headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 12/10/2024 - Ngày 10 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

NGHIỆP DUYÊN

Đề tài chúng tôi nói hôm nay là NGHIỆP DUYÊN. Qua đó cho thấy người Việt Nam đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo đến tận xương tủy, chớ không phải hời hợt ngoài da.

Trước tiên, tôi giải nghĩa chữ “Nghiệp”. Như trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu:

                            Đã mang lấy nghiệp vào thân,
                        Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Xem tiếp...

KHÉO CHỌN CON ĐƯỜNG TỐT

Hôm nay tôi sẽ nói một đề tài rất gần gũi, là “Chúng ta nên gây dựng đào tạo cái lâu dài bền bỉ, không nên bảo vệ gìn giữ cái tạm bợ hư dối”.

Người đời chỉ lo gây dựng gìn giữ những thứ tạm bợ, mà cái chân thật của mình lại không lo. Như lo làm sao có tiền, có nhà cửa, xe cộ v.v... Cả ngày chỉ lo tiền của, sự nghiệp, các thứ phương tiện vật chất thỏa mãn cho nhu cầu hưởng thụ của bản thân.

Xem tiếp...

TÌM TĨNH LẶNG TRONG MÂU THUẪN CỦA CUỘC ĐỜI


Cuộc đời là những mâu thuẫn, ở đây tôi không nói những gì cao siêu mà nói về những kinh nghiệm sống của người Phật tử. Chúng ta sống như thế nào để cuộc đời được an lành tự tại, không bị đau khổ làm ray rứt. Đó là chủ yếu.

Người Phật tử tại gia cũng như hàng xuất gia luôn luôn có những buồn phiền. Gia đình không thống nhất ý chí với nhau, hoặc trong chùa không đồng tâm hiệp lực. Tập thể nào cũng có những chuyện như vậy hết. Lý do gì xảy ra những buồn phiền đó? Chúng ta thử kiểm tra lại bản thân từ thể xác cho đến tinh thần, đi xa hơn là quan niệm, tổ chức... làm sao thoát khỏi những mâu thuẫn.

Xem tiếp...

NGƯỜI TU PHẬT là tìm về nguồn gốc an lạc giải thoát

Đề tài chúng tôi nhắc nhở quý vị tu hôm nay là: “ Người tu Phật là tìm trở về nguồn gốc an lạc giải thoát”. Quý vị chú ý nghe lãnh hội đầy đủ thì mới tốt. Đức Phật sau khi thành đạo dưới cội bồ đề. Ngài tìm những người bạn đồng tu là năm anh em Kiều Trần Như để thuyết pháp.

Xem tiếp...

ĐẠO PHẬT CỨU KHỔ CHÚNG SANH BẰNG CÁCH NÀO ?

Người đời thường đặt nghi vấn: Đạo Phật từ bi cứu khổ, sao Tăng Ni chỉ lo tụng niệm và giảng kinh, ít làm việc xã hội từ thiện. Việc xã hội từ thiện thể hiện lòng từ bi cứu khổ rõ nhất, thế mà tại sao chư Tăng Ni ít làm? Vậy, đạo Phật cứu khổ chúng sanh bằng cách nào? Đây là một vấn đề cần phải giảng trạch rõ để chúng ta thực hành lời Phật dạy không sai lệch.

Đức Phật dạy hàng đệ tử phải làm việc lợi tha bằng cách bố thí. Bố thí gồm có tài thí, pháp thí và vô úy thí.

Xem tiếp...

CHƯỚNG DUYÊN HAY THẮNG DUYÊN

Đa số chư Tăng cũng như Phật tử khi tu hay than rằng: “Sao con gặp nhiều chướng duyên quá. Khi xưa, chưa biết tu thì ai cũng xử sự tốt, tử tế với mình. Bây giờ biết tu rồi, sao thấy ai cũng lạt lẽo với mình, không được đầm ấm như xưa”. Do đó, nên mới gọi là chướng duyên.

Xem tiếp...

Nghiệp Duyên

Ðề tài chúng tôi nói hôm nay là Nghiệp duyên, qua đó cho thấy người Việt Nam đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo đến tận xương tủy, chớ không phải hời hợt ngoài da.

Trước tiên, tôi giải nghĩa chữ "nghiệp". Như trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu:

Ðã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Xem tiếp...

Ý nghĩa xuất gia-Tam tuệ-Tam vô lậu học

 Hôm nay, thầy Minh Ðạt mời tôi nói chuyện để nhắc nhở tất cả Tăng Ni trên đường tu hành. Vì vậy buổi nói chuyện này, tôi đặt trọng tâm ở Tăng Ni. Tất cả quí vị chú ý lắng nghe để thâm nhập được những gì tôi muốn gởi gắm đến quí vị. Tăng Ni là những người đã xuất gia, vậy ý nghĩa "xuất gia" là gì, quí vị có nhớ không  ? Người xuất gia nếu không biết được ý nghĩa của xuất gia thì thật là một thiếu sót quá lớn. Khi xuất gia, chúng ta luôn luôn được dạy, xuất gia có ba nghĩa: 

Xem tiếp...

Hồi đầu thị ngạn

Chủ đề hôm nay tôi nói là Hồi đầu thị ngạn, tức "Quay đầu lại là bờ giác". Biển mê và bờ giác chỉ cách nhau có một cái quay đầu. Tại sao chúng ta tu lâu quá mà chưa giác? Ðó là điều tôi muốn nói với tất cả.

Thân chúng ta có đầy đủ sáu căn, nhưng lúc nào chúng cũng phóng ra ngoài. Mắt đuổi theo sắc, tai đuổi theo âm thanh, mũi đuổi theo mùi hương v.v. Sáu căn đuổi theo sáu trần là đi đường mê. Bây giờ muốn trở về bờ giác thì phải quay đầu lại. Tôi sẽ dẫn kinh để nói lên lẽ thật này.

Xem tiếp...

Nguồn gốc tu hành của Phật

 Thời thuyết pháp hôm nay tôi đặt nặng về sự tu hành nên hơi khô khan. Nhưng chúng ta chịu khó lắng nghe thì sẽ được nhiều lợi ích thiết thực. Căn cứ phẩm thứ nhất trong kinh Viên Giác, Bồ-tát Văn-thù hỏi Phật về nguồn gốc tu hành của Thế Tôn. Ðức Phật trả lời, vì vậy đề tài hôm nay là Nguồn gốc tu hành của Phật.

Xem tiếp...