho mình đã chứng.

 

6. Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói rằng thua ít.

7. Tà mạn: Người tu về tà đạo, được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết được đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người.
 

 

5.- Nghi: nghĩa là nghi ngờ, không có lòng tin. 

Người nghi ngờ không làm nên được việc gì hết. Ðối với người thân trong gia đình, họ không tin cậy giao phó công việc; đối với bạn bè, họ nghi ngờ tất cả mọi thiện chí. Ngay đối với mình, họ cũng không tự tin nữa. Ðã không tự tin, họ còn gây hoang mang cho người chung quanh, làm cho người thế gian ngã lòng, thối chí. 
Ðối với đạo lý chân chánh, họ cũng không hăng hái tin theo. Những pháp tu giải thoát và các điều phước thiện, họ do dự không làm. 

 

 

 

 

Nghi có ba phương diện :

1. Nghi tự : nghĩa là nghi mình. Chẳng hạn như nghe chư Tăng bảo: "Tu hành sẽ được giải thoát", nhưng lại tự nghi rằng: "Chẳng biết mình tu có được không?". Vì lòng do dự nghi ngờ ấy, nên không tu.


2. Nghi pháp : nghĩa là nghi phương pháp mình tu. Chẳng hạn như nghe kinh Di Ðà nói: "Người chí tâm niệm Phật, từ một ngày cho đến bảy ngày, được nhất tâm bất loạn, đến khi lâm chung sẽ được Phật Di Ðà tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc"; nhưng họ lại nghi ngờ "Phương pháp ấy không biết có kết quả đúng như vậy không?" Do sự nghi ngờ đó mà không tu.

 

 

 

 

3. Nghi nhơn : nghĩa là nghi người dạy mình. Như có người dạy rằng: "Làm lành sẽ được phước, làm ác sẽ bị tội"; nhưng lại nghi rằng: "Chẳng biết người này nói có thật không". Do sự nghi ngờ ấy mà không làm.


 

Tóm lại, tánh nghi ngờ làm cản trở sự tiến triển của mình, ngăn ngại mọi công tác hữu ích và  làm cho cuộc đời không vượt ra khỏi cảnh tối tăm khổ sở. 

 

 


3.- v/Si en vietnamien veut dire l’ignorance, l’illusion.

L’ignorance est comme un rideau épais, obscur qui couvre tout notre esprit clair. Elle ne nous permet pas de voir la réalité des choses telle qu’elles sont, de distinguer le bon, le mauvais, le bien, le mal. Pour cette raison, nous commettons d’innombrables erreurs, faisons du tort à nous-mêmes et aussi à autrui sans nous en apercevoir. C’est par l’ignorance que l’avidité devient sans limite, car si on est conscient des effets néfastes de l’avidité, on l’a déjà en partie maîtrisée. A cause de l’ignorance, les flammes de la colère brûle librement ; une personne clairvoyante est consciente des effets destructeurs de la colère et ne la laisse pas ainsi tant ravager. Nos Anciens ont dit : ‘Pas de crainte de l’avidité et de la colère, mais plutôt de la prise de conscience lente de l’éveil’. Pour une meilleure compréhension, disons que l’avidité et la colère ne sont pas à craindre, mais seulement l’ignorance. Il est vrai que lorsque l’avidité et la colère montent, si la sagesse est présente, elle va les dissiper exactement comme à l’apparition de la lumière du soleil, l’obscurité disparaît tout naturellement.

Le Bouddha a dit que l’avidité, la colère et l’ignorance sont les trois poisons de l’esprit; c’est à cause d’eux que l’homme devra subir de nombreux  cycles  de renaissances, parfois dans les mondes de l’enfer, des esprits faméliques et des animaux.

 

4.- L’orgueil  veut dire se sentir supérieur et rabaisser les autres.

On se considère comme étant le plus important et l’on méprise tout le monde. Se basant sur ses richesses, ses capacités intellectuelles et ses pouvoirs, l’on devient orgueilleux, hautain, dédaignant tout le monde, méprisant  les personnes âgées, irrespectueux envers les personnes vertueuses, écrasant les personnes ‘inférieures’, opprimant les personnes ‘supérieures.’

La fierté d’être supérieure aux autres empêche la volonté de s’améliorer et d’écouter les paroles justes. Ainsi, en commettant beaucoup d’erreurs, les mérites diminuent, les fautes s’accumulent, et on devra subir sans fin le cycle des renaissances.

 

Les sept formes de l’orgueil :

1. L’orgueil : on se croît bien supérieur aux autres alors qu’on les surpasse à peine.

2. La vanité : on se croît bon et meilleur en opprimant les autres.

3. L’arrogance : être égal mais croyant être supérieur aux autres, alors que d’autres personnes bien supérieures à soi sont considérées comme égales.  

4. L’orgueil surpassant l’orgueil : les autres sont bien supérieurs à nous, mais nous nous considérons bien meilleurs qu’eux.

5. L’orgueil suprême : n’obtenant pas encore l’éveil mais se disant déjà totalement éveillé.

6. L’orgueil d’infériorité : les autres nous surpassent énormément mais nous admettons d’être légèrement inférieurs.

7. L’orgueil perverti : les gens qui suivent la voie erronée, avec l’acquisition de quelques pouvoirs supra-naturels et connaissances sur le passé, présent et futur, deviennent prétentieux envers autrui.

 

5.- Le doute veutdire se méfier, ne pas avoir confiance.

Une personne méfiante ne peut rien faire. Vis-à-vis des proches de la famille, elle n’a pas de confiance dans le partage des tâches ; vis-à-vis des amis, elle doute de toutes leurs bonnes volontés. Même vis-à-vis d’elle-même, elle n’a pas réellement confiance en elle. Dans le doute, elle se pose beaucoup de questions  sur elle-même, créant dans son entourage une atmosphère remplie de désarroi, de démoralisation, de découragement. Vis à vis de la voie de la sagesse, elle n’est pas motivée à la suivre. Concernant les pratiques conduisant à la libération de soi et les pratiques des dons, comme elle hésite, elle ne les pratique pas.

 

Il y a trois types de doute :

1. Doute sur soi-même : comme par exemple, en entendant annoncer les moines : « Pratiquer pour être libéré », alors on doute qu’il soit possible pour soi d’atteindre l’Eveil ? ». A cause d’hésitation et de doute, on ne daigne pas se mettre à la pratique.

 

2. Doute sur le Dharma : ilveut dire ne pas avoir confiance dans sa méthode de pratique. Comme par exemple, dans Amitabha Buddha Sutra, a été stipulé ceci : « Si la personne invoque le nom de Bouddha d’un jour à sept jours avec pleine conscience, à sa mort le Bouddha Amitabha apparaît et la guide à renaître dans la Terre Pure. » En doutant de la véracité sur ce Dharma, on n’aura certes pas le cœur à le pratiquer.

 

3. Doute sur la personne : il veut dire ne pas avoir confiance en la personne qui nous a instruits. Par exemple suite à l’enseignement d’un sage qui assure que : ‘les bonnes actions seront récompensées et les mauvaises actions seront punies’, certains doutent : ‘Ce qu’il a dit est-il vrai ou non ?’. A cause de ce doute, l’on ne daigne pas se mettre à l’entraînement.

 

En résumé, le doute constitue un frein à notre progression. Il empêche toutes actions bénéfiques et ne nous permet pas de libérer notre vie de son cadre ténébreux et miséreux.

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr Tuệ Nhật. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.

 

 

[ Quay lại ]