TÂM HẠNH NGƯỜI XUẤT GIA
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ tư, 21 Tháng mười hai 2011 13:33
I. TU LÀ GIẢI THOÁT
Hôm nay sẽ nói về “Tâm Hạnh Của Người Xuất Gia”, để nhắc nhở đại chúng tinh tấn tu hành.
Bởi vì người tu lâu ngày có khi quên dần chí nguyện ban đầu nên cần thường xuyên nhắc nhở để mỗi người ý thức được việc làm của mình. Chúng ta phát tâm đi tu và đã nguyện giải thoát những trói buộc của thế tục hay thế gian, nên đi tu là xuất thế, là thoát tục chứ không phải việc tầm thường dễ làm. Nếu không vì ý nguyện xuất thế thì chúng ta đã sống ngoài đời, chính sự phát nguyện đó nên mới vào đạo, tập cuộc sống thoát khỏi những tập khí trói buộc của thế gian.
Đúng theo lời Phật dạy thì người người xuất gia phải mặc áo cà-sa hay hoại sắc (áo nhuộm), là đắp y đã nhuộm màu sắc tối để người ta ít nhìn, ít chú ý. Y này còn gọi là y giải thoát, mỗi lần khoác y này người xuất gia phải tụng bài kệ: Thiện tai giải thoát phục Xuất gia là một tâm hạnh rất cao cả, siêu vượt cả thế gian, vì đã làm việc mà người thường khó làm được. Đời Đường, Tướng quốc Đỗ Hồng Tiệm đến hỏi đạo với Thiền Sư Vô Trụ về ý nghĩa xuất gia. Thiền sư đáp: “Xuất gia giả phi tướng tướng chi sở năng vi”. Nghĩa là việc của người xuất gia không phải là việc của người làm tướng có thể làm. Quý vị thấy làm tướng là chức vụ thuộc thế gian, còn xuất gia thì ở trong đạo, nên việc xuất gia rất là siêu việt. Bởi vì khi xuất gia sẽ giải quyết được những vấn đề đã trói buộc con người từ vô lượng kiếp đến nay, như tình ân ái của gia đình cha mẹ, anh em, quyến thuộc, bạn bè..., nếu vượt qua được thì điều này không phải tầm thường, đâu phải dễ làm, không những vậy mà còn hướng đến việc giải thoát sanh tử nữa. Về thân tướng, trước là trang sức theo thế gian nhưng khi xuất gia rồi thì phải hủy bỏ, tức là vượt qua cái khuôn của người đời như bài kệ đã xướng khi cạo tóc: Hủy hình thủ khí tiết Tức là người xuất gia theo phái Bắc tông cạo tóc, cạo râu là để hủy bỏ hình thức tốt đẹp của thế gian, còn theo bên Nguyên Thuỷ thì cạo cả lông mày, là muốn hình tướng xấu đi, để lòng không còn tham luyến nữa. Người giữ vững ý chí cao thượng xuất gia giải thoát thì mặc áo hoại sắc và cắt đứt tình ân ái ràng buộc theo cái ta nhỏ hẹp, vì cha mẹ, anh em, bạn bè…, luôn cuốn quanh cái ta, cái tôi này thôi. Người cắt đứt những thứ tình trên để vào đạo, gọi là “Xuất gia hoằng Thánh đạo”, nhưng đôi khi cắt đứt những tình cảm cha mẹ gia đình rồi vào chùa cột trở lại, đó là ái huynh đệ. Có những trường hợp khi vào chùa rồi lại kết tình anh em, chị em hoặc là cha mẹ trong nhà chùa nữa, là trái đạo. “Xuất gia hoằng Thánh đạo” Là người xuất gia tu hành mở rộng đạo Thánh ở trên thế gian này thì đâu phải là việc nho nhỏ! “Thệ độ nhất thế nhân” Là nguyện tu hành giác ngộ để cứu độ tất cả chúng sinh, chứ không phải chỉ để tìm cái vui riêng cho mình. Như vậy, quý vị thấy chí nguyện, việc làm của chúng ta quá cao thượng, quá siêu việt! Trong Quy Sơn Cảnh Sách, Tổ sách tấn: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”. Nghĩa là người xuất gia là cất bước vượt lên đến phương trời cao rộng, không phải chỉ đạp dưới đất, dưới bùn này thôi. “Tâm hình dị tục” tức là về tâm tư và thân tướng của người tu phải khác thế tục. Thân cạo bỏ râu tóc, mặc áo nhuộm và tâm cũng phải đổi khác để làm người xuất gia tu hành, làm những việc khó làm, nhẫn những việc khó nhẫn trong đạo, không vướng bận những của cải, danh vọng, sắc thân ở thế gian; không phải chỉ có thân tướng xuất gia ở chùa nhưng tâm quay trở về với thế tục, việc này thật đáng buồn, đáng trách! Cho nên, xuất gia là đánh dấu một bước đi, một cái mốc quan trọng của đời mình, chứ không phải là chuyện dễ dàng, chuyện tầm thường. Ngài Đạo An khuyên nhắc môn nhân như sau: “Xuất gia vì đạo rất nặng rất khó chẳng thể tự xem thường, chẳng thể tự cho là dễ dàng. Nghĩa là gánh vác đạo