headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 28/03/2024 - Ngày 19 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

KHỔ ĐẾ_1

KHỔ ĐẾ - Phần 1/5

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

DUKKHA ARIYA SACCA Part 1/5

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

ĐỜI LÀ MỘT BIỂN KHỔ ĐẦY MỒ HÔI VÀ NƯỚC MẮT

Có một số người cho rằng đời là một bữa tiệc dài, không hưởng thụ cũng uổng. Do đó, họ không để lỡ một dịp nào có thể đem lại cho họ những khoái lạc vật chất. 

Nhưng họ không ngờ rằng những khoái lạc ấy điều là giả dối, lừa phỉnh, chẳng khác gì cái khoái lạc mong manh của người khát mà uống nước mặn, càng uống lại càng khát; và cổ họng, sau cái phút uống vào, lại thêm đắng chát.


Khế kinh có câu: "Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển". Thật thế! Cõi đời không vui, coi đời toàn là khổ.

Những nỗi vui, nếu có, cũng chỉ là tạm bợ, hào nhoáng như một lớp sơn bên ngoài mà thôi; chứ bản chất của cõi đời là đau khổ.

Cõi đời là một biển đầy mồ hôi và nước mắt, trong ấy chúng sinh đang bơi lội, hụp lặn, chìm nổi, trôi lăn... Đó là sự thật. Nhưng sự thật ấy, không ai nhìn thấy một cách tường tận và nói lên một cách rõ ràng như đức Phật đã nói trong Khổ đế, phần thứ nhất của Tứ Diệu đế.

 

I.- ĐỊNH NGHĨA CHỮ KHỔ ĐẾ

"Khổ " do chữ Dukkha/p mà ra. "Duk" nghĩa là khổ; "kha" là chịu đựng, khó kham nhẫn. Dukkha nghĩa là đắng; nghĩa rộng là những cái gì làm cho mình khó chịu, mình đau đớn như ốm đau, đói khát, buồn rầu, sợ hãi, vv." Đế " là một sự thật vững chắc, đúng đắn, hoàn toàn, cao hơn cả.

"Khổ đế " là sự thật đúng đắn, vững chắc, cao hơn cả về sự khổ ở thế gian. Sự thật nầy rõ ràng, minh bạch, không ai có thể chối cãi được.

Dưới đây, chúng ta hãy nghe đức Phật giải bày một cách tường tận, sâu sắc, tỉ mỉ về sự khổ của thế gian.


II.- LUẬN VỀ KHỔ ĐẾ CỦA THẾ GIAN

Kể cho hết cả sự khổ ở thế gian, thì không bao giờ cùng. Song căn cứ theo kinh Phật, có thể phân loại ra làm ba thứ khổ (Tam Khổ) hay tám thứ khổ (Bát Khổ).

1.- BA KHỔ -Ba thứ khổ là: khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.

a.- Khổ khổ:

Cái khổ chồng chất lên cái khổ, bản thân đã là khổ, mà hoàn cảnh chung quanh lại đè lên bao cái khổ khác. Đó là "Khổ khổ". 

Thật thế, mỗi một chúng sanh, tự mình đã là nạn nhân của bao nhiêu cái khổ, cái xấu xa; thân thể là một bầu thịt xương dơ bẩn, nếu một vài ngày, không săn sóc, rửa ráy, thì thối tha không thể chịu đựng được.
Hơn nữa, cái thân ấy cũng không bền chắc, mà trái lại rất mong manh: khát nước độ ba ngày, ngạt thở độ năm phút, đứt một mạch máu, bị nhiễm một số vi trùng độc...thế là mạng vong.

Lại trên cái khổ sống chết bất ngờ mà con người không làm chủ được, còn nhiều cái khổ khác nữa chất chồng, không sao tránh khỏi được như bệnh tật, đói khát, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, áp bức, sưu cao thuế nặng vv... Vì thế nên gọi là "khổ khổ".

 b.- Hoại khổ:

Trong Khế kinh chép: "Phàm vật có hình tướng đều phải bị hoại diệt". Thực thế, vạn vật trong vũ trụ đều bị  luật vô thường chi phối, không tồn tại mãi được. Cứng rắn như sắt đá, lâu năm cũng mục nát; to lớn như trái

đất, mặt trăng, mặt trời lâu ngày cũng tan rã. Yếu ớt, nhỏ nhen như thân người, thọ mạng sống lại càng ngắn ngủi, phù du! 

Cái búa tàn ác của thời gian đập phá tất cả; mỗi phút mỗi giây ta sống, cũng là mỗi phút mỗi giây ta đang bị hủy hoại. Và dù ta có sức mạnh bao nhiêu, quyền thế bao nhiêu, giàu có bao nhiêu cũng không thể cản ngăn, chống đỡ không cho thời gian hủy diệt đời ta.

