headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 28/01/2025 - Ngày 29 Tháng 12 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
Phatthanhdao  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Leo núi

Thiền sư Động Sơn hỏi Vân Cư :
- Ông không ở trong thiền đường dụng công, vậy ông đi đâu ?
Vân Cư đáp :
- Con đi leo núi.
- Leo núi nào ?
- Không có núi nào đáng để con leo.

- Ý ông nói, chỗ nào có núi ông đều leo hết phải không ?
- Cũng không phải như thế.
- Vậy thì ông đã tìm con đường ra !
- Không có con đường ra.
- Nếu không có con đường ra, làm sao ông gặp được ta ?
- Nếu con có con đường ra thì con ở cách núi với thầy rồi!
Giây lát sau, Động Sơn lại hỏi Vân Cư một lần nữa.
- Ông đi đâu ?
- Con đi leo núi.
- Có leo đến đỉnh không ?
- Có !
- Trên đỉnh có người không ?
- Không !
- Như vậy ông chưa leo tới đỉnh núi !
- Nếu con chưa lên tới đỉnh, làm sao biết trên đỉnh không có người ?
- Sao ông không tạm ở đó ?
- Chẳng phải con không muốn ở đó, nhưng mà ở đó có người không cho con ở !
Động Sơn cười to ha hả nói :
- Ta rất hoài nghi ông đã đến núi kia rồi.

Lời bình :

Trên núi rốt cuộc có người hay không có người ? Thiền sư Vân Cư trả lời thật là mâu thuẫn. Khi thì nói trên núi không có người ở, khi thì nói trên núi người ta không cho ở. Thực ra, hoàn toàn không có gì mâu thuẫn cả. Trên núi ngũ uẩn có chơn ngã không ? Trên núi ngũ uẩn có cho chơn ngã ở đó mãi không ? Theo cái nhìn của người thế tục, có và không là hai phương diện khác nhau, nhưng đối với con mắt của thiền giả, có và không hoàn toàn không đối nhau, trong có và không chỉ là một vật hai mặt, cũng không có sự ngăn cách, ngay có không mà nhận biết trung đạo, đó mới là trí tuệ của thiền giả.
 

[ Quay lại ]