headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 22/12/2024 - Ngày 22 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

8- NHỮNG ĐẠI ĐỆ TỬ

Không chân, tưởng chân thật…

Giáo lý này được đức Phật thuyết khi Ngài ngụ tại tinh xá Trúc Lâm, và liên quan đến việc những đại đệ tử Phật tường trình rằng ngoại đạo Sađjaya chối từ không đến quy y Phật. Đầu đuôi câu chuyện như sau:

Xem tiếp...

7- ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA... ĐẮP Y KHÔNG TƯƠNG XỨNG

Tâm chưa rời uế trược…
Lời dạy này được thuyết khi Phật ngụ tại Kỳ Viên, dành cho buổi lễ thọ y vàng của Đề-bà-đạt-đa tại Vương Xá.

Vào dịp hai Đại đệ tử Phật, mỗi người dẫn đầu năm trăm Tỳ-kheo, từ biệt Phật đi từ Kỳ Viên đến Vương Xá, dân Vương Xá –nhóm từ hai, ba người hoặc đông hơn – cúng dường theo nghi thức dâng cúng cho khách tăng.

Xem tiếp...

6- KALA ANH VÀ KALA EM

Ai sống nhìn tịnh tướng…

Câu Pháp Cú này được đức Phật nói khi ngụ gần thành phố Setavya, dành cho Kāḷa em và Kaḷa anh, tức Tiểu Hắc (Culla Kāḷa) và Đại Hắc (Mahā Kāḷa).

Tiểu Hắc, Trung Hắc (Majjihima Kāḷa) và Đại Hắc là ba gia chủ anh em sống ở Setavya. Tiểu Hắc và Đại Hắc, tức người em út và người anh cả, thường đi qua xứ khác với một đoàn năm trăm xe bò chở đầy đồ gia dụng để bán, còn Trung Hắc thì ở nhà bán hàng hóa do họ mang về.

Xem tiếp...

5- NHỮNG VỊ TỲ KHEO HAY CÃI CỌ… Ở XỨ CÂU THÂM (KOSAMBI)

Và người khác không biết …
Đức Phật thuyết bài pháp này cho các Tỳ-kheo ở Kosambi khi Ngài ngụ tại Kỳ Viên.

5A. CÁC TỲ KHEO CÃI NHAU
Tại Kosambi, trong tinh xá Ghosita có hai Tỳ-kheo trú ngụ, một vị là luật sư, vị kia là pháp sư, mỗi vị dẫn đầu năm trăm tăng. Một hôm, vị pháp sư sau khi tắm xong đã chừa lại một ít nước trong bồn tắm và đi ra. Kế đó, vị luật sư đi vào thấy nước dư, lúc trở ra ngoài ông hỏi bạn:
- Này huynh, có phải huynh đã chừa nước lại không?

Xem tiếp...

4- KHÔNG LẤY OÁN TRẢ OÁN

Với hận diệt hận thù…

Phật dạy Pháp Cú này cho một người hiếm muộn, lúc Ngài ngụ tại tinh xá Kỳ Viên.

Một người kia, sau khi cha chết, một mình lo liệu gánh vác tất cả việc nhà cửa ruộng vườn, lại còn chăm sóc bà mẹ.

Mẹ bảo anh:
- Con ạ, mẹ sẽ kiếm cho con một cô vợ trẻ.

Xem tiếp...

3 - CHÀNG MẬP TISSA

Nó mắng tôi, đánh tôi…

Lời giáo huấn này đức Đạo sư dạy Trưởng lão Tissa lúc Ngài trú tại tinh xá Kỳ Viên.

Hình như Đại đức Tissa là con trai người cô của Phật. Xuất gia khi đã lớn tuổi, lại thêm dáng người mập mạp, Tissa ưa thích lợi dưỡng và sự tôn kính dành riêng cho Phật. Y áo của Đại đức lúc nào cũng giặt ủi láng bóng, và ông luôn luôn ngồi giữa giảng đường tinh xá.

Xem tiếp...

2- KHÓC ĐÒI NHỮNG CHUYỆN TRÊN TRỜI

Pháp Cú thứ hai cũng bắt đầu bằng câu:

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng không rời hình.

Do Phật dạy tại thành Xá-vệ, từ câu chuyện Maṭṭhakuṇdḍali.

Tôi nghe như vầy: Tại Xá-vệ có một Bà-la-môn tên là Adinnapubbaka, có nghĩa là “không cho”, vì ông ta không hề cho ai vật gì.

Xem tiếp...

1- NẾU CON MẮT NGƯƠI LÀM HẠI NGƯƠI... HÃY MÓC BỎ NÓ ĐI

                    Ý dẫn đầu các pháp,
                    Ý làm chủ, ý tạo.
                    Nếu với ý ô nhiễm,
                    Nói lên hay hành động,
                    Khổ não bước theo sau
                    Như xe, chân vật kéo.

Phật dạy Pháp Cú này tại đâu?
- Tại Xá-vệ.
- Cho ai?
- Cho Trưởng lão Cakkhupāla.

Xem tiếp...

LỜI NÓI ĐẦU

Tập “Tích Truyện Pháp Cú” này được dịch theo bản Anh ngữ Buddhist Legends của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli. Tương truyền Pháp Cú Sớ Giải là công trình của ngài Buddhaghosa (Phật Âm), sống khoảng thế kỷ thứ V Tây lịch.

Xem tiếp...

7- VÌ BẠO ÁC NỔI MỤN NHỌT

Không bao lâu thân này. . .

Đức Phật dạy câu trên lúc ở Xá-vệ liên quan đến Trưởng lão Pūtigatta Tissa.

Một chàng trai sống ở Xá-vệ, nghe Phật thuyết pháp liền hướng tâm về đạo, xin được xuất gia vào Tăng đoàn, khi thành Tỳ-kheo được gọi là Trưởng lão Tissa.

Xem tiếp...