Lý luận là gợi ý, trí tuệ cần thân chứng
- Chi tiết
- Được đăng ngày Thứ bảy, 17 Tháng mười một 2012 09:01
Nguyễn Phước Tâm (theo Fjdh)
Về Bát-nhã, tất cả những gì chúng ta giảng giải đều là lý luận. Lý luận là gợi ý, còn muốn khai mở trí tuệ thật sự thì phải thân chứng. Lý luận rất khó đạt tới mục đích của thân chứng, giống như “lấy ngón tay chỉ trăng sáng”. Mẹ dùng tay chỉ trăng sáng cho con: “Này con yêu, đây là mặt trăng”. Nếu như bạn muốn nhìn thấy mặt trăng sáng từ trong ngón tay của mẹ thì điều đó không thể nào. Bạn phải cần phải xem rõ từ hướng của ngón tay ấy. Thành Phật cần phải viên mãn rất nhiều công đức. Giới, định, tuệ đều là dược pháp. tất cả công đức thành Phật đều sinh ra từ trong thiền định.
Khi học thiền, đắc sơ thiền. Mười phương Phật thành tựu từ thiền định
Sức mạnh thiền định như thế nào? Kinh A-hàm là bộ kinh vô cùng quí giá, vô cùng quan trọng, đã ghi chép lại đời sống ở nhân gian của chư Phật một cách chân thực. Trong kinh A- hàm có câu chuyện: Một chú khỉ nhìn thấy đệ tử Phật đang tu thiền định, nó cũng bắt chước ngồi xếp bằng tịnh tọa. sau đó Phật nói với mọi người, con khỉ này cũng đã đắc sơ thiền. Chúng cười. Đây chính là sức mạnh của thiền định. Thành Phật đều thành từ trong thiền định. Chúng ta từ mọi nơi xa xôi đi cầu pháp thì phải chịu vất vả một chút. Tuy nhiên trong việc dụng công, siêng năng thiền định thật không thể chạy ngược chạy xuôi và nghĩ rằng: “Không sao cả, tôi đang tu trên xe lửa, tu trên ghế nằm, xe hơi, đường trường, tôi vừa đi vừa tu, đến một lúc nào đó thì tôi thành Như Lai”. Các trường hợp tu trong lăng xăng, chưa từng thấy ai chứng ngộ. Mười phương chư Phật đều thành tựu trong thiền định.
Thêm một chúng sinh thành Phật, Phật thêm một niềm vui
Phật mong muốn mỗi chúng sinh chúng ta đều thành Phật. Thêm một chúng sinh thành Phật thì Phật thêm một niềm vui. Nhưng giả như chúng sinh phàm phu tự mình nói: “Ta đã thành Phật” thì chẳng qua chỉ là tự nói với mình đã thành một ông Phật phàm phu. Yêu cầu của Phật đối với người xuất gia là liễu thoát sinh tử, chứng quả A-la-hán. Tuy nhiên có nhiều người xuất gia, ngay đối với mục đích xuất gia của mình là gì, cũng không rõ ràng. Chúng ta giảng Đại thừa, tâm nguyện Phật độ chúng sinh là đem hết thảy chúng sinh độ đến thành Phật.
Tu thiền định bị hôn trầm cũng tốt hơn nhiều so với việc tán dốc, tọc mạch
Một số học sinh, sinh viên ngày nay rất thích tu thiền định. Đấy là dấu hiện rất đáng mừng. Các bạn đến tự viện tu thiền định thêm một người thì tốt một người, thêm một người thì ta vui mừng một người. Cho dù bạn đang ngồi bất động, cũng không biết bạn đang tu cái gì, giống như một tượng gỗ, tôi cũng cảm thấy vui mừng. Rất giống một nhà tu hành. Vẫn tốt hơn nhiều so với việc ngồi tán dóc, tranh cải om sòm. Dù cho bạn ngồi và cái đầu đang gục xuống, hôn trầm, tôi cũng có thể nở nụ cười với bạn, nụ cười thật tươi. Cười là vi tôi đang cảm thấy vui, dù sao cũng tốt hơn nhiều so với việc bạn ngồi đánh bài, chè chén, la cà, say sưa. Vẫn tốt hơn nhiều so với việc bạn đang lái xe trong trạng thái mê man thiêm thiếp.
Thuốc Bát-nhã A-già-đà. Được pháp dược này có thể trị bách bệnh.
“Bát-nhã A-già-đà đắc pháp dược dĩ sinh”. Ấn độ lúc bấy giờ có một loại thuốc, gọi là thuốc A-già-đà, cũng gọi là A-lan, bất cứ bệnh gì cũng có thể trị khỏi. Trí tuệ Bát-nhã giống như pháp dược này. Bệnh gì cũng có thể chữa trị. ”Đắc pháp dược dĩ sinh”, nhận được pháp dược này mới có thể có nhiều công đức. Cho nên mọi người cần phải thích trí tuệ đại Bát-nhã, cần phải thích thú tu thiền định, cần phải ưa thích thành Phật.
Nguồn Báo NSGN 200