đức, đeo mang nhân nghĩa, vâng giữ tịnh giới đến chết mới thôi. Còn khó là sao? Nghĩa là, dứt lìa thế tục cắt đứt hẳn đường ân ái, xa tình đổi tánh chẳng đồng với mọi người, làm những điều mà người không thể làm, cắt đứt những điều người không thể cắt, nhẫn chịu khổ nhục, bỏ cả thân mạng nên gọi là khó, được tên là đạo nhân”. Quý vị thấy, mình xuất gia đã làm được như vậy chưa? Đã cắt đứt xa lìa những tình ái thế tục, sửa đổi chứ không đồng với người đời, làm những điều người ta không thể làm, cắt đứt những điều người ta không thể cắt, phải cắt đứt những tình ái, những cái tham đắm chấp trước của người đời; phải nhẫn chịu có khi hy sinh cả thân mạng vì đạo. Quý vị kiểm lại mới thấy việc làm của mình rất là cao thượng, siêu việt thế gian. Nhưng vì ở chùa lâu quá quen lờn nên xem thường, quên đi chí nguyện cao cả. Cho nên, là người xuất gia phải xét lại tâm hạnh của mình xem có xứng đáng chưa? Về hình tướng, thân cạo tóc, mặc áo nhuộm giải thoát vào ở trong chùa là chúng ta đã thực hiện được một bước đi giải thoát rồi, nhưng phải xét trở lại xem cái hạnh có tương ưng, có khế hợp với ý nghĩa giải thoát hay chưa ? II. XÉT LẠI TÂM HẠNH CỦA MÌNH. Đến bước thứ hai quan trọng hơn là xét Tâm của mỗi người có thật tu chưa? Chính điều này mới quyết định cuộc đời tu hành của mỗi người, không phải chỉ có hình tướng ở trong chùa thôi. Quý vị kiểm lại xem chúng ta được thế nào rồi ? Trước hết cần đặt câu hỏi xem: Chúng ta tu hành giải thoát là giải thoát cái gì? Chẳng lẽ chỉ giải thoát cái hình tướng thế gian này thôi sao? Tổ Quy Sơn dạy “Tâm hình dị tục”, tức tâm tư và hình dáng phải khác thế tục, phải giải thoát cả tâm hạnh, nào phải chỉ giải thoát cái thân thôi ! Các vị mới xuất gia trong thời gian ngắn thì không nói, còn quý vị xuất gia khoảng năm năm, mười năm hoặc trên nữa, đã ở lâu trong Thiền viện hãy xét kỹ lại xem phiền não có giảm chưa? Những điều dính mắc có nhẹ hơn không? Ở đời thì tham ái, tham danh lợi, tham ăn, tham ngủ…, còn quí vị xuất gia có giảm bớt hay vẫn còn nguyên như cũ? Cho nên, khi mặc áo nhuộm rồi, mỗi người cần phải xét kỹ xem mình có giống người xuất gia không? Khi ăn cái bánh, uống ly nước có khác hơn trước không? Nếu mặc áo cũng giống như ngày xưa ở thế gian lựa chọn đẹp xấu; ăn cái bánh cũng khen chê ngon dở; uống ly nước cũng lựa chọn đòi hỏi như hồi còn thế tục. Rồi thấy người khác được hơn mình hoặc tu hơn mình, hoặc người khác được nhiều người khen ngợi quý trọng hơn mình, tâm còn đố kỵ không? Nếu có tâm đố kỵ thì tâm đó là tâm gì? Vậy tâm đó có dị tục chưa hay cũng giống như ở ngoài đời. Rồi những vui buồn đối với lúc chưa xuất gia giảm được nhiều hay ít. Thử xét lại xem? Chẳng lẽ vào đây rồi mà chỉ lo nhớ lùi lại thế gian, vẫn vui buồn như cũ hay sao? Ở Trung Hoa, ngài Hàn Sơn (hóa thân Bồ-tát Phổ Hiền), có làm bài thơ để nhắc người xuất gia: Nhắc ông nhóm xuất gia Nghĩa là nhắc các ông những người xuất gia, cứ lo mưu cầu cuộc sống xa hoa, lưỡi lo tìm món lạ ăn đồ ngon ngọt thì tâm dối càng cong, không xứng là người xuất gia. Lễ lạy trì kinh vì theo thời khóa, không phải trì kinh để học giác ngộ. Lúc thắp hương lễ Phật thỉnh chuông tụng kinh, cất to giọng xướng kệ hoặc sáu thời lễ lạy, đêm đêm không nằm cũng là vì lợi chớ nào phải thật tu. Vì thế mà trong tâm chẳng tự tại. Thấy ai đạo đức cao hơn mình thì để tâm ganh ghét, đố kỵ chê bai. Đúng ra thấy người có đức cao, tu tốt hơn thì phải mừng vui, nhờ đó mà chúng ta thêm sách tấn tiến tu theo người, nhưng ngược lại chỉ ganh ghét: “Các huynh đó làm bộ tu như vậy để cho người ta khen; hoặc là huynh đó tự cho mình tu hay nhưng đâu có hay gì đâu! Cũng dở như ai, cũng ăn mặc, cũng khen chê như mình vậy chứ có gì hay đâu !” Tức là tìm lỗi nhau chê để hạ thấp người kia, đó là tâm đố kỵ không tốt. Làm như vậy giống như đem phân lừa mà sánh với xạ hương đâu thể nào được, nên Ngài than “khổ thay!” Phật