Ta hoàn toàn bất lực trước thời gian. Thật là khổ sở, tủi nhục, đớn đau!


c.- Hành khổ:

Về phương diện vật chất, ta bị ngoại cảnh, thời gian chi phối, phá hoại. Còn về phương diện tinh thần, ta cũng không hề tự chủ, yên ổn, tự do được. Tâm hồn ta thường bị dục vọng dằn vặt, lôi kéo, thúc đẩy từng phút từng giây. Tư tưởng ta cũng luôn luôn biến chuyển nhảy vọt lăng xăng từ chuyện này sang chuyện khác, như con ngựa không cương, như con vượn chuyền cây, không bao giờ dừng nghỉ. Thật là đúng như lời Phật dạy: "tâm viên, ý mã".

Nếu xét sâu xa hơn nữa, ta sẽ thấy tâm hồn ta còn bị cái phần bên trong kín sâu, nằm dưới ý thức, là phần tiềm thức chi phối, sai xử một cách vô cùng mãnh liệt trong mỗi ý nghĩ, cử chỉ, hành động của chúng ta. Ta giận, ta thương, ta ghét, ta muốn thứ này, ta thích thứ kia, phần nhiều là do tiềm thức ta sai xử, ra mệnh lệnh. 

Nói tóm lại, ta không được tự do, ta bị chi phối bởi những ý tưởng, dục vọng, tiềm thức, và luôn luôn chịu mệnh lệnh của chúng ; đó là "Hành khổ".



 

LA VIE EST UNE MER DE SOUFFRANCE ET DE LARMES

Les personnes hédoniques croient que la vie est un  long festin dont il convient de profiter. Par conséquent, elles ne laissent pas passer la moindre occasion qui pourrait leur procurer des plaisirs sensuels et matériels.

Mais elles ne s'attendent pas à ce que ces plaisirs soient illusoires, faux, trompeurs, rien de plus que le plaisir fugace de quelqu’un avalant de l’eau salée afin de calmer sa grande soif ;  plus il boit, plus il a soif et plus sa gorge est sèche et âcre…

Dans les Sutras, on trouve la citation suivante: "Les larmes des  humains sont plus abondantes que l’eau de la mer". En effet,  la vie est pleine de souffrance. 

Les joies ne sont qu’éphémères, brillent comme une couche extérieure de peinture, car  la vie par essence  est souffrance.

Considérer la vie comme une mer pleine de sueur et de larmes, dans laquelle les humains
nagent, immergés ou émergés, emportés par le courant… C’est la Vérité. Mais cette vérité, personne ne l'a vue d'une manière aussi approfondie et décrit aussi  clairement que le Bouddha  en parlant de Dukkha, la première des Quatre Nobles Vérités.

I.– DEFINITION DU MOT p/DUKKHA
"Duk" signifie souffrance, "Kha" est endurance.  Dukkha signifie amertume ; au sens large tout ce qui nous amène peine, douleur, ou souffrance telles que la maladie, la faim et la soif,  la tristesse, la peur, etc.
"Ariya Sacca" est une vérité noble, juste, complète et  transcendante. 

 

Dukkha Ariya Sacca est la vérité juste, noble nettement transcendante à toutes les souffrances dans le monde. Cette vérité est évidente, transparente, et personne ne peut la nier.
Ci-après,
nous allons écouter le Bouddha expliquer d’une manière approfondie, perspicace et méticuleuse la souffrance du monde.


II - COMMENTAIRES A PROPOS DE LA SOUFFRANCE DU MONDE

Les souffrances dans le monde se comptent à l’infini. Mais sur la base des sutras, elles peuvent être classées en Trois Types de Souffrances  ou Huit Types de Souffrances.

1.- TROIS TYPES DE SOUFFRANCES 

 a.- Souffrance liée à l’existence (Khổ khổ):

La souffrance s’ajoute à la souffrance, notre corps en soi est source de souffrance. A cela s’ajoutent d’autres souffrances causées par notre environnement extérieur. C’est la Souffrance liée à l’Existence. 
En effet, chaque humain est susceptible d’être victime de tant de souffrances. Notre corps est un magma de muscles et d’os qui va dégager une odeur insupportable s’il  n’est pas lavé pendant quelques jours. De plus, ce corps est tellement fragile qu’il succombera facilement s’il ne boit pas d’eau au-delà de trois jours, s’il ne peut respirer au-delà de cinq minutes,
 s’il est victime d’un accident vasculaire ou infecté par certains microbes virulents...
En dehors de la mort subite sur laquelle l’humain n’a pas de prise, il existe d’autres souffrances inévitables qui s’accumulent telles que la maladie,
la famine, les inondations, les incendies, les guerres, l'oppression, la fiscalité oppressante…
Tout cela est la Souffrance liée à l’Existence.

 b.- La Souffrance due à l’Impermanence:

 Dans les Écritures, il est dit: «Tous les êtres vivants et phénomènes ayant une forme sont condamnés à périr." En effet, tout dans l'univers subit la loi  universelle de l'impermanence, rien ne peut exister indéfiniment. Tout ce qui est dur comme le fer ou la pierre, après des années finira par se désagréger. Tout ce qui est grand comme la terre, la lune et le soleil finira également par se désintégrer un jour.  Quant au corps humain qui est si petit et si fragile, sa durée de vie est d’autant plus courte et éphémère!

