6- TỲ KHEO VÀ THẦN CÂY
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng mười hai 2001 18:30
- Viết bởi nguyen
Biết thân như đồ gốm . . .
Thế Tôn đã dạy như thế khi ngụ tại Xá-vệ, liên quan đến các Tỳ-kheo khai mở Minh-sát-tuệ.
Tại Xá-vệ có năm trăm Tỳ-kheo nhận từ Phật đề mục thiền quán hướng đến quả vị A-la-hán. Với ý định hết lòng hành thiền, họ đi xa một trăm dặm đến một làng rộng lớn.
5- TRƯỞNG LÃO TÂM SAI SỬ
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng mười hai 2001 18:29
- Viết bởi nguyen
Ai tâm không an trú. . .
Lúc ngụ tại Xá-vệ, Phật đã dạy Trưởng lão Cittahattha, người bị tâm sai sử câu kệ trên.
Một chàng trai thuộc gia đình khả kính sống ở Xá-vệ vào rừng kiếm con bò bị lạc. Giữa trưa anh tìm thấy và đưa nó về bầy. Nhưng đói khát quá, anh vào tinh xá gặp các Tỳ-kheo cúi chào và đứng cung kính một bên. Thấy anh quá kiệt sức, các Tỳ-kheo chỉ thức ăn thừa trong bình, bảo anh lấy ăn (khi Phật còn hiện đời, luôn luôn có cháo được cúng dường dồi dào cùng với nhiều thứ nước sốt và cà-ri). Chàng trai ăn uống no nê xong rửa tay, chào các Tỳ-kheo và hỏi:
4- TĂNG HỘ CHÁU
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng mười hai 2001 18:27
- Viết bởi nguyen
Chạy xa sống một mình. . .
Thế Tôn dạy lời này khi ở Xá-vệ liên quan đến ngài Tăng Hộ (Sađgharakkhita).
Thành Xá-vệ có một chàng trai thuộc gia đình khả kính, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, đã từ bỏ thế gian, được nhận vào Tăng đoàn, làm tròn bổn phận,và chỉ trong mấy ngày đắc quả A-la-hán. Đó là Trưởng lão Tăng Hộ.
3- MỘT TỲ KHEO BẤT MÃN
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng mười hai 2001 18:27
- Viết bởi nguyen
Tâm khó thấy, tế nhị...
Phật dạy câu này khi ngụ tại Kỳ Viên vì một Tỳ-kheo bất mãn.
Tại Xá-vệ, con của một chưởng khố đến vị Trưởng lão thường khất thực tại nhà mình, xin dạy bảo con đường giải thoát phiền não. Trưởng lão khuyên anh ta hãy bố thí những thứ như thức ăn chia theo phiếu, thức ăn ngày rằm và ba mươi, phòng xá trong mùa mưa để an cư, y bát và những nhu cầu khác. Ngài còn dạy thêm nên chia tài sản ra làm ba, một phần để làm ăn sinh sống, một phần dành cấp dưỡng vợ con và phần thứ ba cúng dường Tam Bảo.