ở đâu mà không giác ngộ ? Đó là Ngài Hàn Sơn nhắn nhủ người xuất gia hãy tự kiểm lại đức hạnh, oai nghi của mình xem có tương ưng với hạnh xuất gia chưa? Công đức tu hành có xứng với cái hạnh giải thoát chưa ? Để tự hổ thẹn mà tiến tu! Đâu phải ở chùa lâu năm thấy thường nên lơ là. Phải xét kỹ như vậy mới không tự dối mình, thấy mình còn những cái dở, cái kém, rồi hổ thẹn thức tỉnh để vươn lên. Ngài Đạo An cũng có khuyên người xuất gia: “Ông đã xuất gia là bỏ đi hình thể của thế tục thì phải cốt cho cạn hết thức tình, khế hợp vô sanh”. Xuất gia là bỏ hình thể thế tục này thì phải làm cho cạn hết thức tình để hợp với vô sinh. Chứ không phải xuất gia rồi vẫn sống theo thức tình như cũ. “Thế nào lại cứ khuấy động chẳng thích ở yên? Kinh, Đạo hao kém, việc đời lại có thừa chẳng đi theo đường trong sạch, trở lại vào lối sình lầy ”. Tức là công phu, đạo đức tu hành của chúng ta thì mỗi ngày lại hao kém đi, mà việc đời thì lại thêm. Chúng ta tu hành phải thường tự kiểm lại, nếu không cứ để những việc đời chen vào làm mất mình. Nhất là hiện nay, thời đại thế giới văn minh dễ bị vật chất cuốn trôi, làm tối mắt con người lúc nào không hay. Nhiều khi chúng ta còn biện hộ vì Phật sự, vì duyên này duyên kia mà thu nó vào nữa. Vì thế nên những điều đó rất là nguy hiểm, phải thường tự kiểm bản thân cho chín chắn. Con đường tu hành là đường trong sạch thanh tịnh mà không đi, đi ngược trở lại lối sình lầy thì càng ngày càng lún sâu, thật đáng tiếc, đáng tiếc! “Mạng sống vụt qua, hoặc trong một thoáng, đau đớn trong địa ngục, khó chép cho đủ hết. Nay cố khuyên răn, phải coi trong pháp tắc đã định” Ngài thiết tha nhắc nhở mỗi người phải nhớ sự vô thường chợt đến không thể lường trước được, chỉ một thoáng thôi là tắt thở mà công phu tu hành đạo đức chưa được gì, không khéo tạo thành tội lỗi lại sẽ mang nợ, rồi đau đớn rơi trong địa ngục càng thêm nguy hiểm! Người xuất gia thọ của đàn na thí chủ không phải là việc nhỏ, cái nợ này lấy cái gì đền đáp lại cho được đây? Cho nên, mỗi bửa ăn của người xuất gia phải tam đề ngũ quán. Ngũ quán là phải quán kỹ năm điều để sách tấn mình, để thấy hổ thẹn mà tiến lên. Nhưng có khi vì quen quá nên chúng ta dễ lơ là, làm lấy lêï cho qua. Đúng ra khi ngũ quán là phải quán cho kỹ để thấy rằng người tu hành thọ của đàn na thí chủ nợ rất là lớn, rất là nặng, phải tu hành sao cho xứng đáng để đền đáp ơn thí chủ. Thế nên, người làm việc ở nhà bếp, nhà kho cũng cần nhớ là phải giữ gìn của thí chủ kỹ lưỡng. Ngày xưa, ở các Thiền viện chọn Tri khố là tìm người phải có đạo đức, có sáng đạo lãnh trách nhiệm chớ không phải xem thường. Mỗi khi nấu nướng món gì cũng phải xét kỹ, quý trọng của cải tín thí cúng dường, dù vật tầm thường nhưng phải sử dụng sao cho xứng đáng, nhờ vậy nên sự thọ dụng mới có giá trị. Nấu xong, trước khi dọn lên phải lễ chín lạy, tiếp đến là dâng cúng. Vừa là quý trọng của thí chủ, vừa trông coi sức khỏe cho đại chúng, vậy nên của thí chủ nặng nề hơn đá. Cổ Đức có kể câu chuyện: Có một vị thầy thấy trong chúng sử dụng của thí chủ bừa bãi, xem thường nên dùng phương tiện đánh thức. Một hôm, Thầy sai thị giả đem giặt cái y, thị giả đem y để vào thau giặt thì thấy cái y phình lên hoài, đè mãi không chìm xuống để giặt, đến nổi thị giả phải lấy chân đạp xuống mà vẫn không xuống. Ông thầy đứng đằng xa nhìn thấy, đến bảo: “Con lấy bốn hạt cơm buộc bốn góc xem sao”. Thị giả nghe làm theo thì cái y liền chìm xuống. Nhân đó thầy mới nhắc nhở: “Con thấy không? Hạt cơm của thí chủ nặng hơn đá, nên ăn rồi phải biết tu hành để đền đáp lại, nếu không sẽ bị đọa”. Hai Ngài Hàn Sơn và Thập Đắc, là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền, khi ở chùa Quốc Thanh trông giống như người khùng, mỗi bữa ăn các Ngài không lên trai đường mà chỉ ở nhà bếp, lựa thức ăn thừa của chúng tăng đem ra lượt lại sạch rồi dùng, ý muốn nhắc nhở chúng tăng. Cho