headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 12/10/2024 - Ngày 10 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

NGHIỆP THỨC VÀ TÁNH GIÁC

Hôm nay chúng tôi sẽ giảng về đề tài “Nghiệp thức và Tánh giác”, để quí Phật tử nhận rõ trên đường tu hành, chúng ta có phương pháp cụ thể như thế nào.

Ngày xưa ở Trung Quốc có Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẩm nổi tiếng là nhanh nhẹn nhất. Một hôm có người đến hỏi Ngài:

- Bạch Hòa thượng, con chó có Phật tánh không?

Ngài trả lời:

- Không.

Xem tiếp...

TU HÀNH PHẢI TINH TẤN

Hôm nay là ngày đầu của mùa an cư, tôi có vài điều nhắc nhở Tăng Ni để quí vị tu hành được tăng tiến. Trước hết tôi nói về phần an cư, sau nhắc về phần tu hành phải tinh tấn.

Ngày xưa chư Tăng Ni thời đức Phật sau khi học hiểu nơi Ngài xong, mỗi vị đều đi nơi này nơi kia để khất thực giáo hóa chúng sanh, ít khi tụ họp lại một chỗ. Vì vậy có những vị mới thọ giới Tỳ-kheo hoặc còn Sa-di, chưa hiểu đạo lý nhiều, đi nơi này nơi nọ thường xảy ra những điều không hay. Do đó đức Phật lợi dụng ba tháng mùa mưa, kêu gọi tất cả Tăng Ni tụ họp lại từng nhóm ở mỗi bản xứ riêng, cùng nhau thúc liễm thân tâm tu hành.

Xem tiếp...

NGUỒN AN VUI LÂU DÀI

Hôm nay tôi sẽ nói những gì cần yếu cho Phật tử biết để tu hành. Bài giảng với đề tài là Nguồn an vui lâu dài. Rất đơn giản.

Tại sao tôi chọn đề tài này? Bởi vì tất cả chúng ta ai cũng muốn đời sống được an vui. Đời sống an vui mới có hạnh phúc, con người mới thảnh thơi nhàn hạ. Nhưng nếu chúng ta không biết thế nào là an vui lâu dài, thế nào là an vui tạm bợ thì chỉ hưởng được cái vui tạm bợ thôi, không bao giờ thấy được nguồn an vui lâu dài. Vì vậy tôi sẽ hướng dẫn quí Phật tử phương thức đi tìm sự an vui lâu dài.

Xem tiếp...

ĐƯỜNG LỐI TU THEO ĐẠO PHẬT

Khi nhắc nhở tu hành, chúng tôi nghĩ trước tiên phải nói cho quí Phật tử hiểu đường lối tu theo đạo Phật, sau đó mới ứng dụng tu thì việc tu mới có kết quả và không bị lầm lạc. Nên đề tài buổi giảng hôm nay là Đường lối tu theo đạo Phật.

Về căn bản, đầu tiên trong đạo Phật có chia ra ba môn học gọi là Tam tuệ học: Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ. Kế đến Tam vô lậu học là Giới, Định, Tuệ. Hai môn học này liên hệ tới sự tu hành của chúng ta như thế nào? Tôi sẽ giải thích cho quí Phật tử rõ.

Xem tiếp...

MÊ VÀ GIÁC

Buổi giảng này tôi sẽ nói cho quí Phật tử biết rõ những điều cần thiết để quí vị ứng dụng tu cho xứng đáng với danh nghĩa người Phật tử. Đề tài hôm nay là Mê và giác.

Đạo Phật là đạo giác ngộ. Tiếng Phạn Buddha, Trung Hoa dịch âm là Phật đà, dịch nghĩa là “người giác ngộ”. Cho nên đạo Phật là con đường đưa chúng ta tới giác ngộ, lấy giác ngộ làm nền tảng, không giống những tôn giáo khác lấy lòng tin làm căn bản. Vì vậy đệ tử tu theo Phật được gọi là Phật tử, chớ không gọi “Tín đồ đạo Phật”. Tại sao? Vì tín đồ là đồ đệ lấy lòng tin đối với đạo làm chỗ tuyệt đối.

Xem tiếp...

ÔNG THIỆN ÔNG ÁC

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu sơ lược với quí vị một vài lối nhìn của Phật giáo Việt Nam qua kinh điển Phật dạy. Nếu nhận định chín chắn chúng ta sẽ thấy Phật giáo Việt Nam có những ưu điểm đáng cho mình học tập và ứng dụng theo.

Những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, từ ngoài cổng đi vào chúng ta nhìn bên phải thấy tượng một vị rất hiền hòa, dân gian gọi đó là ông thiện, bên trái tượng một vị rất dữ dằn, dân gian gọi đó là ông ác. Nhiều người thắc mắc chùa là nơi hướng dẫn Phật tử trở về con đường lành, thờ ông thiện đủ rồi, tại sao lại thờ ông ác?

Xem tiếp...

ĐẠO PHẬT THỰC TẾ KHÔNG HUYỀN HOẶC

Phật giáo tồn tại trong lòng nhân loại đến nay đã trên 2000 năm. Do đâu được như thế? Chính là nhờ Phật giáo nói đúng lẽ thật, đưa con người trở về với sự thật muôn đời, vì vậy có thể nói Phật giáo rất thực tế, không phải huyền hoặc. Đó là đề tài chúng tôi muốn nói với quí vị hôm nay.


Xem tiếp...

PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG VIỆT NAM

Hôm nay đủ duyên tôi về chùa Vạn Đức thăm viếng và nói pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe. Thời pháp này nội dung chuyên đề về Thiền tông, nhằm giúp quí vị biết rõ đường lối tu thiền của Tổ tiên mình từ trước.

Nói đến Phật giáo Việt Nam chúng ta không thể nào bỏ qua đường lối tu thiền của chư Tổ từ xưa. Nếu xét kỹ đường lối đó thì thấy rõ ràng Phật giáo Việt Nam là một Phật giáo Thiền tông. Thế kỷ thứ VI tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Ấn Độ sang Trung Hoa học đạo với tổ Tăng Xán. Sau khi ngộ đạo, được tổ Tăng Xán dạy đi về phương Nam truyền bá thiền tông, do đó Ngài sang Việt Nam ở tại chùa Dâu.

Xem tiếp...

HỒI QUANG PHẢN CHIẾU PHẢN QUAN TỰ KỶ

Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu.  Trong nhà thiền có hai câu được xem như châm ngôn của hành giả tu thiền, đó là “Hồi quang phản chiếu” và “Phản quan tự kỷ”. Hai câu này là một hay khác ?

Xem tiếp...

TINH THẦN TỰ DO TRONG ĐẠO PHẬT

Hôm nay chúng tôi đủ duyên qua đây, trước hết là thăm chư Tăng Ni cùng toàn thể quí Phật tử. Sau đó theo lời yêu cầu của quí vị, tôi có một thời pháp ngắn đề tài là Tinh thần tự do của đạo Phật.

Khi nói tới tinh thần tự do của đạo Phật là nói tới mục đích cứu kính giải thoát. Tự do là nhân, giải thoát là quả. Từ nhân tự do đưa đến quả giải thoát. Bởi vậy người tu theo Phật phải thấm nhuần ý nghĩa tự do này.

Xem tiếp...