headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 22/11/2024 - Ngày 22 Tháng 10 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KHỔ ĐẾ_3

KHỔ ĐẾ - Phần 3/5

TỨ DIỆU ĐẾ

HT. Thích Thiện Hoa

Trích Phật Học Phổ Thông

DUKKHA ARIYA SACCA_Part 3/5

QUATRE NOBLES VERITES

Grand Vén. Thích Thiện Hoa

Extrait du Bouddhisme Fondamental

b.- Lão khổ:

Ca dao có câu:

   « Già nua là cảnh điêu tàn,

   Cây già cây cỗi, người già người si. »

Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, tinh thần suy kém, nên khổ thể xác lẫn tinh thần.


 

- Khổ thể xác. Càng già, khí huyết càng hao mòn. Bên trong, ngũ tạng, lục phủ càng ngày càng mỏi mệt, hoạt động một cách yếu ớt. Bên ngoài các giác quan dần dần hư hoại, như mắt mờ, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi đớ, tay chân run rẩy, đi đứng khó khăn, việc cũng nhờ vả kẻ khác.

 

Đã vậy, mỗi khi thời tiết xoay trở thì cảm nhiễm theo khí hậu mà đau, như trời mới nắng thì đã sốt, trời mới mưa thì đã rét, vv. Không chút gì gọi là vui thú cả!

- Khổ tinh thần. Người xưa có nói: "Đa thọ, đa nhục". Thật thế, tuổi nhiều, nhục lắm! Càng già thân thể càng suy kém thì trí tuệ cũng càng lu mờ. Do đó, sanh ra lẫn lộn, quên trước, mất sau, hành động như kẻ ngây dại: ăn dơ, uống bẩn; nói năng giống người mất trí; ăn rồi bảo chưa ăn, chưa ăn bảo ăn rồi; có khi lại còn chửi bới, nói nhảm nhí làm trò cười cho lũ trẻ. Thật đúng là "Lão khổ".



 

c.- Bệnh khổ:

Hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổ sở không gì hơn là cái đau! Đã đau, bất luận là đau gì, từ cái đau lặt vặt như đau răng, nhức đầu, đến cái đau trầm trọng như phung, lao vv. đều làm cho con người phải rên xiết, khổ sở, khó chịu. Nhất là những bệnh trầm kha (lâu ngày khó chữa), thì lại càng hành hạ xác thân, đắng cơm, nghẹn nước, cầu sống không được, cầu chết cũng không xong, oan oan, ương ương, thật là khổ não. 

Thân đã đau, mà tiền lại hết. Có nhiều người sau một trận đau, chỉ còn hai bàn tay trắng! Cho nên ngạn ngữ có câu: "Không đau làm giàu biết mấy". Ngoài ra, bệnh tật lại còn làm cho lục thân quyến thuộc buồn rầu, lo sợ. Mỗi lần trong nhà có người đau, thi cả gia quyến đều rộn rịp, băn khoăn ngồi đứng không yên, quên ăn quên ngủ, biếng nói, biếng cười, bỏ công ăn việc làm. Thật đúng là "Bệnh khổ".

 

 

 d.- Tử khổ:

Trong bốn hiện tượng của vô thường; sanh, già, bệnh, chết thì "chết" là cái làm cho chúng sanh kinh hãi nhất.

Con người sợ chết đến đỗi ở trong hoàn cảnh sống thừa, đáng lẽ không nên sống làm gì nữa, thế mà nghe nói đến cái chết, cũng sợ không dám nghĩ đến.

Những người xấu số bị bịnh nan y như ung thư, bịnh hủi, sống thêm một ngày là khổ thêm một ngày, thế mà những người bạc phước ấy cũng vẫn muốn sống mà thôi.

Cái chết làm khổ con người như thế nào mà ai cũng sợ hãi thế?

 - Về thân xác: Có mục kích một người bệnh khi hấp hối bị hành xác rồi mới biết cái chết là đáng sợ. Người sắp chết, mệt ngột không ngằn, trợn mắt, méo miệng, giựt gân chuyển cốt, uốn mình, giăng tay, bẻ chân...
Trong lúc ấy tai hết nghe, mắt hết thấy, mũi hết thở, miệng hết nói. Rờ thử vào người chết, thì thấy lạnh ngắt như đồng, thân cứng đơ như gỗ. Xác chết dần dần sình lên, trông rất ghê tởm; nếu để lâu ngày lại nứt ra, chảy nước tanh hôi khó chịu vô cùng.

 

- Về tinh thần: Khi sắp chết, tâm thần rối loạn, sợ hãi vô cùng: phần xót thương cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái từ đây đoạn tuyệt, phần lo mình một thân cô quạnh, bước sang thế giới mịt mù xa lạ. Thật không còn gì đau khổ bằng phút chia ly vĩnh viễn này!

 

Tóm lại, cái chết làm cho thân thể tan rã, thần thức theo nghiệp dẫn đi thọ sanh ở một cõi nào chưa rõ. Thật là "Tử khổ".


e.- Ái biệt ly khổ:

Trong cái tình yêu thương giữa vợ chồng, con cái, anh em đang mặn nồng, thắm thiết mà bị chia ly, thì thật không có gì đau đớn hơn.

 

Sự chia ly có hai loại: sanh ly và tử biệt.

- Sanh ly khổ: Một gia đinh đang sống trong cảnh đầm ấm vui vầy, bỗng bị hoàn cảnh bắt buộc, hay vì một tai họa thình lình xảy đến, như giặc giã, bão lụt... làm cho mỗi người bơ vơ thất lạc mỗi nơi: kẻ đầu này trông đợi, người góc kia nhớ chờ. Thật đau lòng xót dạ! Người đời thường nói: "Thà lìa tử, chứ ai nỡ lìa sanh!" Đó là cái khổ của "Sanh ly".

