DIỆT ĐẾ_3
- Chi tiết
- Được đăng ngày Chủ Nhật, 31 Tháng bẩy 2016 03:31
- Viết bởi Super User
DIỆT ĐẾ _Đế 3 (tt) TỨ DIỆU ĐẾ HT. Thích Thiện Hoa |
NIRODHA ĀRIYA SACCA _ Part 3/4 QUATRE NOBLES VERITES Grand Vén. Thích Thiện Hoa Extrait du Bouddhisme Fondamental |
Ðây là quả vị cao nhất, trong Thanh Văn Thừa. Tàu dịch có ba nghĩa: a) Ứng cúng. Vị nầy có phước đức hoàn toàn, trí huệ hơn cả, đáng làm nơi phước điền cho chúng sinh cúng dường. c) Vô sanh. Vị nầy không còn bị xoay vần trong sanh tử luân hồi nữa, vì đã phá trừ được phiền não là yếu tố của sanh tử luân hồi. Tính cách của lòng ngã chấp là khiến chúng sanh luôn luôn cố chấp bản thân nhỏ hẹp, tạo thành ranh giới giữa mình và người, mình và sự vật, để rồi gây nên vô lượng tội nghiệp và chịu vô lượng khổ báo.
Một tính cách nguy hại của lòng ngã chấp nữa là thường làm cho chúng sanh không tỏ ngộ, không thể nhận được cái tính "đồng nhất, không mất" của vạn sự vạn vật. Do đó, chúng sanh phải chịu lắm nỗi thăng trầm với xác thân bé nhỏ của mình. Song Quả A La Hán cũng chia làm hai bực, tùy theo căn cơ lanh lợi hoặc chậm lụt của các vị ấy. a) Bất hồi tâm độn A La Hán: là vị A La Hán trầm không trệ tịch, tự thỏa chí vào địa vị đã chứng, chứ không phát tâm xoay về Ðại Thừa.
b) Hồi tâm đại A La Hán: là vị A La Hán phát tâm xoay về Ðại Thừa rộng lớn chứ không tự mãn ở địa vị đã chứng. IV.- GIÁ TRỊ DIỆU DỤNG CỦA 4 CÕI THÁNH Bốn quả thánh của Thanh văn trên đây, đều là những kết quả giải thoát hiển nhiên của công phu tu tập. Căn cơ nào cũng đều có thể ở ngay trong cảnh giới của mình (kinh gọi là tự địa, tự giới), mà tu tập để đạt đến bốn quả vị ấy. Hễ đoạn trừ mê lầm được chứng nào thì chứng quả đến chứng ấy, chứ không phải chờ sanh qua thế gian khác mới chứng quả kia đâu.
Khi chứng đến quả Tu Đà Hoàn thì gọi "Kiến đạo sở đoạn". Ở đây, ý thức đã tương ứng với Huệ tâm sở, sáng suốt, trực nhận đạo lý một cách rõ ràng. Còn các vị sau, thuộc về "Tu đạo sở đoạn", nghĩa là sau khi đã gội rửa các chủng tử mê lầm (tư hoặc) của A lại da thức mới chứng được. Do sự dứt trừ phiền não sâu hay cạn đó, mà diệu dụng của mỗi quả vị khác nhau.
Ở địa vị "Kiến đạo sở đoạn" là thành tựu được năm phép thần thông :
a) Thiên nhãn thông: Nhãn lực soi thấy khắp muôn loài cùng sự sanh hóa trong thế gian bao la hiện tại. b) Thiên nhĩ thông: Nhĩ lực nghe khắp mọi nơi, đủ các tiếng tăm đồng loại và dị loại. c) Tha tâm thông: Tâm lực biết được tâm niệm, sở cầu của kẻ khác.
d) Túc mạng thông: Trí lực hay biết các kiếp trước của mình.
e) Thần túc thông: Có hai nghĩa: một là được thần thông tự tại như ý muốn, hai là trong giây lát muốn đi đâu liền được như ý muốn, không bị sự vật hữu hình làm chướng ngại. f) Năm phép thần thông nầy, tuy có đặc biệt hơn nhân loại nhiều, song chưa phải là điểm quan trọng của người tu hành cầu giải thoát. Ðiểm quan trọng nhất của người tu giải thoát là "Lậu tận thông". Lậu tận thông là được trí tuệ thông suốt cả ba đời, không còn bị các phiền não hữu lậu làm ngăn ngại, nghĩa là giải thoát sanh tử. Chỉ những vị A La Hán mới được quả nầy.
|
a) Mérite des offrandes : L’Arhat a accumulé tous les mérites grâce à la sagesse transcendante servant de champ de mérites bénéficiant des offrandes de tous les êtres. b) Elimination des impuretés. Il a éliminé toutes les afflictions, les impuretés du mental/akusala, et a pu se libérer une fois pour toutes de leur emprise. c) Non-Né. Il n’est plus emporté dans les spirales de samsara, étant libéré de toute souillure, cause de l’éternelle réincarnation.