nên, chúng ta là người xuất gia phải ý thức và trân trọng vật cúng dường của đàn na thí chủ, nếu không khéo thì dễ đọa. Kể câu chuyện này cho quý vị biết để thường tự kiểm lại mình: Vào đời vua Đường Thái Tông, giữa niên hiệu Trinh Quán. Vùng Châu Phần ở một ngôi chùa có vị tăng tên là Bá Đạt. Người này ham thích uống rượu, tuy ở chùa mà mỗi ngày vẫn thường say. Sau, lại được đưa vào làm Trực Tuế coi kho của thường trụ. Được dịp, ông lén lấy tiền của chúng tăng để mua rượu uống, được mấy năm thì ông chết. Sau đó, trong chùa mua được con trâu rất khỏe mạnh. (Vì xưa ở Trung Hoa, nhà chùa có ruộng đất nên thường dùng trâu để cày cấy). Một hôm, tăng chúng đang ngồi ở cổng chùa thấy người chăn đuổi bầy trâu trở về chùa, lúc ấy con trâu mới mua này đi sau. Có vị tăng thấy nó hơi khác thường mới chú ý, nói: “Các huynh xem kìa! Các bước đi của con trâu này sao mà lố lăng giống như Bá Đạt của chúng ta ngày trước”. Vì Bá Đạt lúc còn sống thường uống rượu say sưa nên oai nghi không tề chỉnh, nay thấy con trâu đi giống như bước chân của Bá Đạt. Con trâu nghe đến tên Bá Đạt, vừa đi qua liền quay đầu nhìn về hướng chúng tăng. Chúng tăng thấy vậy nên nói: “Thật chính là Bá Đạt rồi”, và nói với nó: “Nếu mà ngươi thật là Bá Đạt thì hãy đi vào đây với chúng ta”. Con trâu nghe, liền đi đến trước chúng tăng cúi gập đầu xuống đất, mắt ứa lệ. Chúng tăng biết chắc là Bá Đạt nên vỗ đầu an ủi, có người cảm thương rớt nước mắt nghĩ: Dù sao ngày xưa cũng là huynh đệ, nay rơi vào tình cảnh này nên thương xót thay trâu sám hối, rồi truyền trao giới Phật cho con trâu. Sang năm vua Thái Tông thứ chín có việc đi đánh vùng Liêu Đông, triều đình sai quan Tả thừa là ông Vũ Văn Tiết vào trong dân chúng gom hết trâu của các Châu và các Huyện làm thực phẩm cho quân lính. Khi quan đến chùa tìm trâu, định bắt trâu Bá Đạt đi, nó nhảy chồm lên húc cự lại không chịu. Tăng chúng thấy vậy mới thuật lại sự việc cho vị quan này nghe, rồi cũng thành tâm xin ông tha cho nó. Vị quan nghe rồi thấy việc lạ, nói: “Thôi thì các thầy hãy nói với con trâu là tôi chỉ muốn gặp nó thôi, chứ tôi không có bắt nó đem đi”. Chúng tăng thuật lại cho trâu nghe, khi ấy con trâu mới đi ra cho ông gặp. Ông bảo: “Quỳ xuống”, thì nó quỳ xuống. Thấy điều lạ này, ông mới thôi không bắt con trâu nữa. Quý vị thấy nếu không khéo tu thì mang nợ, rồi mất cả thân người. Cho nên, các Tổ thường nhắc “Không khéo mang lông đội sừng để trả nợ cơm áo”. Hãy thử kiểm lại mấy năm ở trong Thiền viện, quý vị thọ của đàn na thí chủ chừng bao nhiêu? Ngày hai bữa cơm, áo mặc, nhà ở, nước uống, điện xài. Một ngày thọ bao nhiêu? Một năm thọ bao nhiêu? Nếu tu chừng năm năm thì quý vị thọ của đàn na thí chủ là bao nhiêu? Rồi công đức tu hành của mình được bao nhiêu để bù lại, có xứng chưa? Nếu chưa xứng thì sao? Phải kiểm lại thì mới thấy sợ, nếu không thấy biết như thế rồi hằng ngày cứ lo sống thoải mái, đôi khi được nhắc nhở tu hành còn muốn giận lại. Ngài Thập Đắc hiện thân trong chùa Quốc Thanh là đứa bé mồ côi bị bỏ ngoài đường, ngài Phong Can đem về giao cho chùa nuôi, nên đặt tên là Thập Đắc. Thường ngày, ngài Thập Đắc chăn trâu ở trang sở của chùa Quốc Thanh, vừa chăn trâu vừa ca hát vang trời. Một hôm, chư tăng nhóm họp làm lễ Bố-tát thuyết giới, ngài Thập Đắc lùa trâu tới, dựa vào cửa vỗ tay cười to, nói: “Đông đảo tụ đầu” tức là một nhóm đông đảo tụ đầu lại. Lúc đó vị Thủ tọa Trì Luật thấy vậy quở: “Kẻ cuồng này! Vì sao lại đến làm ồn ào, cản trở việc thuyết giới vậy”. Ngài Thập Đắc nói: “Tôi chẳng phải là thả trâu, vì bầy trâu này đa số là những người trông coi chức việc của chúng tăng trong chùa đây thôi”. Nói xong, Ngài gọi pháp hiệu của từng vị tăng đã chết, rồi chỉ con trâu nào là vị tăng tên gì đó đã tịch rồi …, liền khi đó con trâu đi tới. Lúc đó chúng tăng kinh sợ và cũng từ đó trong chúng tăng tự kiểm tra mình rồi sửa đổi tu hành, có