headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 08/09/2024 - Ngày 6 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KHỔ ĐẾ_2

KHỔ ĐẾ- Phần 2/5

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

DUKKHA ARIYA SACCA-Part 2/5

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

2.- TÁM KHỔ

Nếu chúng ta phân tích tỉ mỉ hơn, thi cái khổ của thế gian có thể chia ra làm tám loại. Tám loại này tựu trung cũng không ngoài ba khổ kia.

Tám loại khổ: sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ. Dưới đây chúng tôi nói rõ thêm về tám nỗi khổ ấy.

 

 

 
a.- Sanh khổ:

Sự sanh sống của con người có hai phần khổ: Khổ trong lúc sanh, khổ trong đời sống.

 

- Khổ trong lúc sanh. Người sanh và kẻ bị sanh đều khổ cả. Khi người mẹ mới có thai là đã bắt đầu biếng ăn, mất ngủ, nôn ọe, dã dượi, bần thần... Thai mỗi ngày mỗi lớn, thì người mẹ mỗi ngày mỗi mệt mỏi, nặng nề, đi đứng khó khăn, làm lụng chậm chạp. Đến khi gần sanh, sự đau đớn của người mẹ không sao nói xiết.

 
Dầu được thuận thai đi nữa, mẹ cũng phải chịu dơ uế nhiều ngày, yếu đuối nhiều tháng, vi tinh huyết hao mòn, ngũ tạng suy kém.
 

Còn rủi bị nghịch thai, thì mẹ phải bị mổ xẻ, đau đớn nhiều nữa. Có khi sau một lần sinh bị

giải phẩu, mẹ phải chịu tật suốt đời.

Còn con, từ khi mới đầu thai cho đến lúc chào đời, cũng phải chịu nhiều điều khổ sở. Trải qua chín tháng mười ngày, con bị giam hãm trong khoảng tối tăm, chật hẹp, còn hơn cả lao tù! Mẹ đói cơm, khát nước, thì con ở trong thai bào lỏng bỏng như bong bóng phập phều. Mẹ ăn no thì con bị đè dưới thớt cối, khó bề cựa quậy.

 

Đến kỳ sinh sản, thân con phải chen qua chỗ chật hẹp như bị đá ép bốn bề, nên khi vừa thoát ra ngoài, liền cất tiếng khóc vang: "khổ a! Khổ a!". 

 

Thật đúng như hai câu thơ của Ôn Như Hầu:


     « Thảo nào khi mới chôn nhau,

     mang tiếng khóc ban đầu mà ra! »

 

 

 - Khổ trong đời sống. Về phương diện vật chất, hay tinh thần, đời sống đều có nhiều điều khổ sở.

Về vật chất, con người đòi hỏi những nhu cầu thiết yếu như món ăn, thức uống, đồ mặc, nhà ở, thuốc men.

Muốn có những nhu cầu ấy, con người phải cần lao kham khổ, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới mua được chén gạo, bát cơm, manh quần, tấm áo. Về nhà ở, thì có khi suốt đời vất vả làm lụng, vẫn không đủ sức tạo được một ngôi nhà nho nhỏ.

 

 Nhưng chẳng phải đợi đến cảnh đói khát mới gọi khổ; ăn uống thất thường, thiếu thốn cũng đã là khổ rồi.

Chẳng đợi phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, hay ăn lông ở lỗ mới gọi là khổ; áo quần không đủ ấm, nhà cửa không che được nắng mưa, cũng đã là khổ rồi.
 

Nhưng nào phải chỉ có những người nghèo hèn mới khổ đâu ?  Người giàu có cũng cứ khổ như thường: muốn có tiền, tất phải thức khuya dậy sớm, buôn tảo bán tần, đầu tắt mặt tối trong công việc, đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được, chứ đâu phải tiền bạc ở trên hư không rơi xuống cho đâu! Đó là còn chưa nói đến những nỗi khổ vật chất bất thường khác nữa mà không ai có thể tránh khỏi được.




Về phương diện tinh thần, đời người cũng có nhiều điều khổ nhục, có nhiều khi còn đau khổ hơn cả những thiếu thốn vật chất. Không nói gì nhiều, chỉ xin đơn cử ở đây một thí dụ về nỗi khổ trong sự học hỏi. Muốn tìm lẽ phải, chơn , đạo đức, tất phải gia công học hỏi nhiều năm cả về phương diện thuyết lẫn thực nghiệm. Về lý thuyết ta học trong sách vở với thầy với bạn hay tự học. Về thực nghiệm, ta học giữa đời trong lúc tiếp xúc với mọi người. Nhưng dù lý thuyết hay thực nghiệm ta cũng gặp lắm điều khổ sở, khó khăn. Như học lý thuyết với thầy ở trường, lắm khi gặp bài khó, lại thêm thầy giảng dạy quá cao, học trò không thu nhận được gì hết, thế là người giận kẻ buồn, khổ tâm quá !





Còn tự học ở nhà với quyển sách trơn, có lúc gặp đoạn văn mắc mỏ, lại không đủ tài liệu tra cứu thêm, bị bít lối ra, rồi khởi tâm tức giận buồn phiền, cũng là khổ. Về sự học thực nghiệm ở đời, lắm khi cũng phải trả một giá rất đắc. Ta sẽ bị người này phỉnh gạt, người kia áp bức, kẻ nọ oán thù, kẻ kia khinh bỉ... bao nhiêu hạng người là bấy nhiêu tâm tánh. Và hiểu đời được một phần nào là ta phải chịu đựng biết bao nhục nhằn, khổ đau.