Parmi ces trois significations, le Non-Né est le plus important, ce qui fait qu’il est invoqué dans le terme Arhat. Ce Saint s’est non seulement libéré de l’emprise des illusions superficielles, mais aussi des graines profondes et cachées de l’ignorance. De même, toutes les graines de l’attachement à l’ego, source de souffrance et de samsara sont également éliminées, totalement disparues de l’Alaya-conscience. Une caractéristique néfaste de l’égo est de faire obstacle à l’éveil, à la compréhension de la nature "d’Unicité, de Non-Mort" de tous les phénomènes. Par conséquent, les êtres sont soumis à des vicissitudes interminables avec leurs petits corps physiques. L’Arhat qui, à force de persévérance et La réalisation de l’Arhat se subdivise aussi en deux grades, selon leur degré d’Eveil rapide ou lent. a)L’Arhat dont l’esprit est enfermé dans son nirvana. C’est l’Arhatqui se contente d'atteindre le nirvāna, se complait dans son état de vacuité totale et de silence intérieur sans se soucier de porter secours à autrui. b) L’Arhat nanti de compassion incommensurable envers d’autrui. C’est l’Arhat qui développe la grande compassion envers d’autres êtres et ne se contente pas uniquement de son propre salut.
IV.- NOBLE VALEUR APPLIQUÉE DES 4 STADES DE SAINTETÉ Les quatre stades de réalisation des Auditeurs mentionnés ci-dessus sont d’évidents résultats d’une pratique élaborée en vue de la libération. Quand on parvient à éliminer ses impuretés par une vision juste de la Voie, on atteint le stade de Sotapanna. Ici, la conscience correspond à l’élément Sagesse /Panna dont la clairvoyance permet de discerner directement la Voie. Quant aux Śrāvakas suivants qui après avoir purifié leurs propres graines de l’ignorance enfouies dans la 8ème conscience, l’Alaya, ils parviennent ainsi à la réalisation de l’éveil. Selon la profondeur d’élimination de ces impuretés, les śrāvakas de ces quatre stades opèrent chacun à son niveau de transformations merveilleuses.
Au stade de Sotapanna, on peut réaliser les cinq pouvoirs surnaturels : a) La Vision céleste ou la vision de la renaissance des êtres : le pouvoir d'observer tous les phénomènes ainsi que les mouvements de genèse et de transmutation dans l’univers infini à l’instant présent. b) La Clairaudience : Le pouvoir d’entendre à de très grandes distances et de comprendre tous les sons communicatifs de l’espèce humain et de toutes les autres espèces. c) La Connaissance intuitive des pensées d’autrui : Le pouvoir de lire les pensées d’autrui, de connaître les souhaits d’autrui.
d) La mémoire des vies antérieures : Le pouvoir de connaître nos vies antérieures et celles d’autrui. e) La faculté psycho-cinétique comportant deux significations: l'une est le pouvoir de provoquer les événements comme désirés, l’autre, le pouvoir de se manifester partout selon sa volonté, comme marcher sur l’eau, voler dans les airs, nullement entravé par des choses tangibles comme des obstacles. f) Ces cinq pouvoirs supra-naturels sont certes quelque chose de très spéciale pour l'humanité. Cependant ils ne sont pas importants pour les pratiquants de la libération. Le point essentiel de la pratique de la libération est la réalisation de "L’extinction des impuretés et des passions qui infectaient l’esprit et empêchaient l’Illumination". Cette sagesse suprême illuminée à travers les trois générations, é l’emprise des souillures mondaines, ce qui signifie la libération du samsara. Seuls les Arhats atteignent ce résultat suprême.
La traduction de ce passage a été assurée par Mr Nguyễn Phúc Bảo Hoa. Le texte a été relu par Mr Jérôme Libon et ratifié par le Groupe de traduction Saddharma – Section belge TLGT. |