khi cảm được Bồ-tát hiện ra để độ thoát. Quý vị thấy đáng sợ không? Phải thường kiểm lại mình nhất là các vị chức sự lãnh trách nhiệm. Bởi người có chức sự thì dễ sử dụng vật của Tam Bảo hơn đại chúng, nên quý vị Tri khố, Thủ bổn, Tri sự…, khi dùng phải cẩn thận, nếu phung phí không đúng chỗ thì tội lỗi. Còn chúng tăng lãnh thọ của đàn na thí chủ cũng phải nhớ xét lại công đức tu hành của mình. Trong Tam đề Ngũ quán dạy phải xét xem mình có đức hạnh đầy đủ hay không mà thọ cơm này. Nhất là những vị thí chủ cúng dường với lòng chí thành tâm thanh tịnh. Người cúng tâm bình thường thì nợ nhẹ, còn người đem hết tấm lòng chân thành dâng cúng thì món nợ càng nặng. Như vậy, mỗi người càng thức tỉnh thúc liểm tiến tu, phải lập chí để tiến lên, thề nguyện kiên cố, giữ vững đạo tâm tu hành không có lui sụt. Thọ dụng của đàn na tín thí nào phải chuyện tầm thường, không phải vào tu ít bữa rồi lơ là, nguội lạnh dần trở lại; mà mỗi người phải lập chí mạnh mẽ, kiên cố tiến lên. Ngoài đời cũng như trong đạo, người mà muốn thành đạt việc lớn phải lập chí vững chắc, phải vượt khó để tiến tới thành công, chứ không phải làm cho có hình thức. Thiền sư Trung Phong có bài kệ: Cũng không khó, cũng không dễ Nghĩa là việc làm của người tu không khó cũng không dễ, mà chỉ quý là phải có thật chí hay không? Có chí thì khó cũng biến thành dễ, còn không có chí thì dễ cũng thành khó. Dễ mà không có chí thì làm ít bữa rồi lơ là cũng thành khó, còn có chí thì khi gặp khó quyết vượt tiến lên thì chuyển thành dễ. Người thật chí thì tu đạo mới vững mạnh, tiến đạo như trò chơi. Quý vị nhớ, chúng ta tu hành là làm một cuộc cách mạng nội tâm, chứ không phải là chuyện thường. Nghĩa là, phải chiến đấu với nghiệp tập từ vô thủy kiếp đến nay, tức là phải vùng dậy đập vở xiềng xích vô minh từ nhiều đời nhiều kiếp đã làm chủ chúng ta, bây giờ phải làm chủ lại nó, làm chủ sanh tử. Trong khi hằng tỷ người trên thế giới này đều cúi đầu trước nó thì việc xuất gia tu hành để giải thoát nó đâu phải là dễ dàng, đâu phải là trò chơi được. Quý vị thử nghĩ tập nghiệp của chúng ta đã huân tập từ lúc mới bắt đầu bất giác đến bây giờ là bao lâu rồi? Nay chúng ta phải phá tan làm chủ trở lại nó thì đâu phải chuyện thường, phải lập chí vững chắc để tiến lên. Nhớ gương của Đức Phật khi đến ngồi dưới cội Bồ-đề thề nguyện nơi đây nếu không thành đạo thì dù xương tan thịt nát cũng không đứng dậy, nên Ngài mới thành đạo. Đức Phật đã như vậy, Còn huynh đệ đến đây tu hành đã thệ nguyện thế nào? Vui thì ở còn buồn thì đi; hoặc ai nói động thì bỏ đi, như thế thì đâu phải lập chí. Tu như vậy chừng nào tới nơi tới chốn. Nên phải có thề nguyện, lập chí hướng cho vững chắc thì tu mới tiến đạo. Chúng ta đã bỏ cha, mẹ, gia đình, sự nghiệp của thế gian, bỏ cả những thú vui ngoài đời vào đạo tu hành thì phải giác ngộ được việc lớn của đời tu, nếu chưa xong việc này là ăn ngủ không yên, đâu được thong thả qua ngày, rồi buồn vui giận ghét vì những chuyện nhỏ nhặt với nhau thì có ích gì? Như vậy làm sao thành tựu việc lớn! Đó là tâm đã trở lại thế tục rồi. Với tinh thần quyết chí tu hành, người xưa còn không có thời gian để cắt móng tay, quẹt nước mũi thì có thời gian đâu mà buồn vui giận ghét với nhau. Nên chúng ta học hạnh người xưa, để rồi tự đánh thức sách tấn bản thân mình tiến lên. Ngài Đạo Khiêm đến tham thiền với Thiền sư Đại Huệ một thời gian mà chưa sáng được việc lớn, một hôm Thiền sư Đại Huệ sai Sư đem lá thư đến cho ông Trương Công Tử Nhai ở phương xa, hành trình phải đi một, hai tháng mới đến. Ngày xưa không phải như ngày nay lên xe đi một hai ngày là tới. Nếu như quý vị được sai đi như vậy thì sao? Mừng, vì được một hai tháng đi chơi khỏi phải tu, có trường hợp không được đi lại kiếm lý do xin đi nữa, nay được lý do chính đáng thì thích lắm. Nhưng đối với ngài Đạo Khiêm thì khác, Sư đến khóc lóc than với người huynh đệ đã