Le  marteau du temps détruit tout sans pitié,  chaque seconde que je vis est une seconde de dégénérescence. Et peu importe combien les humains sont forts, puissants et riches, rien n’arrête la destruction du temps. Nous sommes totalement impuissants devant le temps. C’est vraiment le malheur, l'humiliation, la souffrance !

c- La Souffrance générée par nos Formations Mentales :

Sur le plan matériel, nous sommes conditionnés par l’environnement, le temps, et nous en souffrons.  Sur le plan spirituel, nous ne sommes même pas en état de connaître l'autonomie, la tranquillité et la liberté. Nos cœurs sont souvent tourmentés à tout instant par les désirs sensuels. Nos pensées ne nous laissent aucun répit, passant sans arrêt d’une chose à l’autre, comme un cheval débridé, comme un singe sautant d’un arbre à l’autre, jamais au repos. Tout cela est conforme aux enseignements du Bouddha: "Cœur de singe, mental du cheval".

Si nous nous examinons plus en profondeur, nous verrons que notre âme est conditionnée,
influencée fortement par une zone sous corticale, l’inconscient qui commande fortement chacune de nos pensées et chacune de nos actions. Nous sommes
en colère, nous aimons, nous haïssons, nous voulons ceci, nous préférons cela, principalement du fait de notre subconscient qui dicte ses ordres.

En résumé, nous ne sommes pas libres, nous sommes menés par les idées, les désirs sensuels, l’inconscient qui nous donnent des ordres et tout cela est "La Souffrance générée par nos Formations Mentales ".

Notes.  Perspectives de la souffrance selon le Bhikkhu Ajahn Sumedho (Theravāda) :

1) Perception de la souffrance selon le Bouddha et son application dans la vie de tous les jours.

 Il est important de contempler la façon dont est formulée la Première Noble Vérité. Celle-ci est exprimée très clairement par « Il y a la souffrance » plutôt que  par « Je souffre ».

« Je souffre » a toujours le sens de « Je suis quelqu’un qui souffre énormément.  De ce fait, tout un processus d’association se met en route. Tout devient très confus, car le sentiment que ces problèmes et ces pensées sont les nôtres nous conduit facilement à vouloir nous en débarrasser ou à porter des jugements critiques sur nous-mêmes. Nous avons tendance à nous attacher et à nous identifier plutôt que d’observer, d’être témoin et de comprendre les choses telles qu’elles sont.

Tout bouddhiste doit apprendre à considérer simplement l’angoisse mentale ou la douleur physique et la voir en terme de Dukkha plutôt qu’en terme de misère personnelle, et ne pas réagir selon une habitude conditionnée. 
Cette perception,  centrée sur la matière à réflexion : « Ceci est souffrance, dukkha », et non pas sur la personne (son propre soi)  est la bonne attitude à adopter quand on observe le Dharma.
Cette perception bouddhique est à utiliser pour notre développement intérieur. Nous pouvons l’appliquer aux situations banales de notre vie, à nos obsessions ordinaires, à nos attachements. La pratique consiste à travailler avec toutes les petites contrariétés de la vie quotidienne. Il suffit d’observer la façon dont nous pouvons être blessés, vexés, dérangés ou irrités par les voisins,  par la façon dont vont les choses ou par nous-mêmes.

2) Observer et Etudier la souffrance
(et non pas chercher à la fuir ou s’en débarrasser)
 Par ailleurs, dukkha représente quelque chose qu’il s’agit d’observer,  de comprendre et d’accepter,  et non simplement d’essayer de s’en débarrasser.  La réaction habituelle d’un individu ordinaire, dès qu’une chose le dérange ou l’ennuie, est de vouloir s’en défaire ou la supprimer.

Le bouddhisme nous encourage à comprendre
la souffrance, à vraiment l’étudier, et à accepter notre souffrance,  dans la sensation de douleur physique comme dans le désespoir et l’angoisse, dans la haine et l’aversion – quelque forme qu’elle prenne, quelle qu’en soit la qualité, qu’elle soit terrible ou insignifiante. C’est ainsi que nous réalisons la compréhension profonde de la souffrance.

 

[ Quay lại ]