headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

9- VỪA LÀ MẸ VỪA LÀ CHA

Điều mẹ cha, bà con. . .

Thế Tôn dạy câu trên khi Ngài ngụ tại Kỳ Viên trong thành Xá-vệ, cho vị chưởng khố, tức Trưởng lão Soreyya. Chuyện bắt đầu tại thành Soreyya và kết thúc ở Xá-vệ.

Xem tiếp...

8- NANDA CHĂN BÒ

Kẻ thù hại kẻ thù. . .

Đức Phật lúc ngụ tại Kosala đã dạy cho Nanda người chăn bò giáo lý này.  Trưởng giả Cấp-cô-độc ở Xá-vệ có người chăn bò tên Nanda. Ông giàu có, tài sản dư dả, nhiều thú vui. Người ta nói, giống như nhà ẩn sĩ bện tóc Kenṇiga xuất gia làm đạo sĩ.

Xem tiếp...

2- NGƯỜI ĐỌC ĐƯỢC TÂM

Khó nắm giữ, khinh động…

Đức Phật dạy câu này khi ở Xá-vệ, liên quan đến một Tỳ-kheo.

Trong xứ của vua Ba-tư-nặc, dưới chân một ngọn núi, có một làng an cư lạc nghiệp tên Mātika. Sau khi nhận đề tài thiền quán từ Phật, một hôm sáu mươi Tỳ-kheo đến làng khất thực.

Xem tiếp...

1- TRƯỞNG LÃO MEGHIYA

Tâm hoảng hốt, giao động . . .

Thế Tôn dạy giáo lý này khi ngụ trên núi Cālikā liên quan đến Tôn giả Meghiya.
Trưởng lão Meghiya bị tam độc tham sân si quấy nhiễu không thể hành thiền tinh tấn trong khu rừng xoài, nên trở về chỗ Thế Tôn.
Thế Tôn dạy ông :

Xem tiếp...

9- TISSA Ở PHỐ CHỢ

Vui thích không phóng dật...

Giáo lý này Thế Tôn dạy khi ngụ tại Kỳ Viên liên quan đến Trưởng lão Tissa ở phố chợ, tức Nigamavāsī Tissa.

Một chàng trai có địa vị sinh sống tại phố thị không xa Xá-vệ, một hôm xuất gia thành Tỳ-kheo trong giáo đoàn của Phật. Nhờ làm tròn bổn phận ông thường được gọi là Tissa ở phố chợ. Ông nổi tiếng sống thanh đạm, tri túc, trong sạch và kiên quyết.

Xem tiếp...

8- MỘT TỲ KHEO CHỨNG A LA HÁN

Vui thích không phóng dật...

Giáo lý này Thế Tôn nói trong khi ngụ ở Kỳ Viên liên quan đến một Tỳ-kheo.

Một Tỳ-kheo nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn xong lui vào rừng. Dù cố gắng hết sức mình ông vẫn không chứng được quả A-la-hán. Ông rời nơi an cư trở về chỗ Thế Tôn định xin đổi đề tài thiền quán khác.

Xem tiếp...

7- MAGHA TRỞ THÀNH TRỜI ĐẾ THÍCH

Đế Thích không phóng dật...

Thế Tôn dạy Pháp Cú này trong tinh xá mùa hè gần Tỳ-xá-ly liên quan đến vua trời Đế Thích.

CÂU HỎI CỦA MAHĀLI

Một ông hoàng dòng Lệ-xá tên Mahāli Tỳ-xá-ly, nghe Thế Tôn đọc bài kinh tựa đề là “Câu hỏi của Đế Thích”, trong đó Ngài nói những sự tốt đẹp huy hoàng của Đế Thích (Sakka), ông đem lòng thắc mắc không hiểu Ngài có trông thấy hay quen biết với Đế Thích không. Và ông ta đến gần Thế Tôn, ngồi xuống một bên thưa hỏi.

Xem tiếp...

6- HAI HUYNH ĐỆ

Tinh cần giữa phóng dật...

Phật nói Pháp Cú này khi ngụ tại Kỳ Viên, liên quan đến hai huynh đệ.

Có hai Tỳ-kheo nhận đề mục thiền quán từ Phật xong, lui vào rừng ẩn cư. Sáng sớm người thứ nhất lo mang củi, nhúm lò than và suốt canh một ngồi tán gẫu với các cận sự và Sa-di. Người kia thì tinh cần chánh niệm lo tọa thiền, khuyên bạn chớ nên buông lung vì tứ khổ luôn chực sẵn ở đó chờ người buông lung như ngôi nhà của mình vậy, và không thể được ân huệ của chư Phật với lòng tráo trở.

Xem tiếp...

5- ĐẠI CA DIẾP

Người dẹp phóng dật...

Thế Tôn nói Pháp Cú này khi ngụ tại Kỳ Viên, liên quan đến Trưởng lão Đại Ca-diếp.

Khi Trưởng lão còn ở trong hang Pipphali, một hôm vào thành Vương Xá khất thực xong, trở về độ ngọ, rồi Ngài ngồi xuống khai mở Tuệ giác, dùng Thiên nhãn xem xét chúng sanh, kẻ buông lung, người chánh niệm, chúng sanh trong nước trên đất, trên núi và khắp mọi nơi, kẻ ra đời, người quá vãng.

Xem tiếp...

4- NGÀY LỄ CỦA KẺ NGU

Chúng ngu si thiếu trí...

Phật nói câu Pháp Cú này lúc ở Kỳ Viên liên quan đến ngày lễ của kẻ ngu, Bālanakkhatta.

Một thuở nọ, tại Xá-vệ có một ngày lễ của những tên ngu kéo dài trong bảy ngày. Chúng trét tro phân đầy mình và tha hồ nói đủ kiểu thô tục. Nếu chúng gặp thân quyến bè bạn hay người tu nào, chúng sẽ chẳng nể nang gì, có thể đứng tại cửa lăng mạ với những lời lẽ thô tục. Ai không chịu nổi thì phải trả cho chúng một đồng, một nửa hay một phần tư tùy theo túi tiền. Có tiền rồi, chúng mới chịu đi tới chỗ khác.

Xem tiếp...