sáng đạo là ngài Tông Nguyên: “Tôi một đời tham thiền trọn chưa sáng tỏ được việc lớn, hôm nay phải bôn ba trên đường xa thiếu mất công phu thì làm sao có thể tương ưng, tôi không muốn đi.” Sư băn khoăn than thở không muốn đi. Tâm hạnh của người xưa là như thế, so với chúng ta ngày nay thì sao? Cho nên mỗi người phải ý thức việc lớn của chunhs mình mà lập chí tiến tu, không được lơ là. Lâu lâu buồn rồi kiếm cách xin đi đây đi kia cho thong thả, là huân tập thêm tâm buông lung, thì bao giờ mới xong việc lớn? Phải có chí khí cao cả để vươn lên, chứ không thể tầm thường qua ngày được! Nên nhớ là, những chuyện buồn vui, trái nghịch thì không thành vấn đề, chúng ta vì việc lớn mà đi tu, không có thời gian vì những chuyện nhỏ đó, nên kiểm lại rồi thấy hổ thẹn mà phát chí tiến lên. Thiền sư Tín Học ở Việt Nam khoảng thế kỷ 12, thuộc đời thứ 10 dòng Vô Ngôn Thông. Một hôm, Sư đến trước tượng Phật đốt một ngón tay cúng dường và phát nguyện: “Con đã nhiều kiếp trôi lăn trong trần lao, nay nguyện dứt hẳn không tạo lại”. Ngài lập nguyện kiên cố, tu như vậy mới vững tiến được, không phải như vào chùa thời gian rồi sống trở lại tâm thế gian. Cho nên quý vị nhớ người xuất gia tu hạnh giải thoát mà nhất là tu Thiền thì điều tối thiết yếu là phải tham thiền cho thấu, phải phá cho vỡ cái “tâm sanh tư” cứng chắc, là tâm đã nhốt chúng ta từ vô thủy kiếp đến ngày nay vẫn không ra được, chính do vì chúng ta không biết phá vỡ nó. Chính tâm bất giác đi vào trong sanh tử, bám chắc vào cái ngã mê lầm này nên sanh ra rồi chết đi, không ra khỏi được vòng lẩn quẩn. Hôm nay chúng ta gặp được chánh pháp, gặp con đường giải thoát sáng sủa phải nhanh chóng phá tâm sanh tử, vì nếu tu không khéo thì chúng ta sẽ nuôi nó trở lại. Phải nhớ rõ thân tâm này đều là giả duyên “không phải là ta”, “không phải là mình”. Nhớ quán kỹ, quán cho thật thấu thân này chỉ là một gánh thịt thúi, chứa những cái hiểu biết vay mượn không có gì là ta hết. Còn như nghĩ nó là thật liền chấp nó là ta, rồi huân tập nuôi dưỡng thêm cái tâm sanh tử. Nếu chúng ta quán không thấu, không phát minh được việc lớn chính mình thì làm sao phá vỡ tâm sanh tử này? Nếu không phá vỡ tâm sanh tử thì lấy cái gì mà chống đỡ mũi tên vô thường đang chờ sẵn nay? Quý vị thấy không lo sợ sao! Trong Truyền Gia Bảo, ngài Thiên Cơ nhấn mạnh điểm này: “Như người ngồi trong đống lửa lớn cố tìm lối thoát ra, chạy quanh một bước cũng không được, dừng lại một bước cũng không được, trông người khác cứu cũng không được. Chính khi ấy, cần phải chẳng ngại lửa mạnh, chẳng kể thân mạng, chẳng trông người cứu, chẳng sanh niệm khác, chẳng chịu tạm dừng, nhắm trước chạy thẳng, chạy qua rồi mới là người giỏi.” Tức là lúc đó chỉ còn có một cách là nhắm thẳng tới trước vọt ra, không để niệm nào khác chen vào. Lúc đó mà còn lừng chừng thì lửa cháy chết thôi! Chúng ta cũng vậy! Đang ở trong đống lửa sanh tử vô thường này thì phải hướng thẳng mà vọt chạy ra đừng để sanh một niệm nào khác thì mới ra được. Còn lừng chừng thì ít bữa tắt thở sẽ đi trong sanh tử trở lại, không ra khỏi. Quý vị nghĩ như thế mới thấy đáng sợ, nên phải có ý chí vững mạnh mới được. Giờ đây, chúng ta chỉ còn một việc chạy ra mà không cần khởi nghĩ thêm niệm nào khác, được như vậy thì công phu mới đảm bảo đắc lực. Nếu như lúc đó còn tiếc lo nghĩ tới nghĩ lui mong chạy ra ngoài để có ai cứu mình, hoặc tiếc nhớ công việc chưa giải quyết xong, nếu còn có niệm này niệm kia thì làm sao chạy ra khỏi? Nếu chưa ra khỏi sanh tử thì đời này làm sao giải quyết cho kịp. Nhất là quý vị lớn tuổi không khéo thì thoát không kịp? Phải hiểu được như vậy mới thấy đáng sợ mà lập chí cho vững chắc để tiến lên. Phải nhớ đặt mình vào cảnh ngộ là đang ngồi trong đống lửa vô thường, sanh tử lúc nào cũng bao quanh, và chúng ta vẫn chạy tới chạy lui trong đó. Mỗi người cần phải có ý chí quyết liệt mạnh mẽ, luôn thao thức