Tóm lại, về vật chất hay tinh thần, sự sống mang

theo nhiều cái khổ. Sanh khổ là thế.

 

2 - HUIT TYPES DE SOUFFRANCES 

Si nous approfondissons l’analyse, la souffrance du monde peut être divisée en huit catégories regroupées en trois principales souffrances mentionnées précédemment.

Il existe huit sortes de souffrances: la naissance, la vieillesse, la maladie, la mort, la douleur de la séparation des êtres que l’on aime, le désespoir de ne pas obtenir ce que l’on désire, le malheur d’être uni à ceux que l’on déteste, la souffrance des êtres composés de cinq agrégats.

 
a) Souffrance de la Naissance:

 La naissance de la vie humaine comporte une double souffrance: la souffrance lors de l'accouchement  et la souffrance dans la vie elle-même.
- La Souffrance lors de l'Accouchement. La mère qui accouche et l’enfant né souffrent tous les deux. Quand une mère est enceinte, elle  commence à connaître le problème de l’appétit, l’insomnie, la nausée, la lassitude, l’abattement... Plus
le foetus grandit, plus  la mère est  fatiguée et lourde, plus elle éprouve des difficultés à marcher et à travailler.  Sa souffrance atteint le paroxysme à la veille de l’accouchement.
Même si l’accouchement se passe bien, la mère doit malgré tout supporter les salissures pendant plusieurs jours ainsi que l’épuisement pendant plusieurs mois.

Si l’accouchement se passe mal, une opération sur la mère devient nécessaire pour permettre l’accouchement et il arrive qu’après cette opération, elle soit affligée d’incapacité permanente.
Quant au bébé, de la transmigration à
la  naissance il doit véhiculer également beaucoup de souffrance. Durant les neuf mois et dix jours, le foetus est confiné dans l'obscurité et à l'étroit, c’est pire que la prison !  Si la mère a faim ou soif, le fœtus est balloté comme le ballon. Si la mère a beaucoup mangé, le fœtus est comme écrasé sous la meule et se meut difficilement
.

Lors de l’accouchement, le nouveau né doit se faufiler à travers des espaces confinés comme entre les murailles de pierre. C’est pourquoi lorsqu’il parvient à s’échapper à l’extérieur, il pleure à grands cris: ‘‘khổ a !’’ dont l’expression phonétique vietnamienne signifie " Douleur,  souffrance ! ".

Cela rappelle les deux versets de Ôn Như Hầu:
     
Il n’est pas surprenant d’entendre à notre enterrement,
     Les même pleurs et sanglots qu’à la naissance !

 

-La Souffrance dans la Vie.  Que ce soit sur le plan  matériel ou spirituel, la vie comporte beaucoup de souffrances.

 Sur le plan  matériel, les humains ont des besoins fondamentaux à satisfaire : nourriture, boissons, vêtements, abris, médicaments.  

Pour satisfaire ces besoins, ils doivent travailler durement, suer et verser des larmes pour s’octroyer un bol de riz ou des vêtements. Quant au logement, il arrive que même si l’on trime durement toute sa vie, on ne puisse même pas acquérir une petite maison.

Il ne faut pas nécessairement être acculé à la faim pour connaître la souffrance ; manger d’une manière irrégulière et en quantité insuffisante est déjà la souffrance.

Nul besoin de sombrer dans des cas extrêmes comme se trouver sans logement ou sans vêtement pour connaître la souffrance ; ne pas avoir  de vêtements chauds en suffisance, avoir un logement qui nous protège mal de la pluie ou du soleil, c’est déjà la souffrance.
Ne pensez pas qu’il n’y a que les pauvres qui souffrent. Les riches souffrent tout autant. Par exemple, pour s’enrichir, il faut veiller très tard et se lever très tôt le lendemain, travailler durement jour et nuit et beaucoup suer pour en gagner juste quelque peu d’argent, car celui-ci ne tombe pas du ciel. C’est bien tout cela sans vouloir mentionner les autres malheurs physiques auxquels personne ne peut échapper.

 

Sur le plan psychique, la vie comporte aussi des aspects douloureux et humiliants, parfois pires que la privation matérielle. Prenons un exemple simple : la souffrance dans la quête spirituelle. Dans la recherche de la vérité, dans le perfectionnement des vertus, nous devons passer des années à étudier, tant sur le plan théorique que sur le plan empirique.  Sur le plan théorique, nous étudions dans les livres, avec un maître enseignant ou bien en autodidacte. Sur le plan empirique, nous apprenons par la vie et les relations avec les gens. Que ce soit sur un plan ou sur l’autre, nous rencontrons difficultés et souffrances. Il arrive qu’en étudiant la théorie avec un enseignant, nous soyons, à un moment donné bloqué, le niveau enseigné étant trop élevé, au-delà de notre compréhension, et nous n’assimilons plus rien. D’où colère de la part de l’enseignant et souffrance et tristesse pour l’apprenti.

Quant à l’étude autodidacte avec des livres, il arrive que nous soyons bloqués par un passage
difficile, et qu’il n’y ait pas d’issue, d’où colère, tristesse et souffrance. Quant à l’étude empirique de la vie, le prix en est parfois très lourd. On est trompé par certains, opprimé par d’autres et haï ou méprisé par d’autres encore…Il y a tant de gens différents et tant de caractères différents. Et comprendre ne serait-ce qu’une petite partie de la vie signifie que nous sachions endurer un grand nombre d’humiliations et de souffrances.

En résumé, sur le plan matériel ou spirituel,
la vie comporte maintes souffrances. Telle est la souffrance de la naissance et de la vie.

 

La traduction de ce passage a été assurée par Mr  Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.     

 

[ Quay lại ]