headertvtc new


   Hôm nay Thứ tư, 04/12/2024 - Ngày 4 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH PHÁP HOA - PHẨM TỰA (tt-3)

CHÁNH VĂN:

24- Bấy giờ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh từ trong chánh định mà dậy, vì Diệu Quang Bồ tát nói kinh Đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm, trải qua sáu mươi tiểu kiếp chẳng rời chỗ ngồi.

25- Lúc ấy trong hội, người nghe pháp cũng ngồi một chỗ đến sáu mươi tiểu kiếp, thân tâm đều không lay động, nghe đức Phật nói pháp cho là như trong khoảng bữa ăn. Bấy giờ trong chúng không có một người nào hoặc là thân hoặc là tâm mà sanh lười mỏi.

Xem tiếp...

KINH PHÁP HOA - PHẨM TỰA (tt-2)

CHÁNH VĂN:

19- Lúc bấy giờ, Ngài Văn Thù Sư Lợi nói với Ngài Di Lặc Đại Bồ tát cùng các vị Đại sĩ: "Các Thiện nam tử! Như chỗ ta xét nghĩ thời nay đức Phật Thế Tôn muốn nói pháp lớn, mưa pháp vũ lớn, thổi pháp loa lớn, đánh pháp cổõ lớn và diễn pháp nghĩa lớn.

Các Thiện nam tử! Ta từng ở nơi các đức Phật đời quá khứ, thấy được điềm lành này, Phật kia phóng hào quang đó rồi liền nói pháp lớn. Cho nên biết chắc rằng hôm nay đức Phật hiện hào quang cũng lại như vậy. Phật vì muốn cho chúng sanh đều đặng nghe biết pháp mầu mà tất cả trong đời khó tin theo, nên hiện điềm lành này.

Xem tiếp...

KINH PHÁP HOA - PHẨM TỰA (tt)

CHÁNH VĂN:

4. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn, hàng Tứ chúng vây quanh cúng dường, cung kính ngợi khen tôn trọng, vì các vị Bồ tát mà nói Kinh Đại thừa tên là "Vô Lượng Nghĩa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm".

Nói Kinh này xong, đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chánh định "Vô Lượng Nghĩa Xứ", thân và tâm của Phật đều không lay động.

Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha mạn thù sa để rải trên đức Phật cùng hàng đại chúng, khắp cõi Phật sáu điệu vang động.

Xem tiếp...

KINH PHÁP HOA - PHẨM TỰA

CHÁNH VĂN:

1. Tôi nghe như thế này: Một thuở nọ đức Phật ở trong núi Kỳ Xà Quật, nơi thành Vương Xá, cùng chúng đại Tỳ kheo một muôn hai nghìn người câu hội. Các vị đó đều là bậc A-la-hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, việc lợi mình đã xong, dứt sự ràng rịt trong các cõi, tâm được tự tại. Tên của các vị đó là: A Nhã Kiều Trần Như, Ma Ha Ca Diếp, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Dà Gia Ca Diếp, Nan Đề Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Chiên Diên, A Nậu Lâu Đà, Kiếp Tân Na, Kiều Phạm Ba Đề, Ly Bà Đa, Tất Lăng Già Bà Ta, Bạc Câu La, Ma Ha Câu Si La, Nan Đà, Tôn Đà La Nan Đà, Phú Lầu Na Di Đa La Ni Tử, Tu Bồ Đề, A Nan, La Hầu La v.v… Đó là những vị đại A la hán, hàng tri thức của chúng.

Xem tiếp...

KINH PHÁP HOA - GIẢI QUA PHẦN ĐỀ KINH

Kinh này gọi là Diệu Pháp Liên Hoa. Vậy Diệu Pháp là gì ?

- Diệu: Là mầu nhiệm. Sao gọi là mầu nhiệm ? - Bởi vì, chỗ này nói không thể hết, nghĩ không thể đến, gọi là dứt đường ngôn ngữ, bặt dấu tâm hành. Bất khả thuyết, bất khả tư nghi, tạm gọi là Diệu. Nếu nói được, nghĩ được thì đâu còn Diệu nữa.

Như Ngài Đạt Quán Dĩnh nói về sự lý với ngàu Cốc Ẩn, Sư nói:

- Như Thạch Đầu nói: “ Chấp sự nguyên là mê, khế lý cũng chẳng phải ngộ”.

Xem tiếp...

KINH PHÁP HOA - GIẢNG LỤC

Thích Thông Phương - giảng lục

Lời Đầu
-------------------

Bộ Kinh Pháp Hoa này lần đầu tiên chúng tôi được nghe  Hòa Thượng Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm giảng, thật là một đều bất ngờ. Lời Phật lời Thầy đã mở ra cho chúng tôi một chân trời mới mẻ chưa từng có. Niềm tin  về thiền cũng như lòng tự tin nơi mình có đủ khả năng giác ngộ được phát khởi từ đó.

Rồi trải qua thời gian dài, nhiều năm gần gũi Hòa thượng để tu học, thực hành công phu, càng giúp chúng tôi cảm sâu lời dạy của đấng Giác Ngộ Vô Thượng. Quả là một chân lý tuyệt diệu không thể nói hết bằng lời.

Xem tiếp...