khắc sâu làm sao giải quyết cho xong vấn đề sanh tử của chính mình, không thể nhàn rỗi bình thường qua ngày. Thiền sư Y Am mỗi khi chiều xuống là Sư rơi nước mắt, than: “Ngày hôm nay cũng lại thế ấy! Nó qua suông. Chưa biết ngày mai thế nào nữa!” Không phải như ai đó cứ mặc cho nó trôi qua. Ngài Lâm Tế có lần dạy chúng: “Này các Đại Đức! Chớ có lần lựa qua ngày, sơn tăng trước kia khi chưa sáng được việc lớn, còn tối tăm mịt mù thì chẳng dám để thời giờ luống qua, lòng bức rức nôn nao lo chạy đi tìm hỏi đạo. Sau khi đắc lực cho đến ngày hôm nay, cùng huynh đệ nói bàn như thế này! Xin khuyên các huynh đệ, chớ vì cơm cháo ! " Huynh đệ nghe tâm hạnh người xưa rồi kiểm lại lâu nay tâm như thế nào? Chí hướng, thề nguyện của mình ra sao? Như thế mới thấy hổ thẹn để mà kiểm trách, để mà tiến lên. Tóm lại, mỗi người chúng ta đã có duyên lành ra đời gặp đạo xuất gia, tu hành đúng con đường chánh pháp thì đây không phải là duyên nhỏ. Đôi khi có người xuất gia tu hành nhưng không gặp đúng con đường sáng tỏ để đi, mà đi lạc hướng thì nguy hiểm. Chúng ta được duyên lành như vậy phải biết thực sự trân trọng, không phụ chí nguyện cao cả ban đầu khi phát tâm xuất gia. Mỗi ngày ở trong đạo phải luôn luôn nhớ quán xét làm sao cho tiêu của đàn na tín thí, không hổ thẹn nhận ăn, mặc, nhà ở của đàn na thí chủ. Luôn nhớ xuất gia là thoát tục, là để mình vượt ra, chứ không để rớt xuống rồi đọa trở lại, như thế thật là đáng buồn. Xin nhắc câu chuyện này để huynh đệ nhớ kiểm lại mình, đánh thức mình. Có một vị tăng xứ Tân La (Triều Tiên) tu hành có đức hạnh thường được một vị thí chủ quý kính cúng dường riêng suốt mười năm. Gia nghiệp của vị thí chủ này ngày càng phát đạt, nên lòng tin của vị thí chủ này rất vững vàng, hết lòng dâng cúng. Khi vị sư này mất đi, mấy ngày sau thì trong vườn của vị thí chủ có một cây khô bỗng nó mọc lên một loại nấm đặc biệt. Người trong nhà ra hái nấu canh ăn rất ngon (như thịt), nên cả nhà rất vui thích ăn nấm này mỗi ngày. Sau có một người hàng xóm gần đó nghe biết như vậy, mới đợi lúc ban đêm lén leo tường qua hái trộm, khi vừa lấy dao cắt tai nấm, thì bỗng nghe trong gốc cây phát ra tiếng người: - Ai đó? Tại sao lại cắt thịt tôi? Tôi chẳng có thiếu nợ anh! Người này nghe giựt mình hoảng sợ quá! Nhưng chấn chỉnh lại hỏi: - Ai vậy? Cây đáp: - Tôi là vị Sư ngày trước do đạo hạnh kém mỏng, thọ nhận thí chủ có tâm kính trọng thanh tịnh cúng dường nên phải sanh trở lại đây để trả nợ, ông có thể vì tôi giúp hoàn trả lại cho thí chủ thì tôi được giải thoát. Người hàng xóm này ở gần nhà thí chủ nên cũng biết vị Sư này thường hay tới lui đây. Anh hàng xóm đợi trời sáng, đến thú thật và báo cáo cho vị chủ nhà này biết. Vị chủ nhà nghe xong khóc lóc vật vả, ngất xỉu luôn, không ngờ lâu nay hái nấm ăn là ăn thịt thầy mình. Sau đó tỉnh lại đến trước cây nấm sám hối: - Thưa thầy! Con xin xóa bỏ xả nợ cho nhau. Người hàng xóm cũng tốt, đi xin được một trăm thạch gạo đến hoàn lại cho chủ nhà này. Sau đó thì cây hết mọc nấm. Đây là chuyện do vị Sư là tác giả của bộ Thích Môn tự Cảnh Lục thuật lại. Nguyên do là, có một vị tăng ở Tân La tên là Đạt Nghĩa gần tám mươi tuổi qua Trung Hoa, đến nương chùa của Sư ở trên núi. Sư thấy vị tăng này lớn tuổi, cũng có đức hạnh nên hết lòng kính trọng dâng cúng y phục thuốc thang cho vị này. Do được chăm sóc chu đáo nên vị tăng Đạt Nghĩa cảm kích, mới buồn khóc kể lại câu chuyện vị sư Tân La thành cây nấm cho Sư nghe, và nói: - Sau này chắc tôi cũng cắt thịt đền trả lại cho thầy. Vì lâu nay thầy cũng dâng cúng cho tôi . Như vậy quý vị kiểm lại thấy sợ không? Các vị tăng này tu hành cũng có đạo đức chứ không phải là tu chơi chơi. Nhưng thường thọ nhận của nhà thí chủ cung kính cúng dường, mà công đức cũng không bù kịp, nên phải đền trả trở lại. Huống chi chúng ta thiếu đức thiếu tu thì sẽ ra làm sao? Kiểm lại mới thấy sợ, mới thấy lạnh