 

 

  

- Tử biệt khổ: Nhưng mặc dù xa cách nhau người sống còn có ngày gặp gỡ; chứ chết rồi bao thuở được xum vầy! Vì vậy, đứng trước cảnh chết, là một sự biệt ly vĩnh viễn, con người không ai là chẳng khổ đau. Do đó, lâm phải cảnh tử biệt này, có người đã xót thương rầu rĩ đến quên ăn, bỏ ngủ, có người đau đớn, tuyệt vọng đến nỗi toan chết theo người quá cố. Đó là cái khổ của "Tử biệt".

 

b.- La Souffrance de l’Âge :

La chanson populaire dit :

    Les vieux sont comme les ruines,

    Les arbres vieillissent, les vieux deviennent déficients

Avec l’âge, les capacités physiques, mentales diminuent, d’où toutes sortes de souffrance !

 

-Souffrance Physique. Plus la vieillesse s’avance, plus la vitalité s’use ; les organes internes sont fatigués, fonctionnent moins bien. Les organes externes se dégradent : la vue baisse, l’ouïe diminue, l’odorat s’amoindrit, la langue se raidit, les membres tremblent, la marche devient difficile. Bref pour toutes choses, nous avons besoin d’aide !

Et lorsque le temps change, nous tombons vite malades ; un peu de chaleur et nous sommes fiévreux ; et frileux dès qu’il pleut, ... Quel plaisir dans ces cas ?

-Souffrance Mentale. Les anciens disaient  « la longévité est humiliante ». Effectivement, plus nous vieillissons, plus notre corps décline et plus notre intellect diminue ; nous oublions, confondons, agissons comme un enfant : ne pas manger proprement, parler comme des gens gâteux; croire avoir mangé alors que c’est le contraire, et vice versa ; et parfois insulter les gens ou parler à tort et à travers, devenant la risée de tout le monde. Vraiment, quelle souffrance que la vieillesse !

 

c.- La Souffrance de la Maladie :

Le mal tyranise notre corps ! Que ce soit une bagatelle comme la rage de dents, le mal de tête, ou bien plus grave comme la lèpre ou la tuberculose, etc. le mal nous incommode, nous fait souffrir et gémir. Ce sont surtout les maladies chroniques graves qui martyrisent notre corps ; nous mangeons et buvons péniblement ; nous sommes plus morts que vifs. C’est vraiment malheureux !

 

Le corps souffre et en plus, nous pouvons être dépouillés par les dépenses de santé. Certains se retrouvent sans un sou après une maladie ! Un dicton dit bien «comme je serais riche si je n’étais pas malade ! ». En plus, nos proches vont se soucier,s’affoler. Chaque fois qu’il y a un malade dans la famille, l’entourage s’agite, les proches se tourmentent, ne mangent pas, ne dorment pas, se négligent, ne vaquent plus leurs affaire.  Telle est la « Souffrance liée aux Maladies ».

 

d.- La souffrance de la mort :

Des 4 phénomènes que sont l’impermanence, la naissance, la vieillesse, la  maladie et la mort, la mort effraie le plus les êtres.

Les gens ont si peur de la mort que même dans  les circonstances où la vie n’est plus souhaitée, ils n’osent pas y penser.

Pour les malheureux atteints de maladies incurables comme le cancer ou la lèpre, continuer un jour de plus équivaut à souffrir un jour de plus ; et malgré tout ils veulent vivre.

Pourquoi sommes-nous épouvantés par la mort ?

 

- Physiquement : il faut assister aux derniers moments d’un mourant pour s’en rendre compte. Il s’étouffe, ses yeux roulent, sa bouche se déforme, ses os et ligaments se tordent…

A ce moment, il n’entend plus, ne voit plus, ne respire plus, ne parle plus. Si on le touche, il est froid comme du métal, raide comme du bois. Petit à petit le cadavre gonfle ; une horreur !  Encore quelques jours et il se fissure, laissant échapper un liquide puant et nauséabond.

 

- Mentalement : l’esprit est troublé parce que d’une part, il souffre de la séparation d’avec les parents, conjoints, frères, sœurs ou enfants et d’autre part, il s’inquiète car il s’en va seul vers un monde totalement inconnu. Rien n’est plus affligeant que cet adieu !

En gros, la mort désintègre le corps et l’esprit qui est emmené par le karma pour une réincarnation, dans un monde inconnu…

Telle est « la Souffrance de la Mort ! »

 

e.- La Souffrance de la Séparation :

Il n’y a pas plus grande douleur que de devoir nous séparer de nos relations, pourtant si chaleureuses avec nos conjoints, frères, sœurs, parents ou enfants.

Il y a deux sortes de Séparation :

- Souffrance due à la Séparation des Êtres qui S’aiment : Lorsque les membres d’une famille vivant dans la joie chaleureuse sont séparés et éloignés du fait des circonstances telles qu’un fléau, la guerre ou une inondation. Ici l’un espère, là l’autre se souvient et guette. Que c’est affligeant ! On dit « mieux vaut être séparés par la mort que de se quitter alors qu’on est heureux ensemble dans la vie ». Il s’agit de la « Souffrance de la Séparation dans cette vie ».

- Souffrance due à la Séparation par la Mort. Séparés, il est possible de se revoir ; mais une fois mort, comment se réunir ? Face à la séparation éternelle, qui n’a pas de peine ?

Les uns sont tellement affligés qu’ils ne mangent pas, ne dorment pas ; d’autres sont si désespérés qu’ils tentent de suivre les défunts.

C’est « la Souffrance d’être Séparé par la Mort ».

 

La traduction de ce passage a été assurée par Madame  Tâm Chân Thường. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT.       

 

[ Quay lại ]