headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 23/04/2024 - Ngày 15 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

TÂM VÀ TÁNH

Có vị học tăng đến chỗ Quốc sư Huệ Trung - Nam Dương tham học, hỏi :
- Thiền là tên khác của tâm, mà tâm là chơn như Phật tánh, ở Phật không thêm, ở phàm không bớt. Các Tổ sư Thiền tông đem tâm này đổi thành tánh, xin hỏi thiền sư, tâm và tánh khác nhau thế nào ?
Huệ Trung không chút che giấu, nói :
- Khi mê thì có khác, khi ngộ thì không khác.

Học tăng lại tiến một bước hỏi :
- Trong kinh nói : “Phật tánh là thường, tâm là vô thường”. Vì sao thầy nói không khác ?
Quốc sư Huệ Trung kiên nhẫn đưa ra một thí dụ :
- Ông chỉ y ngữ mà không y nghĩa, ví như khi lạnh nước đóng thành băng, khi nóng băng tan thành nước, khi ngộ tâm biến thành tánh, tâm và tánh vốn đồng, theo sự mê ngộ mà có chỗ khác biệt.
Học tăng liền khế hợp tâm mình.

Lời bình :

Trong Phật giáo, tâm có rất nhiều tên khác như : bản lai diện mục, Như Lai tàng, pháp thân, thật tướng, tự tánh, chơn như, bản thể, chơn tâm, Bát-nhã, thiền v.v … tất cả đều là những phương pháp cho chúng ta nhận biết chính mình. Mê ngộ tuy có khác mà bản tánh thì không khác. Như vàng có thể làm bông tai, nhẫn, vòng tay … cho nên món trang sức tuy khác, mà chỉ là vàng thôi. Hiểu được lẽ này, tâm và tánh, tuy tên không giống nhau nhưng cũng chỉ là bản thể của chúng ta vậy.
 

[ Quay lại ]