xương sống!!! Các vị có tu nhưng đức hạnh còn kém, còn chúng ta thì làm sao? Cho nên mỗi người đừng vội ham thọ hưởng nhiều, có khi thấy người ta có tâm cúng còn gợi ý cho cúng thêm nữa, không khéo là nguy hiểm. Cần lập chí cho vững để cố gắng tiến tu, giải quyết việc lớn của mình cho xong. Phải tích lũy nghiệp vô lậu cho sâu thì khi chết mới có sức sống, sức tự chủ đưa mình đi. Nếu không, đến lúc đó lấy gì trợ giúp khi ra đi? Lúc đó có quán “Năm uẩn đều không” cũng không nổi đâu! Bây giờ phải tập làm chủ, phải tập có sức sống đàng hoàng, tức là huân tập tích lũy nghiệp, công phu cho vững. Để kết thúc lại nhắc bài kệ của Thiền sư Phật Ấn cho mỗi vị thường nhớ để đánh thức mình: Tạm dịch: Chớ mặc ca-sa lại lỏng lơi Quý vị nhớ: Chớ mặc áo ca-sa này lại lơi lỏng qua ngày. Mặc được cái áo ca sa này nặng lắm chứ không phải tầm thường. Quý vị đừng nghĩ mặc cái áo này người ta lễ lạy, cúng dường rồi thấy khỏe quá! Mặc cái áo này vào là một gánh nặng, một trách nhiệm lớn, cho nên không thể buông lung nhàn nhã. Bởi vì sao? “Thất điều sẵn có thiết vi rồi”. Tức là trong y Thất(bảy) điều có sẵn núi Thiết vi trong đó rồi. Thiết vi là địa ngục. Ngay cái áo Thất điều là có địa ngục nằm sẵn rồi. Không khéo tu thì chính cái áo đó nó nhốt mình chớ xem thường. Bao lâu nay cứ lo phóng dật tung hoành không nhớ, chợt một cái chớp mắt mất thân người như chơi. Mất thân người thì mang lông đội sừng như con trâu Bá Đạt, lúc đó làm sao trở tay cho kịp! Nên phải thường nhắc nhở mình tu hành, nhớ kỹ nhân quả đáng sợ đó! Xin nhắc thêm ít lời nữa: Mỗi vị là người xuất gia tu hạnh giải thoát, trong chùa cố gắng sống chân thật với nhau, cùng nhắc nhau tiến tu, quên bớt đi những chuyện buồn vui giận ghét nhỏ nhặt không đáng, để cùng sách tấn nhau. Chúng ta chỉ còn một việc là, “đâm đầu vượt ra khỏi cái đống lửa” này, không có thời gian để buồn vui giận ghét. Thứ hai là chúng ta đã bỏ gia đình thân quyến đi tu, thì huynh đệ với nhau như là anh em trong một nhà, cùng giúp nhau, cùng hòa hợp tiến tu. Thường tự kiểm lại mình, khiển trách lại mình để thấy điều dở điều kém rồi nhắc mình, đánh thức mình tiến lên. Bớt trách người, tức là mình tự kiểm trách mình nhiều hơn là trách người, thấy điều hay của người mà quên bớt điều xấu của người, để chi? Để phát huy những điều tốt. Nên nhớ, chúng ta ở chùa một ngày thì mang nợ một ngày, phải luôn biết ơn nơi đã che chở cho mình dù chỉ một ngày. Có những trường hợp người vào đây ở ít bữa rồi buồn gì đó liền bỏ đi, có khi đi ra rồi còn nói xấu trở lại nữa, đó là người bội ơn. Người xưa nói, mình ở một ngày thì có ơn che chở một ngày, huống chi là chúng ta đã ở một tháng, hai tháng hoặc là một năm, hai năm thì cái ơn che chở cho mình rất lớn nên phải nhớ ơn. Nếu quên ơn thì đâu có xứng với hạnh của người xuất gia, nên phải biết rõ điều đó. Làm sao ở đây cùng vui, cùng tu, cùng giúp nhau để cùng ra khỏi cái nhà lửa này. Đây là những lời nhắc nhở chân thành xin cùng gửi đến tất cả đại chúng.
Vô tướng phước điền y
Phi phụng trì giới hạnh
Quảng độ chư quần sanh.
Cát ái từ sở thân
Xuất gia hoằng Thánh đạo
Thệ độ nhất thiết nhân.
Xa hoa cầu nuôi sống
Kế tiếp dòng họ sang
Lưỡi ngon, môi mép ngọt.
Dua dối tâm càng cong
Trọn ngày lễ đạo tràng
Trì kinh đặt thời khóa
Lư đốt Thần Phật hương.
Thỉnh chuông to giọng hòa
Sáu thời theo lễ lạy
Đêm đêm chẳng được nằm
Chỉ vì thích tiền của.
Trong tâm chẳng tự tại
Thấy người đạo đức cao
Lại ghét sinh chê bai
Phân lừa sánh xạ hương.
Khổ thay! Phật-đà-da!
III. PHẢI LẬP CHÍ TIẾN LÊN, THỆ NGUYỆN KIÊN CỐ.
Chỉ quý nam nhi có thật chí.
Thật chí sức đạo mới vững mạnh
Sức mạnh tiến đạo như trò chơi.
IV. TÓM KẾT.
Mạc quải ca-sa tiện yếu nhàn,
Thất điều trung hữu Thiết vi san.
Kỷ đa phóng dật tung hoành giả,
Thất khước nhân thân, thuấn tức gian.
Thất điều sẵn có Thiết vi rồi!
Bao lâu phóng dật tung hoành đó,
Chớp mắt thân người mất như chơi!