headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 05/12/2024 - Ngày 5 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

TÌM LẠI MÌNH, BIẾT ĐƯỢC MÌNH LÀ TRÊN HẾT

 Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là: “Tìm lại mình, biết được mình là trên hết.” Đề tài này, mới nghe qua thấy quá đơn giản, nhưng thật là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.

Chúng ta có thói quen chạy ra tìm kiếm bên ngoài. Vì thế tuy hiểu biết rất nhiều việc, nhưng khi trở lại tìm hiểu bản thân mình thì rất là thiếu sót. Nói như vậy không có nghĩa chúng tôi phủ nhận ngành y khoa nghiên cứu về con người.

Xem tiếp...

ĐẠO PHẬT CHUỘNG LẼ THẬT, NÓI THẲNG LẼ THẬT

 Đạo Phật chuộng lẽ thật, nói thẳng lẽ thật không né tránh, không lừa dối. Bởi vì đạo Phật là đạo giác ngộ, mà giác ngộ là thấy đúng như thật, nên nói và dạy người cũng đúng như thật, không có những lệch lạc, sai lầm. Đạo Phật chuộng lẽ thật như thế nào ?

Xem tiếp...

TẬP NGHIỆP

 Trọng tâm bài này tôi nói về nghiệp tập. Nghiệp tập là nói theo chữ Hán, chữ Việt gọi là tập nghiệp, do huân tập trở thành nghiệp.

Thiền sư thứ ba ở Trung Quốc là Tổ Tăng Xán. Lúc bị bệnh cùi, mọi người khinh chê xa lánh nên Ngài rất buồn tủi. Nghe Tổ Huệ Khả truyền bá Phật pháp, Ngài tìm tới. Khi gặp Tổ ngài thưa: “Bạch Hòa thượng, con nghiệp chướng nặng nề nên mang bệnh nan y, xin Hòa thượng dạy con phương pháp sám hối”. Ngài nói rất hiền lành, thật thà. Vì nghe người ta nói do nghiệp chướng sâu dày mới mắc phải bệnh nan y. Do đó Ngài cầu Tổ dạy phương pháp sám hối cho tiêu tội, hết bệnh.

Xem tiếp...

MỘT CHỮ XÃ

 Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quý vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.

Mới nghe đơn giản quá nhưng xét kỹ, quý Phật tử sẽ thấy tất cả chúng ta sống trên thế gian này, ai cũng than buồn than khổ, gốc tại cố chấp thôi, chớ không có gì khác. Bây giờ muốn hết buồn, hết khổ thì chúng ta phải làm sao? Phải xả, phải buông bỏ. Buông bỏ thì hết khổ. Như vậy quá giản đơn, quá tầm thường. Chỉ cần quý Phật tử thực hiện được điều chúng tôi nhắc thì sẽ bớt khổ ngay trong cuộc sống hiện tại này.

Xem tiếp...

TÂM HẠNH NGƯỜI TU

 Đề tài tôi nói hôm nay là Tâm hạnh người tu. Đây là tôi muốn nhắm vào Tăng Ni tâm hạnh người tu như thế nào ? Mục đích của chúng ta khi đi tu, cốt làm sao lợi ích cho mình, cho người, chớ không ai nghĩ rằng mình đi tu để làm trò cười cho nhân thế. Thế nên muốn trở thành người tu đứng đắn lợi mình, lợi người, thì cần phải hiểu rõ tâm hạnh của mình.

Tâm là chỉ nội tâm, hạnh là chỉ hành động của thân; nội tâm và hoạt động của bản thân phải làm sao cho xứng đáng tư cách một người tu, để không hổ thẹn là đệ tử Phật. Nói đến tâm hạnh người tu, tôi không có dạy gì riêng mà chỉ dẫn những việc làm và những lời dạy của chư Tổ, của các vị Thiền sư để quí vị nhớ ứng dụng.

Xem tiếp...

QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

 Chủ đề hôm nay tôi nói là: Hồi Đầu Thị Ngạn, tức “Quay đầu lại là bờ giác”. Biển mê và bờ giác chỉ cách nhau có một cái quay đầu. Tại sao chúng ta tu lâu quá mà chưa giác? Đó là điều tôi sẽ muốn nói với tất cả.

Thân chúng ta có đầy đủ sáu căn, nhưng lúc nào chúng cũng phóng ra ngoài. Mắt đuổi theo sắc, tai đuổi theo âm thanh, mũi đuổi theo mùi hương v.v… Sáu căn đuổi theo sáu trần là đi đường mê. Bây giờ muốn trở về bờ giác thì phải quay đầu lại. Tôi sẽ dẫn kinh để nói lên lẽ thật này.

Xem tiếp...

MỖI BƯỚC TIẾN TU ĐỀU ĐEM LẠI AN LẠC

 Tất cả chúng ta tu Phật, từ hàng tại gia cho tới những vị xuất gia đều muốn đạt được những lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Vì vậy hôm nay tôi sẽ nói đề tài Mỗi bước tiến tu đều đem lại an lạc cho mình và mọi người.

Nhiều Phật tử tu năm mười năm, lại than tu càng lâu phiền não càng nhiều. Những lời than đó khiến mọi người ngạc nhiên. Lý đáng tu lâu thì phiền não nhẹ, sao tu lâu phiền não lại nhiề u? Âu là tại chúng ta không nắm bắt được nền tảng của sự tu hành. Vì không nắm bắt được nên trên đường tu cứ chạy theo hơn thua, phải quấy, được mất, rốt cuộc tăng trưởng phiền não.

Xem tiếp...

TRỞ VỀ VỚI NGUỒN GỐC

 Buổi nói chuyện hôm nay có đề tài là Trở về với nguồn gốc.Chúng ta tu theo đạo Phật thì phải phăng tìm tận nguồn gốc của đạo Phật. Nắm vững gốc rồi thì tìm kiếm thân thể ngọn ngành không khó.

Nếu không nắm được gốc, tu dễ lệch lạc trái với đường hướng Phật Tổ đã dạy. Khi mới xuất gia tu học Phật pháp, tôi tự đặt câu hỏi lý do gì đức Phật đi tu, Ngài thành đạo chứng quả là thành cái gì, chứng cái gì. Đó là những thắc mắc về đức Phật. Trong chùa, thấy phía sau thờ Tổ, tôi cũng muốn biết tại sao các ngài thành Tổ, tu pháp gì và chứng cái gì mà thành Tổ. Đó là hai thắc mắc về Phật và Tổ.

Xem tiếp...

TINH THẦN XUẤT TRẦN CỦA ĐẠO PHẬT

 Đạo Phật là đạo của con người. Đức Phật ra đời vì muôn loài, trong đó chủ yếu là loài người. Cho nên mọi hành động của Ngài đều nhắm đến con người. Đạo Phật dạy chúng ta phải thấy được chân lý, đạt được lẽ thực nên nói tới đạo Phật là nói tới đạo giác ngộ. Tôi nhấn mạnh lại, đạo Phật là đạo giác ngộ chớ không phải đạo của lòng tin. Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.

Xem tiếp...

THANH NIÊN VỚI VIỆC ĐI CHÙA

 Hôm nay đem việc đi chùa mà bàn với các bạn thanh niên thật là một chuyện rất tầm thường. Thưa bạn! Tôi lại thích nói những chuyện tầm thường ấy, vì nó rất gần chúng ta, mà đã bị nhiều người lãng quên đi.  Nếu một hôm có người đến mời bạn đi chùa, chắc bạn sẽ cau mày lộ vẻ khó chịu, nếu không bĩu môi kiêu ngạo. Vì bạn thanh niên cho việc đi chùa là việc của những người giàu lòng tín ngưỡng, việc của bà già, ông cụ, còn thanh niên là những con người khoa học thực tế mà ai đi làm việc ấy.

Xem tiếp...